Gia phong là thói nhà, tập quán và giáo dục trong gia tộc, nề nếp riêng của một gia đình. Cốt lõi của gia phong luôn hướng tới tinh thần chuộng gốc nguồn, khuyến khích lòng hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, thờ kính tổ tiên, coi trọng gia đình, thủy chung tình nghĩa, anh em hiếu thuận trong ứng xử, việc học tập lấy tâm, trí, năng làm gốc…

Cần kiệm là gốc rễ để trị gia; hòa thuận là gốc rễ để tề gia; thận trọng là gốc để giữ gìn gia đình; thi thư là gốc rễ lập nghiệp; trung hiếu là gốc rễ truyền lại cho gia đình. Mọi gia đình tốt đều có gia phong tốt, gia phong tốt không phải nói là được. Tất cả mọi thứ đều từ làm mà ra. Những gia đình có phúc khí đều có thể làm được ba việc sau: 

Gia phong hảo thiện- tai họa rời xa

gia phong
Chỉ có tích đức hành thiện mới thay đổi được số phận mỗi người (ảnh: Epochtimes.romania.com).

Kinh dịch nói: Nhà tích chứa điều thiện ắt sẽ có niềm vui, nhà tích chứa điều ác ắt sẽ có tai ương (“Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh, tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương“). Một gia đình có phúc hay không, chỉ cần nhìn gia đình họ hành thiện hay hành ác. Gia đình hành thiện tất có phúc khí

Cho thấy phúc vận của đời người đến như thế nào? Phúc vận có được là nhờ xây đắp mà nên, chỉ có tích đức hành thiện mới có thể thay đổi số phận. Nếu muốn xây đắp tương lai tốt đẹp cho bản thân và người nhà, thì hãy làm một người có thiện tâm biết nghĩ cho người khác.

Trong Liễu Phàm tư huấn viết: Một gia đình tích thiện, tạm thời mặc dù không thấy được phúc báo, nhưng tai họa đã rời xa. Một gia đình tích ác, tạm thời mặc dù không thấy việc họa, nhưng phúc đã rời xa (“nhân vi thiện, phúc tuy vị chí, họa dĩ viễn li; nhân vi ác, họa tuy vị chí, phúc dĩ viễn li”).

Đây cũng là quy luật nhân quả tại thế gian. Cổ nhân giảng: Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Người chăm lo việc gia đình đều nên lấy thiện làm gốc. Thiện có thể sinh phúc, ác sẽ gây tổn hại tới phúc khí. Một gia đình cần giữ được gia phong Hảo Thiện, thì mỗi thành viên có thể nhận được thọ ích cả đời

Gia phong cần kiệm- liêm khiết một đời

gia phong
Một gia đình cần cù, tiết kiệm nghèo khó sẽ rời xa (ảnh: way.com.vn).

Cần cù tiết kiệm là mỹ đức truyền thống cần có. Đó cũng là một trong hai nhân tố cần thiết để gia đình có phúc khí. Từng có câu thuyết rằng: Tiền bạc vốn vô loài, xuất từ gia đình cần kiệm (“hoàng kim bổn vô chủng, xuất tự cần kiệm gia”). Càng có câu rằng: Một gia đình cần cù, chịu khó, đói khát sẽ không thể vượt cửa mà vào (“cần lao đích gia đình, cơ ngạ quá kì môn nhi bất nhập”).

Trong một gia đình có sự cần cù và tiết kiệm, nghèo khó chỉ là tạm thời, mai sau sẽ có phúc lớn. Một gia đình kiêu căng, xa hoa và dâm loạn, của cải chỉ là nhất thời. Sau này tất sẽ mai một. Trong 7 phương pháp nhìn người của Gia Cát Lượng lại có câu rằng “Dùng lợi lộc công danh để xem liêm chính của đối phương”. Muốn biết một người có liêm khiết hay không, thì phải xem họ hành xử như thế nào khi đứng trước lợi ích, tài vật.

Gia đình hòa thuận- phúc khí đủ đầy

phúc khí
Gia đình có phúc khí, mọi sự thuận hòa (ảnh: quayvetruyenthong.org).

Gia hòa vạn sự hưng- đó là câu nói để chỉ: Một gia đình có phúc khí, đều đến từ sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhà. Cha hiền lành mới có con hiếu thuận. Cha mẹ hòa thuận con cái được lợi ích. Người già từ bi thiện lương, thì con cháu trong gia đình đều được lợi. Mọi thứ đều ẩn chứa quy luật nhân quả

Trong Phật giáo có giảng: hiếu thuận là ruộng phúc lớn nhất tại thế gian, có thể thu được vô lượng phúc đức. “Bách thiện hiếu vi tiên” trăm điều thiện chữ Hiếu đứng đầu. Cha thiện con hiếu thuận, là vì con cái hiếu thuận, mới đắc được phúc báo. Con cái hiểu được đạo làm con cần hiếu kính cha mẹ; nên con cái mới học được cách hiếu thuận kính trọng bạn. Nó tuần hoàn qua lại như vậy, cả gia đình càng ngày càng hòa thuận, mọi người đều có thể hưởng phúc.   

Theo Secretchina