Nhiều năm tìm hiểu Phật Pháp, nữ sinh kinh ngạc trước một quyển Thiên Thư
Tìm hiểu Phật Pháp từ nhỏ nhưng cô bé Ánh vẫn không thể cải thiện tâm tính của mình, em chỉ thực sự thay đổi khi gặp được một cuốn Thiên Thư.
Nội dung chính
Bén duyên với Phật Pháp từ nhỏ
Con tên là Nguyễn Ánh, sinh năm 2003, hiện con là sinh viên năm nhất ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Con sinh ra và lớn lên ở thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là nơi tụ hội nhiều các di tích lịch sử, văn hóa, chùa, đền, đình, miếu… có lẽ vì vậy mà từ nhỏ con đã thấm nhuần những câu chuyện thần thoại, tin vào thế giới này có phép màu.
Từ nhỏ con đã rất thích đọc sách, thơ văn, và điều đặc biệt là luôn muốn đọc những kinh sách liên quan đến Phật Pháp. Lớn lên nghe mẹ kể lại thì mới thấy con đã bén duyên với Phật Pháp từ khi còn chưa sinh ra; vì hàng ngày bà nội đã dành rất nhiều thời gian để đọc kinh cho sinh linh bé nhỏ là con ở trong bụng mẹ.
Từ khi còn nhỏ xíu con đã cùng bà nội đọc kinh, niệm Phật. 4 tuổi con đã có thể tự đọc hết một cuốn kinh sách; học thuộc những bài kinh dài 4 mặt tờ A4. Con thuộc cả Chú Đại Bi và tên của 500 vị Phật khác nhau.
Đến năm 5 tuổi, con cùng bà nội đi đến chùa tụng kinh, đến những nơi được gọi là “đạo tràng”; xung quanh con chỉ thấy những người trung niên và cao niên, còn con là nhỏ tuổi nhất. Lúc đó con đã được học về bánh xe luân hồi, tái sinh…
Không tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn
Tuy đi chùa nhiều vậy nhưng con thực sự vẫn chưa tìm thấy sự bình yên trong nội tâm; tính cách vẫn luôn trầm, bướng bỉnh, lì lợm. Con vẫn hay nóng giận, hờn dỗi, khó tính, khó gần. Vào chùa thì như vậy, nhưng vừa bước chân ra khỏi chùa thì con lại muốn gì làm nấy. Thực sự nhân tâm chưa hề được cải biến.
Điều mà khiến con ngỡ ngàng đó là khi đến những ngày lễ hay chùa có tổ chức hoạt động cộng đồng, con có tham gia với mọi người và đều rất thích, nhưng mỗi khi sư thầy phát lộc hay tung lộc, mọi người lại thi nhau tranh giành từng gói muối, gói gạo, gói lộc. Lúc đó con ngơ ngác đứng nhìn mọi người và bị xô ngã mãi không đứng dậy nổi.
Việc đó khiến con đặt ra một dấu chấm hỏi: “Tại sao vì một gói quà nhỏ vậy mà những người lớn muốn có được nó đã xô đẩy, giẫm đạp lên một đứa trẻ?” Con đã suy nghĩ rất nhiều và quyết định về nhà tự tu tập.
Biến cố trong cuộc sống
Vào năm con học cấp 3, gia đình bắt đầu có nhiều việc xảy ra, mâu thuẫn, xung đột… nhưng điều khiến con thấy tuyệt vọng nhất là bà nội mất. Con như bị mất phương hướng, mất một nơi để dựa vào…
Con còn nhớ vào khoảng tháng 4 năm 2018, khi đó bà đang bị bệnh thì cô giáo chủ nhiệm cũ hồi học cấp 2 cho con mượn chiếc đài nho nhỏ và nói rằng: “Con mang về cho bà nghe thử xem. Trong đây là 9 bài giảng về Phật Pháp hay còn gọi là Pháp Luân Công do thầy Lý Hồng Chí sáng lập”. Con vâng lời và háo hức cầm về cho bà nghe.
Khi bà nghe được 4 bài giảng, con tình cờ hỏi xem bà cảm thấy thế nào? Vì lúc đó con chỉ nghe đến tên Pháp Luân Công chứ chưa hề biết Pháp Luân Công là như thế nào? Bà nhẹ nhàng đáp lại lời của con: “Pháp này cao thật con ạ!”
Con rất ngạc nhiên và thầm nghĩ: “Tại sao một người tu tập trong chùa 22 năm, đến chùa ăn chay niệm Phật, vậy mà có lòng kính nể với một pháp môn khác?” Điều này khiến con thấy rất kỳ lạ…
Cơ duyên đã đến
Lời nói của bà cứ vang vọng trong con, khiến con nhớ lại một chuyện hồi lớp 6. Lúc đó con và chị đi công việc thì có hai người đến tặng cho con một bông hoa sen. Trên đó có chữ Chân Thiện Nhẫn. Lúc đó con không biết ý nghĩa của hoa sen đó là gì nhưng cảm thấy thích lắm. Dòng chữ Chân Thiện Nhẫn thì con thấy vừa lạ vừa quen, vì trước đây khi đọc trong sách con đã từng thấy từ “Chân Thiện Mỹ”.
Con cũng nhớ lại hồi cấp 2 hay được cô chủ nhiệm giới thiệu về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp). Nhưng lúc đó con không có thời gian để học hay tìm hiểu thêm, vì việc học hành đã chiếm hết thời gian.
Đầu tháng 6 năm 2018, sau khi bà mất được 2 tháng, vào một buổi tối con đến nhà cô giáo chủ nhiệm cũ để đưa đồ, cô đã đưa cho con cuốn sách Chuyển Pháp Luân và nói: “Con về hãy thử đọc và tìm hiểu xem tại sao cô lại thích đến vậy”. Con cầm quyển sách và đồng ý đọc.
Một quyển sách đặc biệt
Con đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) trong vòng hai ngày rưỡi. Quyển sách này có một điều kỳ lạ là nên đọc trong một không gian tĩnh lặng; không nên làm thêm việc khác khi đang đọc sách.
Từ trước đến nay con đọc rất nhiều sách, hầu như thể loại nào cũng đọc. Thông thường đọc sách là con hay nghe nhạc và xem phim, và nơi ồn nhất mà vẫn có thể hiểu. Thế nhưng khi đọc Chuyển Pháp Luân thì không thể như thế được. Con chỉ biết đọc và ngẫm. Nếu như vô tình mà có một chút ồn ào nào đó thì đọc cũng như không. Càng đọc con càng bị cuốn theo, không có cảm giác mệt hay buồn ngủ, không đau mắt hay khó chịu trong người, đọc với một trạng thái rất tự nhiên.
Đọc sách con hiểu ra được nhiều điều. Thì ra vũ trụ lại có nhiều điều bí mật như vậy! Con hiểu được con người sinh ra sao lại khổ? Hiểu được tại sao ai cũng bị mắc bệnh? Và bệnh không trừ một ai…
Vượt qua thử thách tâm tính
Trong gia đình con hay có chuyện xảy ra, và mọi lỗi lầm dường như đều hướng vào con, con như một người cô lập. Vì tu luyện rồi, hiểu được phải hướng nội, nên con cũng ngẫm xem tại sao lại xảy ra nhiều mâu thuẫn đến vậy? Và con ngộ ra được rằng dây là khảo nghiệm mà mình phải vượt qua để xem mình có thể bén duyên với Đại Pháp hay không?
Thời gian đầu bố mẹ cấm cản không cho con tu luyện… nhưng con không oán hận hay thù ghét gì. Con chỉ khó chịu mấy hôm rồi lại cười nói với mọi người bình thường như không có gì xảy ra.
Con hiểu rằng không có gì là ngẫu nhiên, tất cả đều là để con đề cao tâm tính. Thuận theo việc tâm tính con ngày càng tốt hơn thì gia đình cũng ít can nhiễu hơn. Gia đình con dần dần cũng hiểu được Đại Pháp là tốt.
Trước khi tu luyện, cơ thể không được khỏe mạnh
Trước khi tu luyện con hay ốm vặt, hở một chút là ốm, sốt rồi cảm. Lớn thêm 1 chút thì con mắc bệnh rối loạn tiêu hóa. Con rất hay đau đầu, thường xuyên mất ngủ. Có những hôm con thức trắng đêm, ngồi một lát là đau lưng. Khoảng lớp 8 thì con bị viêm đại tràng. Cơ thể lúc nào cũng khó chịu, ăn không ngon ngủ không yên, hay chán ăn; vì không ăn nó cũng đau, ăn vào thì nó cũng đau. Con chỉ uống sữa qua ngày, làm cho cơ thể sụt ký dần dần. Thân thể con lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi uể oải, nhưng vẫn phải ra sức học và làm việc.
Nhiều đêm liền con phải học đến 3-4h sáng. Hậu quả là sáng hôm sau đi học, cứ đến giờ ra chơi là con lại phải nằm ngủ. Thấy mình ốm yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa nên con tìm hiểu đến mấy môn thể thao để cải thiện sức khỏe, ví như là gym, cầu lông, bóng rổ, kick boxing,… nhưng cũng chỉ cải thiện được một chút; chỉ khỏe cái thân xác bên ngoài nhưng bên trong thì không khỏe một chút nào.
Cải biến cả thân lẫn tâm
Nhưng từ khi tu luyện Pháp Luân Công thì tinh thần con luôn thoải mái, con nhìn mọi thứ dưới lăng kính tích cực hơn. Thân thể dần dần được cải thiện, con ngồi thiền bài công pháp thứ 5 cảm thấy nhẹ như không. Con không còn bị mất ngủ, thường ngủ rất sâu.
Con có thể cười nhiều hơn, không bi quan, xả bỏ tất cả những thứ tiêu cực, được sống đúng với bản chất thiện lương của mình, đều là nhờ có Đại Pháp và Sư phụ.
Có lẽ là một người con Bắc Ninh, mang trong mình truyền thống văn hóa Kinh Bắc, đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, chạm bạc, khắc gỗ, vẽ tranh dân gian… cho nên con có một niềm đam mê không nhỏ đối với văn hóa truyền thống. Nhờ có Đại Pháp mà con có thêm sức mạnh và động lực để bước tiếp trên con đường nghệ thuật này.
***
Phật Pháp vô biên có muôn vàn cách để cứu độ chúng sinh, có lẽ nhờ tâm chân thành mà cô bé Ánh đã tìm thấy pháp môn phù hợp với bản thân sau nhiều năm tìm hiểu Phật Pháp. Bạn đọc muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.
Xem thêm video: