Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) là một môn tu luyện Phật gia thượng thừa do đại sư Lý Hồng Chí sáng lập. Tính đến ngày 20/7/1999, chỉ riêng ở Trung Quốc đã có hơn 100 triệu người luyện tập Pháp Luân Công. Đại sư Lý Hồng Chí được vinh danh là một trong những người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương đại.
- Tìm hiểu về Pháp Luân Công và nhà sáng lập Pháp Luân Công
- “Pháp Luân Công là tốt” – Chia sẻ của các nhân sỹ trên thế giới
- Tập Pháp Luân Công có tác dụng gì? Học viên nhiều nước chia sẻ
Theo Chánh Kiến, trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công, được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, đại sư Lý Hồng Chí vinh dự nhận giải “Lãnh tụ tinh thần” và 4 lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
Tu được tuyệt thế công phu ngay ở tuổi thiếu niên
Đại sư Lý Hồng Chí sinh ngày 13/5/1951 trong một gia đình trí thức bình dân ở thị xã Công Chủ Lĩnh, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc.
Trong cuốn “Chuyển Pháp Luân” xuất bản lần đầu năm 1994, có một đoạn tư liệu tiểu sử về nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công thời bấy giờ biên soạn. Kể rằng đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu tu luyện từ rất sớm. Theo những sư phụ của ông nói, họ đã theo ông ngay từ khi ông còn trong bụng mẹ. Chỉ là đến khi ông bốn tuổi, đại sư Lý Hồng Chí mới nhận ra là ông đang được các vị sư phụ quản.
Theo “Tiểu sử ông Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công” do Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công biên soạn, có giới thiệu rằng, sư phụ thứ nhất của ông là pháp sư Toàn Giác, truyền nhân đời thứ mười của một môn đại pháp đơn truyền bên Phật gia.
Ngay từ lúc mấy tuổi, ông đã được sư phụ bắt đầu dạy tu luyện tâm tính, nhưng không dạy các động tác ngoại hình. Tất nhiên, giống như các công pháp bí truyền khác khi dạy đồ đệ của mình, vị sư phụ này cũng không để người bình thường gặp. Vì thế đại sư Lý Hồng Chí mặc dù tu luyện nhiều năm, nhưng những người quanh ông không biết ông là người tu luyện.
Thời nhỏ của đại sư Lý Hồng Chí
Khi còn nhỏ, nếu ông đánh nhau với những trẻ con đồng lứa thì ông thường vô cớ bị đụng ngã, không đứng vững, và đôi khi chảy cả máu. Nếu trong tâm ông không phục thì sẽ bất ngờ có nhiều đứa trẻ đến đánh. Chừng nào ông phải chịu mới thôi. Lúc ấy sư phụ của ông mới mỉm cười.
Tám tuổi, đột nhiên đại sư Lý Hồng Chí cảm thấy như trong mắt của mình có thêm thứ gì đó. Dần dần nhìn thấy rõ ràng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”. Ông có thể nhìn thấy ba chữ này vào bất kỳ lúc nào.
Chân, chính là làm việc chân, nói lời chân, không lừa dối, không nói dối. Làm mà sai thì không che đậy, tương lai sẽ đạt được “phản bổn quy chân”. Thiện, chính là có tâm từ bi, không bắt nạt người khác, cảm thông với kẻ yếu, trợ giúp kẻ yếu; lấy việc giúp người làm vui, làm nhiều việc tốt. Nhẫn, chính là khi gặp khó nạn, khi chịu khuất nhục, thì vẫn khoan dung; tâm vững vàng, không oán không hận, không nhớ báo thù; có thể chịu cái khổ trong khổ; có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó mà nhẫn nổi.
Đại sư Lý Hồng Chí đã có thần thông ngay từ nhỏ
Từ lúc tám tuổi, đại sư Lý Hồng Chí đã có được đại thần thông. Chơi trốn tìm với các bạn, ông chỉ cần nghĩ “người khác không thể nhìn thấy tôi”. Vậy là người khác sẽ không phát hiện ra ông. Thậm chí có chiếu đèn pin trúng khuôn mặt của ông thì cũng không nhìn thấy. Đinh sắt gỉ lớn đóng vào cây gỗ, ông chỉ dùng tay kéo nhẹ là nhổ ra. Chơi tuyết với các bạn trẻ thì ông nhảy lên rất cao. Nếu thấy hai người đánh nhau, mà ông muốn một người nào đó không qua đó. Vậy thì người đó sẽ thấy là rất khó qua đó.
Bốn năm tiểu học, có một lần để quên cặp sách ở trường, mà cửa trường đã khoá rồi, làm sao đây? Ông nghĩ muốn vào trong, thì đã lọt vào trong trường rồi. Ông nghĩ thêm nữa, thì đã lấy cặp sách và ra khỏi trường rồi. Thuật loại “xuyên tường” này khiến ông rất ngạc nhiên.
Có một lần ông nghĩ, không biết đứng ở trong kính thì có cảm giác thế nào nhỉ? Ông chỉ vừa nghĩ xong thì đã thấy lọt vào trong kính cửa sổ rồi. Lập tức cảm thấy khắp thân khắp đầu là kính, quá khó chịu, bèn lập tức đi ra. Bấy giờ đại sư Lý Hồng Chí chưa biết cái gì gọi là công năng đặc dị. Ông còn tưởng rằng ai ai cũng đều làm được như thế!
Giúp người vô tư vô ngã
Đại sư Lý Hồng Chí từ nhỏ đã thích giúp đỡ người khác. Dù làm việc gì cũng trước tiên nghĩ cho người khác. Thấy trên đường có cục đá, e rằng người khác sẽ bị vấp, thì ông bèn bỏ nó đi. Lúc đến trường tiểu học, một lần trên đường đi học qua bờ hồ phía nam, nghe thấy người ta hô hoán “có người rơi xuống nước!” ông không nói không rằng để nguyên cả y phục nhảy xuống nước. Nhanh chóng bơi đến bên người đó và nói: “Anh nín thở chút, đừng giãy, tôi sẽ cứu anh!” Người kia quả nhiên nghe theo. Đưa người kia vào bờ, ông mới phát hiện ra anh ta cao to hơn mình rất nhiều.
Những việc cứu người diễn ra nhiều lần. Nhưng đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ đề cập với người khác. Từ bé đại sư Lý Hồng Chí đã có tâm từ bi. Mỗi khi xem trong phim truyền hình hoặc đọc trong sách thấy tình tiết có nhân vật làm người tốt nhưng phải chịu nạn chịu khổ thì ông vẫn thường khóc.
Khi ông 12 tuổi, pháp sư Toàn Giác nói với ông: Sẽ có những vị sư phụ khác đến để truyền thụ những điều tinh hoa trong môn của mình. Đầu tiên là Bát Cực Chân nhân đến. Người này đưa đại sư Lý Hồng Chí tới một nơi vắng vẻ không người để truyền thụ nội ngoại kiêm tu trong môn Đạo gia của mình. Còn cùng ông luyện mã bộ và trạm trang. Ít nhất phải một giờ đồng hồ. Thường thường mồ hôi đầm đìa. Nhưng cơ thể được luyện đến mềm mại như bông.
Ở tuổi thanh niên, đại sư Lý Hồng Chí đã có công phu thượng thừa
Qua từng đêm sâu vắng lặng, ở nơi không ai biết tới, hè qua đông lại, ngày lại qua ngày, hai bàn tay bất tri bất giác luyện đến chai sạn, y phục đẫm mồ hôi. Mà nỗ lực không phụ lòng người, ngay từ thuở thiếu thời, đại sư Lý Hồng Chí đã có công phu đạt đến cảnh giới thượng thừa của thế gian pháp.
Sau năm 1974, sư phụ Đại Đạo rời đi. Sau đó một vị nữ sư phụ bên Phật gia tới. Người này chủ yếu là truyền thụ công lý và công pháp Phật gia. Quãng thời gian đó, đại sư Lý Hồng Chí mới 23, 24 tuổi, nhưng công lực đã đạt đến tầng thứ rất cao. Năm 1982, đại sư Lý Hồng Chí từ bộ đội chuyển ngành đến công tác ở thành phố Trường Xuân. Luyện công còn khắc khổ hơn nữa.
Mười mấy năm tiếp theo, hầu như mỗi lần đến một tầng thứ thì lại có một sư phụ mới. Mỗi lần đến một tầng thứ thì đều phải trải qua một đợt khổ nạn. Rất nhiều ma nạn đều là người bình thường không thể tưởng tượng được.
Trải qua mấy chục năm khắc khổ tu luyện, ông Lý Hồng Chí đã tu được tuyệt thế công phu. Không chỉ là công lực đạt đến tầng thứ cực kỳ cao. Điều quan trọng hơn là đại sư Lý Hồng Chí đã nhìn thấy được Chân Lý của vũ trụ. Nhìn thấy được trong vũ trụ từ lâu đã tồn tại rất nhiều những gì vô cùng tốt đẹp. Nhìn thấy được nguồn gốc, sự phát triển, cũng như tương lai của nhân loại.
Pháp Luân Công là của đại sư Lý Hồng Chí
Trong mắt của người ngoài, đại sư Lý Hồng Chí là một người rất bình thường, hướng nội, nhút nhát. Những đồng nghiệp chỉ cảm thấy ông sống thật thà, thành thực, dễ gần.
Đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ tranh giành với người khác. Có người không hiểu, bèn nói ông là ngốc. Cái đáng được thì không lấy, cái đáng có thì không cầm. Thực ra ông đã đến cảnh giới ấy. Các loại dục vọng và những thứ lợi ích cá nhân đều không còn để trong tâm. Hết thảy đều thuận theo tự nhiên. Đạm bạc nhìn đời, an nhiên tĩnh tại. Thấy ông bị oan uổng hay trách cứ, người khác cảm thấy bất bình thay cho ông. Nhưng ông chỉ nhẹ nhàng cười mà chẳng để tâm.
Trong giới tu luyện người ta vẫn giảng thế này. Chẳng hạn như một vị Phật sống chuẩn bị chuyển thế. Vị Phật sống ấy bèn đưa công phu của mình truyền cho người tu luyện khác. Đến khi vị Phật sống ấy chuyển sinh, thì người tu luyện kia bèn chuyển phần công phu ấy trở lại vị Phật sống này.
Đời này truyền qua đời khác theo cách như thế. Người ngoài khó biết được rằng chủ nhân chân chính của pháp môn ấy đích thực là ai. Ngày 27/5/1996, đại sư Lý Hồng Chí viết trong bài “Cảnh Tỉnh”: “Thực ra những điều mà những sư phụ của tôi tại thế gian hôm nay truyền cho tôi, cũng là những gì ở những đời trước tôi đã hữu ý để họ đắc được, đợi khi duyên phận đến, an bài họ quay trở lại truyền cho tôi, từ đó khải ngộ toàn bộ Pháp của tôi.”
Thích hợp cho con người hiện đại tu luyện
Trước khi truyền Pháp, đại sư Lý Hồng Chí đã tiên liệu trước rằng tương lai sẽ có rất nhiều người theo học và luyện Pháp Luân Công. Để giảm thiểu can nhiễu đối với cuộc sống sinh hoạt của con người hiện đại. Đại sư Lý Hồng Chí ngay từ đầu đã đặt cuộc sống của chính mình nằm trong cộng đồng dân chúng phổ thông.
Bởi vì ông biết đệ tử của mình sẽ học tập bắt chước theo ông về đủ mọi phương diện. Khác với các khí công sư khác, đại sư Lý Hồng Chí không chuyên môn ăn chay. Ông ăn thức ăn như mọi người bình thường khác. Chỉ là ông không hề kén chọn đồ ăn. Ông cũng kết hôn sinh con.
Chuẩn bị cẩn thận trước khi truyền Pháp Luân Công ra ngoài xã hội
Năm 1991, đại sư Lý Hồng Chí 40 tuổi đã chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực ra kể từ năm 1984, đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công, pháp môn vốn vẫn đơn truyền qua các đời, truyền cho một số đồ đệ được chọn để bí mật tu luyện. Đồng thời chỉnh sửa để trở thành môn công pháp có thể phổ cập cho con người hiện đại vốn có cuộc sống bận rộn.
Năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để đảm bảo không còn gì sơ sót. Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ. Trải qua hai năm quan sát, thấy những đồ đệ đều đạt tầng thứ rất cao. Ví dụ, trong các công pháp khác muốn đạt “tam hoa tụ đỉnh” thì phải mất mười mấy năm hoặc mấy chục năm. Nhưng những đồ đệ của ông chỉ có hai năm đều đã đạt đến. Thể hiện ra sự cao cấp và kỳ diệu của công pháp Pháp Luân Công.
56 lớp học Pháp Luân Công trên toàn quốc
Trước khi mở lớp học Pháp Luân Công đầu tiên, Hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, dựa trên cơ sở khảo sát cẩn thận, đã hoàn toàn khẳng định công lý và công pháp của Pháp Luân Công. Hội đã tiếp nhận Pháp Luân Công vào trong các công phái trực thuộc.
Ngay từ đầu, đại sư Lý Hồng Chí đã làm rất ngay chính. Từ 13/5/1992 đến 30/12/1994, đại sư Lý Hồng Chí đã mở lớp giảng dạy 56 lớp học Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Có trên 60 nghìn học viên đã tham gia. Các lớp học đều là do quan viên địa phương của Hiệp hội Khí công đứng ra tổ chức. Nhân viên của Hiệp hội Khí công sẽ thu xếp địa điểm, bán vé (thẻ học viên), trả thuế, v.v. Họ trích lấy đến 40% thu nhập. Còn lại 60% là để ông Lý Hồng Chí dùng cho chi phí cho đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu, chi trả cho những nhân viên công tác đi theo cùng, v.v.
Thu học phí thấp nhất
Thời bấy giờ ở Trung Quốc người ta lưu hành lối báo cáo kể công. Các khí công sư cần tự thân phóng ra công mạnh mẽ chữa bệnh cho người khác. Việc này làm tiêu hao rất nhiều năng lượng và công lực. Một vị khí công sư bình thường lên lớp sẽ thu mỗi học viên 100 NDT mỗi ngày. Ít nhất cũng là 50 đồng. Nhưng ông Lý Hồng Chí mỗi lớp học diễn ra 9 đến 10 ngày, mà chỉ thu tổng cộng mỗi học viên 40 đồng; mà học viên cao tuổi, giảm giá một nửa, chỉ thu 20 đồng.
Hiệp hội Khí công ở một số địa phương không thích thu phí quá thấp. Đôi lúc còn phàn nàn với ông Lý Hồng Chí. Nhưng ông Lý Hồng Chí vẫn kiên trì thu phí thấp. Thường xuyên đi các nơi như thế, ông Lý Hồng Chí về cơ bản không còn dư lại thu nhập gì cho bản thân mình.
Những năm ấy đại sư Lý Hồng Chí đã đích thân giảng dạy Pháp Luân Công tại 23 tỉnh thành. 60 nghìn học viên tham gia những lớp học đầu tiên đã trở thành hạt giống nhanh chóng đưa Pháp Luân Công truyền khắp Trung Quốc.
Phát hành sách và băng hình
Tháng 4/1993, cuốn sách “Pháp Luân Công Trung Quốc” của đại sư Lý Hồng Chí được nhà xuất bản Hữu nghị và Văn hoá Quân đội xuất bản và phát hành. Tháng 9/1994 băng hình hướng dẫn tập công do đại sư Lý Hồng Chí đích thân làm mẫu được Trung tâm Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh phát hành. Bấy giờ về thân thể và tinh thần thì người tu luyện có được thăng tiến cực kỳ to lớn. Qua bạn bè thân quyến, rồi lưu truyền trong dân chúng, Pháp Luân Công phát triển nở rộ khắp nơi như nấm mọc sau mưa.
Pháp Luân Công được truyền ra nước ngoài
Ngày 13/3/1995, nhận lời mời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp, ông Lý Hồng Chí đã cử hành một hội báo cáo giảng Pháp tại Sứ quán Trung Quốc ở Paris. Đây cũng là lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở hải ngoại. Vậy là Pháp Luân Công chính thức bắt đầu truyền ra nước ngoài.
Ngày 14/4 cùng năm đó, ông Lý Hồng Chí đã đến Gothenburg, Thụy Điển, cử hành lớp học Pháp Luân Công thứ hai ở hải ngoại. Từ đó về sau, ông Lý Hồng Chí chỉ giảng Pháp, không truyền thụ công pháp nữa. Học viên học công đều là chiểu theo băng thu hình, sách, hoặc học ở các điểm luyện công.
Ngay từ khi bắt đầu Pháp Luân Công luôn nhấn mạnh rằng việc tu luyện là hoàn toàn tự nguyện. Pháp Luân Công không có bất kể cơ cấu tổ chức nào mà ước thúc người ta. Không có văn phòng, không lập danh sách, không bắt buộc bất kỳ ai tu luyện. Người tu luyện gia nhập hoặc rời đi một cách tự do. Trạm phụ đạo các nơi cũng chỉ là hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng. Không có lợi nhuận hay thu nhập gì, chỉ là tình nguyện cống hiến.
ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công
Nhưng chỉ vì lượng người học và luyện Pháp Luân Công nhiều hơn đảng viên ĐCSTQ, mà tổng bí thư đảng đương nhiệm, ông Giang Trạch Dân sinh lòng đố kỵ. Giang đã bất kể sự phản đối của các thường uỷ khác trong Bộ Chính trị. Tự mình quyết định phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Chỉ có điều là từ năm 1998, ông Lý Hồng Chí đã định cư ở Hoa Kỳ theo chương trình “nhân tài kiệt xuất”. Ông và gia đình đã tới định cư ở New York.
Ngày 20/7/1999, rất nhiều phụ đạo viên Pháp Luân Công đã bị bắt giam. Ngày 22-7, ĐCSTQ chính thức tuyên bố cấm Pháp Luân Công. Trong bài “Một lời tuyên bố ngắn của tôi”, ông Lý Hồng Chí viết: “Tôi là một người trong giới tu luyện, vẫn luôn không liên quan gì tới quyền lực chính trị. Tôi chỉ là dạy người ta tu luyện. Một người muốn luyện công cho tốt thì ắt phải có đạo đức cao thượng. Thực tế cũng là tôi làm được điều ấy, giúp một trăm triệu người làm người tốt, làm người tốt hơn nữa.” Nhưng ĐCSTQ phớt lờ điều ấy, vẫn cứ khai đao nhắm vào hơn 100 triệu dân chúng.
Thế giới ủng hộ Pháp Luân Công và đại sư Lý Hồng Chí
Ngày nay, dân chúng của các dân tộc khác nhau trên 140 quốc gia và địa khu cấp quốc gia đang học Pháp Luân Công. Những văn bản công nhận và khen tặng Pháp Luân Công của chính phủ các nước và các cơ quan quốc tế đã lên đến hàng nghìn.
Người ta tự tấm lòng cảm thấy Pháp Luân Công đem lại ánh sáng “Chân – Thiện – Nhẫn” cho thế giới. Trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại” năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12. Ông là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời. Năm 2009, ông Lý Hồng Chí vinh dự nhận giải “Lãnh tụ tinh thần”. Ông còn có bốn lần được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Vậy mà ông lại nằm trong danh sách đen của ĐCSTQ và bị truy nã.
Theo báo cáo của Minh Huệ net, cho đến nay đã có ít nhất 4160 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết. Hàng trăm ngàn học viên bị giam giữ. Trong đó có nhiều người còn bị mổ cướp nội tạng – một tội ác tàn khốc chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại.
Theo Chánh Kiến