Nhân loại vẫn luôn nỗ lực tìm lối thoát khỏi đại dịch. Nếu quay về điểm xuất phát, nhìn lại diện mạo thực sự của dịch bệnh từ thời xa xưa có thể lại tìm ra phương thuốc hữu hiệu.
- Bí quyết tránh khỏi đại dịch lưu truyền từ thời nhà Thanh
- Quỷ dịch đánh dấu người phải chết trước khi Ôn Thần phát tán đại dịch
- Nghệ sĩ múa Lê Vi: Nỗi sợ hãi trong đại dịch
Các triệu chứng của dịch bệnh rất giống với bệnh cảm cúm thông thường chẳng hạn như nhức đầu, sốt, ho, sổ mũi, … Tuy nhiên, theo quan điểm của y học cổ đại Trung Quốc có sự khác biệt về thực chất giữa hai bệnh này.
Ngô Hựu Khả một danh y thời nhà Minh cho rằng cảm mạo thông thường là “cảm thiên địa chi thường khí”; nghĩa là vì thay đổi của thời tiết, ngoại cảm phong hàn mà thôi. Còn ôn dịch là “loại cảm mạo phi phong, phi hàn, phi thử, phi thấp”; nguyên nhân là do một loại khí lạ giữa trời và đất mà ông gọi là “Lệ khí”.
Ôn dịch là tà khí của trời đất
Cuốn “Tùng phong thuyết dịch” của Lưu Khuê thời nhà Thanh có giải thích rõ ràng hơn: “Bệnh dịch là tà khí của trời đất … Sự đến và đi của nó thật khó hiểu nhưng có nguyên nhân mới có thể chiêu mời nó đến. Đại khái vì nhân loại làm những việc sai lầm thất đức, thiên thời vận hành nghịch loạn; tà khí của những thi thể bị chết oan luẩn quẩn nơi nhân gian gây ô nhiễm, độc khí bốc hơi lên mới khiến người ta sinh bệnh”.
Nói cách khác, bệnh dịch là do thế đạo lòng người trầm luân bại hoại; cộng thêm sự vận hành của thiên tượng nghịch chuyển, hỗn loạn; khí độc của những thi thể chết oan hợp thành khí độc, cũng gọi là “tà khí”.
Sự xâm nhập của tà khí thể hiện trên cơ thể con người và trở thành luồng khí nóng; do đó người nhiễm tà khí có triệu chứng sốt. Trường hợp nghiêm trọng, thường có những triệu chứng khó hiểu.
Cuốn Hoàng đế nội kinh và Lưu Khuê ghi lại các triệu chứng của những người bệnh nặng lúc bấy giờ, bao gồm: nhiều ngày không ăn, nói mê sảng, mắt đỏ như lửa, thần sắc giống như say dại. Một số người còn có các hành vi như cởi bỏ quần áo, đi lung tung, chửi mắng lung tung, thậm chí chèo trên mái nhà và những bức tường cao, ca hát lung tung, hốt hoảng, hoàn toàn khác bình thường. Vì vậy, trong chẩn đoán và điều trị của Trung y gọi là “tà nhiệt”.
Cuốn sách y học độc đáo “Tùng phong thuyết dịch”
Từ xa xưa “tà không thể thắng chính” dịch bệnh tuy khó chữa nhưng cũng có thể trị được.
Trong “Tùng phong thuyết dịch” của Lưu Khuê nhiều phương pháp kiểm soát dịch bệnh từ thời cổ đại được ghi lại; nhiều lần biện chứng cũng suy ra “tám phương pháp kiểm soát bệnh dịch”.
Lưu Khuê, tự Văn Phủ, hiệu Tùng Phong, sinh ra trong một gia đình quan chức. Cha là Lưu Dẫn Lam là một quan chức ở địa phương, là người thông thạo y thuật; thường đi khắp nam bắc, khi nghe tin dân chúng bị bệnh hoạn nạn ông đều cố gắng hết sức để cứu họ.
Lưu Khuê chịu ảnh hưởng từ cha dần dần chuyển từ nho học sang y học; ông đi khắp nơi trong dân gian tìm các loại thảo dược và đơn thuốc để những người nghèo không có tiền mua thuốc cũng có thể sử dụng. Theo thời gian kinh nghiệm độc đáo trong trị liệu ôn dịch của ông trở nên vô cùng độc đáo; lưu truyền tới Nhật Bản và được các danh y nước này coi trọng.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị dịch bệnh trong sách của Lưu Khuê rất độc đáo; không chỉ kế thừa quan niệm trị bệnh từ xa xưa mà còn xen với nhiều câu chuyện thần kỳ.
Vị thần truyền thụ các đơn thuốc chống đại dịch
Một năm nọ, khi bệnh dịch hoành hành ở huyện Thái Hòa, tỉnh Giang Tây; có một bác sĩ đã giúp một bệnh nhân đi khám bệnh đến nửa đêm mới về nhà. Trên đường trở về, ông đột nhiên nhìn thấy trước mặt có một đám tùy tùng vây quanh một vị thần tiên cưỡi ngựa; vị danh y vội vàng quỳ xuống đất.
Vị thần tiên bước đến gần ông ta và lớn tiếng hỏi: “Ông là ai?” Người này trả lời: “Tôi là thầy thuốc”
Vị thần tiên lại hỏi: “Hôm nay ông dùng thuốc gì để điều trị bệnh?”
Lương y trả lời: “Là dùng thuốc điều trị tùy theo mức độ nóng lạnh”.
Vị thần tiên nói: “Không phải chữa trị như vậy, cần sử dụng Hương tô tán”
Theo sự dặn dò của Thần tiên; vị thầy thuốc đã pha trộn các loại thảo mộc như Hương Phụ, Tía Tô, Trần Bì, Cam Thảo điều chế thành “Hương Tô tán”. Sau khi cho bệnh nhân sử dụng, quả nhiên vô cùng công hiệu.
Lời bình luận của Lưu Khuê cho bài thuốc này là: “Đây là đơn thuốc do Thần truyền và nó có ý nghĩa sâu sắc trong đó”.
Thiên thượng có đức hiếu sinh; trong u minh các vị Thần cũng thông qua bàn tay của các vị danh y để truyền thụ diệu pháp chữa trị khắc phục chứng hỏa nhiệt.
Không bị cám dỗ bởi sắc dục nên tỏi đã phát huy tác dụng
Có một thầy lang họ Triệu ở Đồng Hương, trong một lần đến nhà một bệnh nhân chữa bệnh; khi ra về thì đã tối. Trên đường đi, ông thấy một căn nhà lụp xụp đèn vẫn sáng; trời mưa càng lúc càng nặng hạt nên gõ cửa xin ngủ nhờ. Một người phụ nữ trả lời: “Đàn ông nhà chúng tôi không có ở nhà, nên không tiện lưu lại”. Vị thầy lang xin được ngủ dưới mái hiên, người phụ nữ đồng ý.
Nửa đêm, người phụ nữ mở cửa mời vào, vị lang y nhất mực từ chối; không ngờ người phụ nữ hùng hổ kéo ông vào nhà và muốn cùng ông quan hệ bất chính.
Vị lang y thấy đèn trong phòng tối om, tay người phụ nữ rất lạnh; ông biết ngay là gặp ma, nóng lòng muốn chạy ra ngoài để thoát thân. Tuy nhiên người phụ nữ vòng tay ôm chặt cổ ông và hôn tới tấp.
Đột nhiên người phụ nữ nôn thốc tháo: “Ông uống rượu với tỏi hôi quá khiến ta không dám lại gần”. Nói xong xoay người bước vào. Vị lang y bất chấp trời mưa to, mở cửa chạy đi. Hơn mười ngày sau, vị thầy lang đi ngang qua ngôi nhà đêm trước; quan sát kỹ hơn thì hóa ra đó là một ngôi mộ.
Vị lang y không bị sự dụ dỗ của sắc dục, giữ đúng quy chuẩn đạo đức; nên tỏi đã đóng một vai trò thần kỳ giải cứu ông khỏi nguy nan.
Lời bình hài hước của Lưu Khuê: “Có thể thấy rằng rượu và tỏi cũng là một phương thuốc không thể thiếu để chống lại dịch bệnh”.
Được thần báo mộng dùng “Đại Hoàng” để giải quyết đại dịch
Trần Nghi Trung tể tướng của triều đại Nam Tống đã dành cả cuộc đời để chống quân xâm lược. Khi nhà Nam Tống bị diệt vong, lúc hoàng đế chạy sang Ma Cao; ông vẫn tìm cách mượn quân của Việt Nam nhằm phản công đại quân của triều Nguyên.
Sau khi quân Nguyên xâm lược Việt Nam, Trần Nghi Trung chạy sang nước Xiêm La. Cuối cùng ông đã bỏ mạng nơi đất khách quê người. Lòng trung thành, chính khí của ông khiến người đời sau vô cùng cảm phục.
Chuyện rằng, khi Trần Nghi Trung trôi dạt trong chiến loạn. Một ngày nọ ông nằm mơ thấy một vị thần nói với mình: “Thiên tai hoành hành, sẽ có nhiều người tử vong vì dịch bệnh; chỉ có dùng Đại Hoàng mới có thể bảo toàn tính mệnh”. Ông tỉnh dậy kể lại giấc mơ cho mọi người. Không lâu sau quả nhiên dịch bệnh bùng phát; nhiều người tin và nghe theo ông nên giữ được tính mạng.
Khi Gia Luật Sở Tài, tể tướng của nhà Nguyên chiếm được Nam Kinh Linh Vũ cùng với Thành Cát Tư Hãn. Các tướng sĩ đều tranh nhau cướp đoạt châu báu, lụa là và mỹ nữ; nhưng ông chỉ lấy một ít sách, hai viên Đại Hoàng lớn.
Chẳng bao lâu xảy ra đại dịch, hai viên Đại Hoàng đã cứu sống hàng chục nghìn người.
Một số người đã tố cáo phương pháp của Lưu Khuê là mê tín và dị giáo. Trên thực tế, văn hóa Trung Hoa cổ đại vô cùng bác đại tinh thâm, nhiều phương thuốc chữa bệnh vượt quá tầm hiểu biết của con người; các phương thuốc thoát khỏi đại dịch cũng vậy.
Theo The Epochtimes