Cổ nhân giảng “Nhân sinh có thước, làm người có độ”, chữ “độ” hay mức độ, giới hạn chính là sự đúng mực khi làm người và lề lối chỉn chu khi làm việc.
- Trong họa có phúc, nhờ gặp nạn mà tìm được ý nghĩa nhân sinh
- “Xoay chuyển tình thế” là một loại năng lực của con người
Trong đối nhân xử thế, thái độ làm người cần có “giới hạn” mới có thể tiến lùi tự nhiên; sự khéo léo, tài tình của cuộc sống chính là có “độ”. Bảy “độ” quan trọng nhất trong kiếp nhân sinh chính là: Thích độ, tốc độ, lực độ, đại độ, hậu độ, khoan độ và cao độ.
Tại sao lại như vậy? Hãy đọc bài viết dưới đây.
Nói chuyện cần “thích độ”
Thích độ – 适度 nghĩa là thích hợp, đúng mực, có mức độ. Tục ngữ xưa có câu: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, thương nhân nhất ngữ lục nguyệt hàn” – ý chỉ một câu nói tử tế có thể làm ấm lòng người 3 mùa đông; một câu nói tổn thương khiến người ta sống giữa tháng 6 mà cảm thấy lạnh. Năng lượng của ngôn ngữ vượt quá sự tưởng tượng của chúng ta.
Vì vậy cũng giống như Đức Không Tử nói: “Trí giả bất thất ngôn”, nghĩa là người thông minh luôn hiểu khi nói chuyện cần có mức độ thích hợp, khi vượt quá giới hạn, sẽ tự chuốc lấy tai họa.
Dương Tu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa là người tài hoa hơn người. Ông từng vì tài hoa xuất chúng của mình mà được Tào Tháo khen ngợi.
Tuy nhiên ông ta lại ỷ vào tài năng của mình mà phóng khoáng, khoe khoang, nói chuyện vượt quá giới hạn mức độ của kẻ bề tôi, khiến Tào Tháo bất mãn và chán ghét, cuối cùng chiêu mời họa sát thân.
Đây chính là ý trong câu tục ngữ “Một lời có thể mang đến hạnh phúc, một lời có thể chiêu mời tai họa”. Đôi khi, mức độ nói chuyện của chúng ta có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thành bại của kiếp nhân sinh. Vì vậy, trong đối nhân xử thế cần giữ giới hạn trong chữ độ để nói chuyện cho thích hợp.
Làm việc cần tốc độ
Trong Binh Pháp Tôn Tử có câu: “Kích thủy chi tật, chí vu phiêu thạch giả, thế dã” ý là: chỉ cần tốc độ đủ nhanh, đá cũng có thể bay lên.
Giống như đạo lý này, tốc độ làm việc của một người, thường quyết định sự thành bại của sự việc. Trước đây trên mạng từng lan truyền câu chuyện rằng:
Có hai vị tăng nhân nọ dự định đi tới Bắc Hải. Sau khi quyết định, hai người liền chia tay ai đi đường đó.
Người thứ nhất nghĩ tới hành trình đường đi tới Bắc Hải vô cùng xa xôi và nguy hiểm nên do dự không quyết định. Một mặt ông ta dự định chuẩn bị tiền tài, một mặt muốn mua một chiếc thuyền lớn. Bởi do dự nên cứ kéo dài hết ngày này qua ngày khác, mãi mãi không thể xuất phát lên đường.
Người thứ hai nhanh chóng chuẩn bị một số hành lý tùy thân đơn giản, nhanh chóng khởi hành. Hai năm sau, người thứ nhất vẫn đang làm công tác chuẩn bị chưa thể xuất hành; người thứ hai đã từ Bắc Hải trở về.
Trong “Tả truyện” có nói tới chiến lược tác chiến trên chiến trường thời cổ đại như sau: “Nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt” nghĩa là: Trống đánh lần thứ nhất thì khí thế phấn chấn, đánh lần thứ hai thì suy, đánh lần thứ ba thì khí thế đã kiệt.
Chúng ta làm việc gì cũng vậy, thuận theo sự thay đổi của thời gian sẽ biến đổi càng ngày càng không có tâm tính và sự nhẫn nại.
Làm người cần đại độ (rộng lượng)
Theo ghi chép, một lần khi Lâu Sư Đức đang đi trên đường đột nhiên nghe thấy có người chỉ mặt đặt tên nói ông là gian thần. Không những ông không chạy tới nói lý với họ; ngược lại còn giả vờ như không nghe thấy và đi thẳng qua.
Người này không biết người ông ta đang mắng vừa đi ngang qua nên càng mắng chửi càng hăng say.
Người tùy tùng của Lâu Sư Đức nghe thấy không nhẫn chịu nổi, bực mình hung hăng nói: “Lão gia, người kia đang mắng ông, ông không nghe thấy ạ?”
Lâu Sư Đức thản nhiên đáp: “Có lẽ ông ta đang mắc người khác, cậu nghe nhầm rồi”.
Người tùy tùng đáp: “Nhưng rõ ràng người ông ta đang nhục mạ là ông, chửi cả tên ông ra, sao con có thể nghe lầm được?”
Lâu Sư Đức tiếp tục đáp: “Người trùng tên trùng họ trong thiên hạ có rất nhiều, có thể ông ta đang mắng một người tên Lâu Sư Đức khác”.
Kỳ thực không phải Lâu Sư Đức không biết người mà người kia đang mắng là mình. Tuy nhiên ông càng hiểu được đạo lý “Nước trong quá thì không có cá, người quá xét nét thì chẳng có ai chơi“.
Chính như câu châm ngôn cổ từng nói: “Dục vi đại thụ, bất dữ thảo tranh; tương quân hữu kiếm, bất trảm thương dăng” ý là: Một cái cây nếu muốn thành cây đại thụ thì không tranh cao thấp với cây cỏ, tướng quân khoác bảo kiếm không phải để đi chém ruồi”.
Làm việc cần có chữ độ (Độ mạnh yếu, cường độ)
Nếu nói tốc độ khi làm việc quyết định sự thành bại thì độ mạnh yếu khi làm việc quyết định mức độ to nhỏ của thành tựu.
Nguyên nhân vì chữ độ mạnh yếu của một người khi làm việc lớn bao nhiêu, sức mạnh của anh ta sẽ là bấy nhiêu.
Trong “tam quốc chí tào man truyện”, Tào Tháo cũng làm một việc tương tự như vậy.
Năm đó, khi Tào Tháo dẫn binh tiến đánh Viên Thiệu, lực lượng quân đội của Tào Tháo nhỏ hơn của Viên Thiệu nhiều, muốn đánh bại đối phương chỉ khi xuất hiện kỳ tích.
Chữ độ quyết định thành công của một người
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi binh sĩ phải thực hiện “nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh”. Vì vậy, Tào Tháo đã nghĩ ra một kế hoạch.
Khi đó, đại quân luôn giẫm đạp hoa màu trên đường đi. Cho dù trong quân đội nhiều lần nhấn mạnh, khi quân sĩ giẫm đạp lên lúa mạch sẽ lập tức bị chém đầu răn dân chúng nhưng quân sĩ đều không sợ.
Một lần, Tào Tháo giẫm nát một mảnh ruộng lúa mì. Vì vậy, ông hạ lệnh quân binh trừng trị tội lỗi của mình, đồng thời rút gươm ở thắt lưng định tự vẫn.
Một nhóm thuộc hạ khi đó đã cố hết sức thuyết phục nhưng Tào Tháo nói: “Ta làm ra pháp lệnh nhưng bản thân không tuân thủ, làm sao có thể dẫn dắt thuộc hạ cấp dưới? Nói rồi Tào Tháo cắt tóc của mình, lấy việc này thay thế cho việc chặt đầu để thực hiện nghiêm ngặt kỷ luật quân đội. Ba quân tướng sĩ thấy vậy, không dám phạm mỗi, thực hiện nghiêm túc quân lệnh. Vì vậy trong trận Quan Đô, quân sĩ nghiêm túc tuân theo quân lệnh, nên với tài thao lược của Tào Tháo đã giành được nhiều thắng lợi.
Đọc sách cần có hậu độ (bề dày)
Đại thi hào Tô Thức từng viết: “Phúc hữu thi thư khí tự hoa” (bụng chứa sách vở tất mặt mũi sáng sủa). Cho dù trên thân khoác bộ áo vải thô kệch, nhưng nếu trong tâm đầy thơ ca bác học, thì tướng mạo bên ngoài tự nhiên cũng sẽ quý phái cao sang. Khí chất của một người ẩn chứa những cuốn sách mà người đó đã đọc, và bề dày tri thức tích lũy từ sách đã đọc của một người chính là bề dày nhân cách của người đó.
