Như thế nào là đủ? Lợi ích vật chất có nên là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mà con người hướng đến.
- Ứng cử viên Quốc hội: Chân – Thiện – Nhẫn mang lại lợi ích cho mọi người
- Chuyên gia nghiên cứu của Đại học Stanford: Thiền mang đến cho bạn 4 lợi ích “thần kỳ”
“Bài viết mang lại cho tôi nhiều điều không chỉ là một nguồn cảm hứng mà còn là một kim chỉ nam”. Độc giả của The Epoch Times tiếng Anh, nhà thiết kế ánh sáng thương mại Linda Dickerson nói sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại“. “Đại sư Lý Hồng Chí đã nói cho bạn con đường trực tiếp nhất và tốt nhất để bước đi đúng đắn; và dạy mọi người phương thức nhìn nhận đối đãi với sự vật. Phương thức này có lợi cho việc nâng cao tâm hồn của mỗi chúng ta”.
Lợi ích vật chất không phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời con người
Bà Dickerson sống ở ngoại ô Chicago, Illinois, từng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, giữ chức giám đốc khu vực; sau đó làm việc với tư cách là nhà thiết kế ánh sáng với hơn 30 năm trong nghề.
Gần đây, khi bà đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí; người sáng lập Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp; bà đã nhớ lại một số thể ngộ của mình khi còn trẻ. Vào thời điểm đó, bà cũng như bao người khác cũng theo đuổi thành công trong sự nghiệp; bà nhận ra rằng ham muốn của con người là vô tận; và lợi ích vật chất không phải là mục tiêu cuối cùng của cuộc đời con người.
“Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều mà Đại sư Lý nói về những người tham lam muốn có nhiều hơn nữa, nhiều hơn và nhiều hơn nữa; những người chiến thắng thì là vua, v.v. Mọi người luôn muốn những ngôi nhà lớn hơn, những chiếc xe hơi mới …”
Bà chia sẻ: “Khi bạn còn trẻ, cho dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền; hay bạn đi bao xa thì bạn cũng sẽ không bao giờ hài lòng… Ý tôi là, đó đều là những điều tốt nếu bạn có thể. Nhưng xét về ý nghĩa tổng thể của cuộc sống, chúng không thực sự có nhiều ý nghĩa.”
Bà Dickerson nói rằng, khi còn là một phụ nữ trẻ, làm việc với mục tiêu giành danh hiệu quán quân bán hàng quốc gia; bà bắt đầu nhận ra rằng việc theo đuổi những lợi ích vật chất là không đáng.
“Bởi vì để đạt được những lợi ích vật chất; thì nó yêu cầu bạn phải bán linh hồn của mình để đạt được mục tiêu của mình. Chỉ vì để đạt được những lợi ích vật chất này thì quả là không đáng”. “Có những lúc tôi đi công tác xa nhà hai tuần, tôi nhớ gia đình lắm. Tôi là quản lý khu vực và thường xuyên xa nhà và thường xuyên ở khách sạn, nơi không có người thân bên cạnh để an ủi hay chia sẻ niềm phấn khích trong ngày với mình? Với chính mình trong gương, tôi là người duy nhất trong phòng. Bạn biết đấy, điều đó hoàn toàn không đáng.”
Bà nói: “Chỉ cần tôi có thể duy trì được cuộc sống của gia đình, có nhà riêng; có thể chi trả các hóa đơn là được. Biết đủ thì thường hạnh phúc, hài lòng với bản thân; và biết mình đã cố gắng hết sức, làm tốt nhất là được. Lòng tham không phải là điều tốt, nó được điều khiển bởi cái tôi cái bản ngã và cái tôi không phải là nơi cuối cùng bạn sẽ đến của cuộc hành trình sinh mệnh.”
Do đã có những trải nghiệm như vậy nên bà Dickerson rất đồng ý với một số lời dạy của Đại sư Lý Hồng Chí về ý nghĩa của cuộc sống.
“Tôi đồng ý với nhiều điều trong bài viết này và tôi cũng hiểu ra được nhiều điều. Tôi luôn tin vào nghiệp lực luân báo trong mỗi hành trình của sinh mệnh. Tôi tin rằng, con người có mặt tốt thì đồng thời cũng sẽ có mặt xấu. Chúng ta ai cũng có thể đã từng phạm phải những lỗi lầm; nhưng nếu chúng ta biết chuộc lỗi, biết sửa sai và làm tốt hơn thì chúng ta sẽ được khẳng định”.
Bà nói rằng: “Khi bạn nghĩ chúng ta đang bước tới thời kỳ mạt thế… tôi thầm nghĩ: Chúa ơi, điều này nghe có vẻ không được ổn lắm. Nhưng, nếu chúng ta suy nghĩ thêm về điều đó, nếu chúng ta thật tâm muốn trở thành một người tốt; nếu chúng ta đang sống một cuộc sống hành thiện, thì chúng ta không phải sợ thời kỳ mạt thế; bởi vì lúc đó cánh cổng Thiên đàng sẽ được mở ra để chào đón những người được ban phước lành”.
Pháp Luân Đại Pháp đại diện cho những tư tưởng và hành động tốt nhất
Bà Dickerson cho biết bà cũng là người xuất thân từ một gia đình sùng đạo nhưng “không theo bất kỳ tôn giáo chính thống nào”. Nhưng bà tự mô tả mình là một “người có nhiều Thần tính”; thường xuyên thực hành thiền định và rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài.
“Trên thân thể con người chúng ta luôn có tồn tại một nguồn năng lượng nhất định; nếu chúng ta phát ra những suy nghĩ với tâm thái bình tĩnh, tốt đẹp và tích cực; thì những người khác sẽ chú ý và nhận thấy điều đó.”
Bà chia sẻ: “Chúng ta ai cũng cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên những người tích cực như vậy; bởi sự yên tĩnh đó giống như đang ở bên bờ biển vậy, biển lặng, sóng vỗ nhẹ vào bờ; người ở gần biển sẽ cảm nhận được những con sóng này rất thư thái và yên tĩnh; nhưng khi bạn ở cạnh một người rất cuồng nhiệt, tâm tính bồn chồn và tức giận thì bạn cũng có thể cảm nhận được điều đó; giống như những con sóng giận dữ trong cơn giông bão ập vào bờ”.
Bà nói thêm rằng sau khi đọc “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý, bà cảm thấy một cảm giác “bình yên” đến lạ.
Bà Dickerson nói rằng: “Đại sư Lý Hồng Chí đã nói về các tầng thứ khác nhau. Tất cả chúng ta đều đang cố gắng tìm cách quay trở về nơi chúng ta bắt đầu, trở về với Đấng Tạo Hóa. Tôi chưa bao giờ được nghe về Tam giới và những sự tình như Đại sư Lý miêu tả trong bài viết; khi nghĩ về những điều này, tôi cảm thấy rất hấp dẫn. Tuy tôi chưa từng nghĩ về những điều này, nhưng chúng chắc chắn có ý nghĩa nào đó mà tôi chưa biết. Là một con người, chúng ta có thể làm một người tốt hơn nữa; giúp đỡ bản thân mình cũng như giúp đỡ những người xung quanh. Đây là những lý giải nông cạn của bản thân tôi về những lời dạy của Đại sư Lý”.
Bà Dickerson nói rằng, mặc dù bà chưa tu luyện Pháp Luân Công – Pháp Luân Đại Pháp; nhưng bà đã nhận ra rằng, đó là một nguyên tắc tốt để trở thành một người tốt hơn nữa.
Bà nhấn mạnh thêm rằng: “Pháp Luân Đại Pháp đại diện cho những tư tưởng và hành động tốt nhất. Đại Pháp là phương pháp tốt nhất để dẫn dắt cuộc sống; giúp bạn đặt ra những mục tiêu tích cực cho bản thân, khiến bạn có trách nhiệm hơn với chính mình”.
“Đây là cách suy nghĩ, cũng là một lý giải của riêng bản thân tôi đối với những lời dạy của Đại sư Lý; chính là trong quá trình tu luyện của bản thân, nếu nhìn thấy có người cần giúp đỡ thì nên sẵn sàng giúp đỡ”, bà nói. “Và trong khi chúng ta làm việc tốt thì không mong nghĩ đến viêc nhận được báo đáp mà chúng ta hãy sống cuộc sống của chính mình, trở thành người tốt nhất có thể thì phúc đức sẽ đến với chúng ta một cách tự nhiên”.
Theo NTDVN.Net