Lớp Tiểu đệ tử Đại Pháp – chiếc nôi đưa trẻ trở về đạo đức truyền thống, là niềm hạnh phúc chung của cả thầy cô, học trò và phụ huynh.
Nỗi trăn trở về giáo dục trẻ
Trong xã hội nhân loại hiện nay, có thể nói đạo đức đang trượt dốc. Có người vì tiền mà điều ác nào người ta cũng có thể làm, bất chấp luân thường đạo lý. Việc nuôi dạy một đứa con trưởng thành không phải là điều dễ dàng đối với các bậc phụ huynh.
Làm thế nào để hướng trẻ về với cội nguồn, quay về giá trị đạo đức truyền thống? Đó là điều trăn trở đối với một nhóm đệ tử Đại Pháp tại Bắc Ninh (gồm cả giáo viên đương chức và giáo viên đã nghỉ hưu) như cô Quỳnh, cô Trang, chú Long, cô Phúc, cô Loan, cô Quế, cô Thủy, cô Nga, cô Huyền, cô Hiền, chú Lương…
Họ xót xa khi thấy những học trò đến trường phần nhiều các em coi đấy như là nghĩa vụ đi học cho cha mẹ, cho người thân chứ không phải cho bản thân mình. Học thì ít mà quấy phá, nghịch ngợm, dùng điện thoại…thì nhiều. Chính vì thế, bạo lực học đường đã xảy ra ở rất nhiều trường học. Cha mẹ và thầy cô khó mà quản lý được!
Những thầy cô xuất phát từ thiện tâm
Những trăn trở này được cô Quế (giáo viên dạy môn sinh học trường THPT), cô Quỳnh (giáo viên dạy môn tiếng Anh trường THCS) chia sẻ: “Là giáo viên đứng lớp, tôi thấy xã hội hiện nay có những phương diện rất bại hoại. Việc dùng điện thoại, ảnh hưởng của mạng internet làm cho các bạn nhỏ có rất nhiều những thứ xấu, kể cả ở trên lớp. Tôi cũng mong các bạn nhỏ trước hết là được làm người tốt. Nên chúng tôi tổ chức lớp mang văn hóa truyền thống và Chân Thiện Nhẫn đến. Tôi mong các bạn ấy thay đổi, học làm người rồi mới học chữ.”
Cô Nga cũng chia sẻ, các tiết học trển lớp của cô ngoài học cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, các bạn còn được học Đệ tử quy, cuốn sách dạy trẻ những điều căn bản nhất để làm người. Các bạn ấy được làm quen dần với các chữ như hiếu, lễ, rồi các câu chuyện về thánh nhân hoặc anh hùng xưa để lại… Qua đó khuyên các bạn có cách hành xử phù hợp trong cuộc sống theo đúng tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn, để làm người tốt, người tốt hơn từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày.
Lớp tiểu đệ tử Đại Pháp tại Bắc Ninh
Lớp tiểu Đệ tử Đại Pháp của Bắc Ninh được ra đời xuất phát từ ý nguyện muốn thay đổi từ trong căn bản của mỗi đứa trẻ – những chủ nhân tương lai của một xã hội mới nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. Chúng tôi đã tìm được một nơi lý tưởng cho việc mở lớp Tiểu đệ tử. Đó là một xưởng gỗ của nhà cô Quỳnh, rất rộng gần 1000 m2. Tầng 2 của ngôi nhà rộng hơn 200 m2. Xung quanh cây cối nhiều, thoáng mát sạch sẽ, lại rất thuận tiện cho việc đi lại…
Có được địa điểm rồi, chúng tôi bắt đầu hỏi han kinh nghiệm của những nơi đã từng tổ chức lớp tiểu đệ tử như thế này, rồi cùng nhau chuẩn bị giáo án lên lớp, thống nhất về thời gian học, hình thức tổ chức lớp.
Khai giảng lớp học về đạo đức truyền thống
Buổi khai giảng của lớp Tiểu đệ tử được chuẩn bị rất kĩ càng. Tuy nhiên, ai cũng có cảm giác hồi hộp. Buổi khai giảng hôm ấy có nhiều các bé và phụ huynh (là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp) tham dự. Có tiết mục múa, hát của người lớn và cả của các bạn tiểu đệ tử… Ai cũng vui vẻ, hào hứng… Lớp Tiểu Đệ tử Đại Pháp đã ra đời như thế.
Để có những buổi lên lớp được tốt nhất, các cô chú cũng phải lên giáo án rất kĩ càng. Ngoài học cuốn sách Chuyển Pháp Luân và luyện công. Các cô chú chia buổi, từng mảng riêng. Chú Hân thì chuẩn bị mảng hội họa (vì chú là họa sĩ); cô Quỳnh phụ trách mảng tiếng Anh; cô Nga là mảng văn hóa truyền thống; cô Quế phụ trách dạy kĩ năng sống; chú Nam, cô Hằng mảng vui chơi; cô Hoa, bác A Léng (người Hoa) mảng tiếng Trung; cô Mai Anh dạy múa… Sau đó các cô chú xếp lịch học phù hợp từng buổi cho các bé.
Môi trường học thân thiện
Buổi học đầu tiên có hơn 20 bé tham gia đều là con, em, cháu của những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (vì thời gian đầu tiên mọi người bàn nhau mở lớp chủ yếu dành cho các con, cháu của đệ tử Đại Pháp). Từ những ngày đầu các bé đến lớp với những lứa tuổi khác nhau.
Chúng bắt đầu vào môi trường mới từ những bài học đầu tiên trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Có những bé còn chưa cả biết đọc. Nhưng trong trường năng lượng của Pháp Luân Đại Pháp, không còn sự phân cách của lứa tuổi và trình độ văn hóa. Đó là một trường năng lượng thuần chính, hòa ái, từ bi.
Nội dung học hướng về đạo đức truyền thống
Mới buổi học đầu tiên mà các bé đã chơi rất thân với nhau. Có cảm giác như chúng đã thân quen với nhau từ lâu lắm rồi. Các anh chị lớn rất tự giác, thương yêu, bảo ban giúp đỡ các em nhỏ tuổi hơn. Các bé được học Pháp, luyện công. Các cô chú chia sẻ về tu luyện để các em biết cách nhận ra cái sai, lỗi của mình (gọi là hướng nội). Làm việc gì cũng biết nghĩ cho người khác.
Ngoài ra các bạn nhỏ còn được học tiếng Anh, tiếng Trung; học hát các bài hát truyền thống; học múa, học vẽ, học nhạc, học đàn; chơi các trò chơi dân gian như chơi chuyền, đánh chắt, chơi ô ăn quan; chơi giải gianh, rồng rắn lên mây, chơi trồng nụ trồng hoa; bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, nhảy dây; còn cả làm hoa sen, cách bổ, tỉa dưa hấu, cách làm giá đỗ. Các bé chơi các trò chơi rất hào hứng, rất vui.
Những thay đổi khi từ lớp học đạo đức truyền thống trở về nhà
Ở lớp thì như vậy, về nhà các bạn ấy cũng thay đổi rất tích cực. Các phụ huynh đều chia sẻ trước đây các bạn ấy rất lười làm việc nhà; bố mẹ phải sai, chỉ việc các bạn ấy mới làm; việc học cũng không tự giác, thường đối phó. Các bạn ấy hay xem ti vi, xem điện thoại, chơi game …thì bây giờ các bạn ấy biết giúp bố mẹ rất nhiều việc nhà. Học hành tự giác nên thành tích học tập được cải thiện rất nhanh.
Có những chuyện khủng khoảng ở tuổi dậy thì, các bạn không dám hoặc còn ngại khi chia sẻ với bố mẹ thì các bạn ấy chia sẻ với các cô chú. Mọi người đều đứng ở góc độ là người tu luyện, là bạn của các bé để có cách chia sẻ, định hướng phù hợp, giúp các bé vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Trải qua 4 năm, các cô chú duy hộ lớp Tiểu đệ tử Đại Pháp đều nhận thấy các cháu tiến bộ từng ngày.
Cảm nhận của học sinh
Bạn Mạnh (con của cô giáo Tống Thị Quế dạy cấp 3) đến từ thành phố Bắc Ninh, tham gia lớp Tiểu đệ tử Đại Pháp từ ngày học lớp 2. Nay bạn đang học lớp 6, bạn chia sẻ: “ Khi mới tham gia con còn bỡ ngỡ. Nhưng vào học thì con có nhiều bạn để vừa chơi, vừa học. Ngoài học Pháp, luyện công con còn được tham gia rất nhiều trò chơi dân gian; được chơi nhiều loại nhạc cụ như đàn vi-o-lon, đàn cổ cầm, đàn cổ tranh; được học ngoại ngữ. Con thấy rất thoải mái.
Về nhà con không còn ngại khi làm việc nhà mà thấy đó là niềm vui. Con không còn cãi mẹ. Con chăm chỉ học hành. Lúc nào con cũng thấy tâm trạng vui vẻ thoải mái. Thành tích học tập của con đã khá hơn trước nhiều.”
Bạn Thu Hà đến từ Đình Bảng (Thành phố Từ Sơn) chia sẻ: “Mặc dù mới tham gia lớp tiểu đệ tử có 2 tuần nhưng con thấy mình tĩnh tâm hơn. Con đối xử với mọi người trong gia đình cũng ôn hòa hơn, không gắt gỏng như trước. Con thấy mọi thứ xung quanh con yên bình hơn. Con thấy mình vui vẻ, hạnh phúc hơn!“
Niềm vui của phụ huynh
Cô Hoa là cử nhân tiếng Trung, chồng là kĩ sư xây dựng có có 2 con trai tham dự lớp tiểu đệ tử Đại Pháp, nói trong niềm xúc động chân thành: “Con trai lớn của tôi (13 tuổi) học hành chểnh mảng, còn bị đám bạn xấu lớn tuổi hơn đã bỏ học lôi kéo, rủ rê chơi bời khiến cho tôi và gia đình rất lo lắng. Khi được chồng và các cô lớp tiểu đệ tử động viên, cả 2 con đều tham gia lớp Tiểu đệ tử. Chỉ một thời gian ngắn mà các con đã thay đổi hẳn.
Từ rất ít nói chuyện với bố mẹ thì nay sau mỗi buổi đi học về các cháu đều kể hôm nay con học Pháp phần nào trong cuốn Chuyển Pháp Luân, học thuộc Hồng Ngâm. Được đọc câu chuyện cổ tích như Quả dưa hấu, học cách bổ dưa, hay xem các tiết mục của Shen Yun… thứ 7 học thuộc Tam Tự Kinh (tiết học mà các bé rất thích). Các con rất thích được tham gia lớp Tiểu đệ tử. Thường rất mong đến ngày để được đi học. Các cháu học hành tự giác và tiến bộ rõ rệt chỉ sau một thời gian ngắn.“
Các con trở nên tốt hơn mỗi ngày
Rất nhiều phụ huynh có phản hồi: Từ ngày tham gia lớp tiểu đệ tử, các con tự giác học Pháp, luyện công, tu tâm tính mỗi ngày. Trước đây các bạn ấy hay cãi bố mẹ lắm nhưng bây giờ các bạn ấy biết nghĩ cho bố mẹ và những người xung quanh. Tự giác học tập, làm việc nhà giúp bố mẹ… Các phụ huynh học sinh đều cảm ơn Sư Phụ Lý Hồng Chí – Người đã thay đổi cuộc đời và gia đình của họ. Cảm ơn các cô chú duy hộ lớp tiểu đệ tử Đại Pháp để các con họ có một môi trường tu luyện lành mạnh, để con cháu họ trở thành những công dân có ích của đất nước.
Chia sẻ của giáo viên
Cô Trang chia sẻ: “Sau khi tìm hiểu và thực hành mình thấy Pháp Luân Đại Pháp đã gieo mầm trong mình những giá trị văn hóa truyền thống. Mình đã cùng các bạn đồng tu mong thế hệ trẻ, tương lai của đất nước cũng được đắm mình trong văn hóa truyền thống xưa; cùng nhau tìm hiểu và thực hành về văn hóa truyền thống. Chính vì vậy chúng mình cùng nhau từng bước từng bước học và thực hành từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống.
Thành quả đạt được của các cô cháu đến ngày hôm nay ai cũng có thể nhận thấy. Đó là các bạn nhỏ thuần thiện hơn, thuần chân hơn, hiểu lễ nghĩa hơn. Các bạn ấy còn nhắc nhở nhau từ những việc nhỏ nhất như để dép cũng có hàng lối; khi lao động dọn vệ sinh các bé trai kê dọn, các bé gái xách nước; các em nhỏ biết lau chùi… làm các việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe.”
Những chuyến đi để hiểu về đạo đức truyền thống
Các cô còn lên lịch cho các bé tham gia các buổi dã ngoại tham quan, tìm hiểu về văn hóa truyền thống như thăm quan phòng tranh Chân Thiện Nhẫn ở Hà Nội, đi chụp ảnh ở đầm sen (của gia đình một đồng tu ở Quế Võ – Bắc Ninh). Hè mỗi năm các bé được đi biển nghỉ mát, kết hợp thắp nến tưởng niệm những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại ở Trung Quốc …
Từ những buổi học, thăm quan hay dã ngoại đó giúp các bé càng hiểu hơn về đạo đức truyền thống, hiểu được và rèn luyện nhân nghĩa lễ trí tín từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Có những bé tu luyện, chứng thực Pháp tốt ngay trong gia đình của mình nên bố mẹ cũng bước vào tu luyện Đại Pháp, rồi đưa cả em trai đến lớp tiểu đệ tử như bạn Ánh.
Có các bé đã trưởng thành từ lớp Tiểu đệ tử như bạn Dũng – 16 tuổi, bạn Duy, bạn Mạnh, bạn Thùy Chi, bạn Thủy Tiên 11 tuổi (đều cùng mẹ tham gia nhóm trống của đoàn nghệ thuật Hồng Ân tỉnh Bắc Ninh – nhóm gồm những người tu luyện Đại Pháp dùng nghệ thuật giới thiệu với mọi người vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp).
Tiểu đệ tử đã trưởng thành
Bạn Loan trong bài chia sẻ “Nữ sinh tu Đại Pháp:“Từ người lầm lì khó gần, nay con đã hòa đồng và vui vẻ hơn” cũng là một thành viên của lớp Tiểu đệ tử Đại Pháp.
Bạn Ánh là nhân vật trong bài “Nhiều năm tìm hiểu Phật Pháp, nữ sinh kinh ngạc trước quyển Thiên Thư”. Từ lúc 4 tuổi đã theo bà vào chùa tụng kinh niệm Phật và thuộc rất nhiều kinh Phật cổ. Nhưng khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân bạn ấy rất chấn động trước cuốn kì thư thiên cổ.
Dù đã trở thành sinh viên Đại học nhưng cứ ngày chủ nhật được nghỉ bạn ấy lại về hỗ trợ cho lớp Tiểu đệ tử Đại Pháp. Ánh dạy các em chơi đàn cổ cầm, chia sẻ thể ngộ tu luyện với các em. Chị Ánh cũng là tấm gương để cho các em noi theo. Bạn ấy cũng là người hướng dẫn về bộ thủ tiếng Trung cho những ai muốn học vào mỗi tối chủ nhật.
Nhận thấy sự thay đổi tích cực của các tiểu đệ tử thì có nhiều phụ huynh xin cho con em họ vào lớp. Và giờ đã lên đến 50 bạn, ai cũng thấy vui.
Niềm vui tràn ngập trong toàn thể cô trò và các bậc phụ huynh khi thấy con cái mình quay về đạo đức truyền thống để hạnh phúc và trưởng thành hơn mỗi ngày.
Xem thêm: