Văn hóa truyền thống quan niệm, xảy ra ôn dịch đều là Ôn Thần ở tầng cao hơn phụng theo Thiên ý mà sắp xếp. Ôn dịch ở tầng thấp là do Quỷ dịch thực hiện theo ý chỉ.

Trong ghi chép ở các thư tịch cổ, có ghi lại câu chuyện trước khi đại dịch xảy ra Quỷ dịch hoặc sứ giả phát tán dịch bệnh đi đánh dấu. Vậy cụ thể thực hư như thế nào?

Quỷ dịch đi đánh dấu những nhà ôn dịch sẽ tới

Trong “Khuê Xa Chí” thời Tống ghi chép câu chuyện, Thừa tiết lang (tên một chức quan võ) Tôn Tuấn Dân thời Tống, nhà sống tại Chấn Trạch. Một đêm ba mươi tết năm nọ, ông ngủ mơ thấy một người vóc dáng cao to hơn một căn phòng. Một tay người đó cầm đinh nhọn như hình sừng trâu. Tay kia cầm một chiếc chùy sắt, đi lại trên đường. Người này đi tới cổng nhà ông thì nheo mắt nhìn một chút. Sau đó, vị này đặt đinh trước cửa lớn, chuẩn bị dùng chùy đóng.

quỷ dịch
Bức danh họa “Dịch hạch ở thành Rome”. (ảnh: Wikimedia Commons).

Thấy vậy, ông Tôn liền chạy tới biện bạch giải thích. Người này nghe xong liền rời đi. Sau đó, người này đóng định vào nhà họ Diêu ở đối diện. Sau khi tỉnh giấc, ông cảm thấy giấc mơ vô cùng kỳ lạ nhưng lại rất rõ ràng. Ông cũng không biết có ý nghĩa gì.

Tới mùa xuân năm sau, quả nhiên cả gia đình họ Diêu đều bị nhiễm dịch bệnh chết. Lúc này, ông mới tỉnh ngộ. Ông biết rằng người mình gặp đó là quỷ dịch đi đánh dấu những nhà sẽ phát tán dịch bệnh.

Sứ giả dùng vết mực phát tán dịch bệnh

“Lý viên tùng thoại” quyển thứ mười bốn có ghi chép, sau tiết lập Hạ năm Gia Khánh thứ mười triều nhà Thanh (1805), tại Tứ Xuyên xảy ra đại ôn dịch. Trước khi dịch bệnh xảy ra, vùng này xảy ra một chuyện vô cùng kỳ lạ. Trong khắp các ngõ ngách và tuyến phố tại đây xuất hiện nhiều vết mực và vết đạn.

Thứ sử Từ Công Đỉnh cũng tự mình đi tới từng con phố kiểm tra. Ông phát hiện trên con đường nhỏ từ công đường tới đầu cổng có một vạch mực xuyên suốt từ trong ra ngoài.

Con người từ bỏ tín ngưỡng vào Thần là đối tượng mà Dịch quỷ thích. (ảnh: NTD)

Kỳ lạ hơn, tại Thành Đô, Long An, Gia Định cùng ngày đều xuất hiện đường kẻ mực như vậy. Sau lập hạ, tại những vùng này xuất hiện ôn dịch. Mỗi ngày ở Thành Đô dùng tới hơn tám trăm cỗ quan tài, có ngày hơn một nghìn cỗ quan tài cho người bị chết.

Một ngày sáng sớm đầu tháng ba, ông Từ, khi đó là Thứ sử Giản Châu vì việc công phải đi tới Gia Định . Đêm đó ông có một giấc mơ kỳ lạ, ông nhìn thấy năm người xuất hiện từ phía Đông. Họ tự xưng là “Sứ giả phát tán dịch bệnh”, muốn đi tới Thành Đô. Trong mộng, Từ Công Đỉnh hỏi họ bao giờ quay lại? Họ đáp: “Tới năm mới khi thắp đèn lồng mới trở về”.

Sau khi Thứ sử từ Gia Định trở về, tại Thành Đô xảy ra đại dịch. ng đột nhiên nhớ tới giấc mơ kỳ lạ của mình. Ông suy đoán đường mực kia có lẽ là dấu tích sứ giả phát tán dịch bệnh lưu lại.

Khi nào Ôn Thần phát tán dịch bệnh?

Con người sống ở thế gian luôn cho rằng tiền tài vật chất là điều quan trọng nhất. Vậy nên cứ mãi theo đuổi nó mà không việc ác nào không làm. Cho đến khi tai họa ập xuống thì mọi thứ đều chỉ như bong bóng. Cuối cùng, con người phải trả giá cho những việc ác mình đã làm.

Một dịch bệnh có thể được giới hạn trong một không gian; Tuy nhiên, nếu nó lây lan sang các quốc gia hoặc châu lục khác và ảnh hưởng đến số lượng lớn người dân người dân mắ bệnh, nó có thể được gọi là một đại dịch.
Khi đạo đức xã hội xuống cấp kèm theo nó là ôn dịch để cảnh tỉnh thế nhân (ảnh: Pixabay).

Vào thời Nam Tống, đạo sĩ phái Thiên Tâm là Lộ Thì Trung trong ‘Trảm ôn đoạn dịch phẩm’ có nói: Ôn Thần xuất hiện chính là để phát tán dịch bệnh, nguyên nhân là bởi “nhân tâm biến đổi, ngũ tình tạp loạn”. Nói cách khác, khi đạo đức con người bại hoại trên diện tích lớn, vào thời điểm sa đọa đến một mức độ nhất định thì ôn dịch sẽ giáng lâm nhắc nhở con người, rằng không nên tiếp tục sa đọa nữa. 

Cũng có câu: “Người làm việc thiện, Trời ban phúc; Người làm việc ác, Trời giáng họa”.

Trong ‘Địa Tạng kinh’ của Phật giáo, gọi Thần chưởng quản ôn dịch là “Quỷ vương hành bệnh”.

Thiền sư Nhất Hành là quốc sư của Đường Huyền Tông, có lần ông triệu tập 28 Tinh Tú cùng chư quỷ trong thiên hạ tới hoàng cung. Những Thần quỷ này nói với thiền sư Nhất Hành rằng quỷ bệnh có tổng cộng 30 vị. Họ phân biệt quản lý các loại bệnh tật cùng tai ách.

Xem ra những quỷ phát tán dịch bệnh thật sự không thể tới gần người mang chính khí. Ngược lại là muốn chiếm cứ những người chuyên làm chuyện xấu, trong lòng có tà niệm.

Quỷ dịch không đánh dấu người chết tùy tiện

Câu chuyện kể rằng, có một người tu luyện sống ở Trung Quốc đã khai mở thiên nhãn (mở con mắt thứ 3). Vào tháng Giêng năm Canh Tý, anh ấy nhìn thấy bốn vị Ôn Thần đang phát tán ôn dịch trong thành phố. Trên tay cầm hai quyển sổ, hướng xuống phía dưới mà gieo rắc dịch bệnh.

Vì Ôn Thần phát hiện trên mặt đất có người tu luyện đã mở thiên nhãn. Vì thế, có thể trông thấy họ ở trên trời. Họ để người tu luyện chuyển lời khuyến cáo đến thế nhân.

Ôn Thần phát tán ôn dịch là dựa theo sổ sách chứ không phải tùy ý phát tán. Những người có tên trong sổ màu đen là những người mà Ôn Thần muốn dẫn đi. Còn những người có tên trong sổ màu vàng thì cho dù họ sống trong cùng một thành phố, cùng một cộng đồng, cùng một gia đình với những người trong sổ đen thì bệnh dịch cũng sẽ không giáng lên thân họ.

Sau đó Ôn Thần liền rời đi, rồi đột nhiên quay đầu lại nói với người tu luyện rằng: “Ta sẽ trở lại”. Những người nghe câu chuyện này đều cảm thấy lo lắng.

Quỷ bệnh bình thường đi khắp đầu đường cuối ngõ. Họ khi ở bên cạnh người làm ác sẽ cảm thấy thần khí sung mãn, lực hoạt động tràn đầy. Thế nhưng khi ở bên cạnh người tràn ngập chính khí thì tựa như không được ăn cơm. Nó sẽ bị chết đói, không có cách nào sống được.

Hành thiện tích đức là dược liệu trị đại ôn dịch

Trong tác phẩm “Tùng Phong thuyết dịch” đại danh y Lưu Khuê thời nhà Thanh có nói về nguyên nhân sinh ra dịch bệnh. Ông còn tổng hợp rất nhiều trường hợp nói về nguyên nhân xuất hiện của bệnh dịch.

đức năng thắng định số
Đừng sợ làm việc tốt thì sẽ phải chịu thiệt. Hành thiện sẽ tích đức, đức ấy vĩnh viễn là của bạn, người khác không thể trộm được, không thể cướp được.(ảnh: vandieuhay)

Chuyện rằng tại khu vực Thái Hồ có một thôn làng, người dân trong thông cơ bản đều mưu sinh bằng nghề giết mổ. Duy nhất chỉ có một người tên Thẩm Văn Bảo cả gia đình đều tín Thần Phật nên không sát sinh. Ông luôn hành thiện giúp đỡ mọi người. Đôi lúc cả gia đình ông còn đi phóng sinh. Vì thế khiến mọi người trong thông đều châm biếm chê cười.

Năm nọ, trong thôn có người mơ thấy Quỷ dịch xuất hiện. Thần ôn dịch tay cầm cờ xí. Họ nói với nhau: Ngoài gia đình họ Thẩm tích đức hành thiện ra thì những gia đình khác đều phải cắm cờ. Không lâu sau tại đây xảy ra ôn dịch khiến hơn nửa dân trong làng đều bị tử vong. Thế nhưng, duy chỉ có toàn gia đình nọ bình an vô sự.

Từ câu chuyện này có thể thấy: Kỳ thực việc phát tán dịch bệnh do sinh mệnh ở không gian khác an bài. Những đối tượng bị nhiễm bệnh và mất đi sinh mạng đều không phải ngẫu nhiên. Họ đều là những người được đánh dấu.

Theo The Epochtimes