Chắc hẳn mọi người đã từng nghe câu chuyện đọc sách của Tăng Quốc Phiên. So với Tả Tông Đường và Lý Hồng Chương, những người đã trở nên nổi tiếng khi còn trẻ, từ nhỏ ông đã bộc lộ phẩm chất thiên bẩm không cao.
Tốc độ đọc sách của ông vô tình khiến kẻ trộm đến ăn trộm vào nửa đêm cũng cảm thấy khó chịu. Thậm chí còn khiến vị thầy tới dạy ông với phong thái nhã nhặn lịch sự cũng phải mắng chửi.
Tăng Quốc Phiên nói: “Đọc sách có một khẩu quyết chữ ‘nại’. Một câu không thông, không xem câu tiếp; hôm nay không thông, ngày mai đọc tiếp; năm nay chưa giỏi, năm sau đọc tiếp. Đây gọi là nhẫn nại. Phương pháp học tập, không lo lắng không tinh thông”.
Đọc sách cần phải dùng mắt, dùng miệng, dùng tâm
Cần phải làm xong nền móng trước thì mới có thể xây nhà, ai cũng hiểu đạo lý này. Nhưng mà con người luôn xa rời thực tế, mong muốn tìm kiếm con đường tắt bằng phẳng trong biển học mênh mông.
Đọc sách không có sự kiên nhẫn, thì khi cầm cuốn sách lên chỉ cảm thấy vô cùng khô khan, mà quên mất rằng “núi sách có đường siêng làm lối, biển học vô biên khổ làm thuyền”.
Đọc sách cần phải có sự kiên nhẫn, hết lần này đến lần khác gặm nhấm ý nghĩa tuyệt vời trong sách; không ngừng suy nghĩ về đạo thánh hiền thì mới có thể cảm nhận được sự thú vị và điều tuyệt vời trong sách.
Vì vậy, trong “huấn học trai quy” của ông có nói: “Đọc sách cần phải dùng mắt, dùng miệng, dùng tâm”. Nếu như tâm trí không tập trung, chỉ xem được mười hàng chữ, miệng thì đọc một cách chậm rãi, chán nản thì làm sao có thể học được cái gì vào đầu chứ?
Tầm mắt cần có chữ độ (khoan độ – chiều rộng)
Chính là như trong bài thơ:
“Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong,
Viễn cận cao đê các bất đồng.
Bất thức lư sơn chân diện mục
Chích duyên thân tại thử sơn trung”
Nghĩa là:
Nhìn ngang thành dẫy, nhìn nghiêng thành chỏm
Do đứng xa, gần, cao, thấp, mà mỗi nhìn mỗi khác
Không biết mặt mũi thật của núi Lư nó thế nào
Ấy bởi người nhìn đang đứng ngay trong núi ấy.
Nếu một người bị giới hạn bởi sự hỗn loạn trước mặt, anh ta sẽ mất đi tầm nhìn rộng lớn của mình. Sau đó, anh ta cũng sẽ mất cơ hội để nhìn thấy bản chất của cuộc sống.
Tầm nhìn phải rộng, chỉ có tầm nhìn rộng mới thấy được cái hay và cái xa xăm ý tứ của văn thơ, để không bị gò bó bởi những gì ước thúc trước mắt.
Theo đuổi có cao độ (chiều cao)
“Binh pháp Tôn Tử” nói: “Cầu kỳ thượng, đắc kỳ trung; cầu kỳ trung, đắc kỳ hạ; cầu kỳ hạ, tất bạ” đại ý là: Theo đuổi sự thượng hạng có thể đạt được bậc trung bình; theo đuổi bậc trung bình, có thể đạt được sự hạ đẳng; theo đuổi sự hạ đẳng, sẽ không đắc được gì.
Vì vậy, mục tiêu theo đuổi của chúng ta phải có độ cao, làm tốt nhất những gì bản thân có thể làm.
Trong “Thái Căn Đàm” có nói “Lập thân bất cao nhất bộ lập, như trần lý chấn y, nê trung quán túc, như hà siêu viễn” -nghĩa là: Nếu bạn không đặt mục tiêu của mình cao hơn trong việc lập thân, dựng nghiệp, chẳng khác gì rũ áo trong bụi; rửa chân trong vũng bùn, làm sao bạn có thể đi quá xa,.
Vì vậy, làm người phải cần tự nghiêm khắc yêu cầu cao với bản thân, khi làm việc gì cũng cần có một chữ “độ”.
Theo Vision Times
Có thể bạn quan tâm: