Nhiều người quan niệm rằng tu luyện thường gắn với những tôn giáo xa rời thế tục, phải xuất gia vào chùa, lên núi ẩn mình, đoạn tuyệt thế sự, sống trong những hoàn cảnh khắc nghiệt. Bác Nguyễn Ngọc Kiên (sống tại Tp. Nha Trang) cũng đã từng có những trăn trở như vậy. Bác xuất tâm muốn tu luyện khi tuổi đã cao nên nghĩ không còn đủ thời gian. Nhưng một cơ duyên tình cờ đã giúp bác biết được một pháp môn Phật gia phù hợp cho mọi lứa tuổi.

Tu (修) có nghĩa là chỉnh sửa, học tập… Muốn hoàn thiện nhân cách, đức hạnh, phẩm giá của bản thân thì phải liên tục bỏ đi những thói hư tật xấu, tư duy hành động theo lễ nghĩa, đạo đức, học hỏi không ngừng. Còn luyện (煉) nghĩa là rèn luyện, rèn đúc, gọt giũa. Luyện cũng lại có nghĩa là tôi luyện, qua chịu đựng mà trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, “tu luyện” ấy chính là việc con người luôn biết nhìn lại mình, sửa đổi mình và nắn chỉnh con đường mình đi cho phù hợp với chính đạo. Vì lẽ đó, muốn thành người, làm người tử tế thì phải luôn tu luyện.

Bởi vậy người xưa nói “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”. Nguyên văn tiếng Hán là “Nhân bất vi kỷ, Thiên tru Địa diệt”; chữ “vi” (為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau. Một nghĩa là “học tập” (hay là tu tập), còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong Trời Đất”.