Chịu nhiều tủi nhục, cay đắng của cuộc đời làm dâu, cô Gấm về nhà đẻ với hai bàn tay trắng. May mắn ánh sáng Phật Pháp cho cô niềm vui mới…

Lắng nghe cô Gấm kể câu chuyện về cuộc đời của mình mới thấy “cuộc đời đúng là bể khổ”. Mỗi người một số phận, một nỗi khổ đau. Dù cả cuộc đời có khổ đau, nhưng may mắn những ngày tháng về già, cô Gấm đã tìm cho mình niềm vui. Niềm vui khỏi bệnh tật, vui quây quần bên con cháu và nhất là có ánh sáng Phật Pháp soi rọi trong mọi suy nghĩ, hành động của mình để tu thành người tốt, viên mãn con đường nhân sinh. Cô nói rằng: “giờ cuộc đời cô vui lắm!”

Hạnh phúc không quá hai tháng, người chồng dắt về người đàn bà khác

Cô là Hoàng Thị Gấm, sinh năm 1957, quê ở Ý Yên, Nam Định. Sinh ra trong gia đình đông anh em, bố mẹ làm nghề nông, gia cảnh nghèo khổ, cô Gấm chỉ học hết lớp 7 rồi đi lấy chồng. Bên nhà chồng cũng làm nông nghiệp, nghèo khổ. Bố chồng mắc căn bệnh ho, mẹ chồng thường xuyên đau bụng nên chẳng làm được gì. Gạo không có mà ăn, cô về làm dâu, ra chợ đong ống gạo cả gia đình mới có bát cơm để ăn.

Bố mẹ chồng cho vợ chồng cô ở căn buồng đầu hồi. Chồng cô là con út, trước khi lấy vợ anh học lái xe trong quân ngũ, rồi ra quân. Khi chiến tranh biên giới nổ ra, anh tái ngũ. Lấy nhau, vợ chồng son ở với nhau được hơn một tháng thì anh phải lên đường nhập ngũ. Hết thời gian chiến tranh, anh học chuyển ngành và làm sĩ quan chuyên nghiệp. Xa cách biền biệt, mỗi năm anh về phép một lần, tình cảm vợ chồng như bát nước lạnh.

Những năm xa cách ấy, cô Gấm ở nhà chịu bao khổ cực, đói rách nuôi bố mẹ chồng. Hết ông bà đến anh chị em nay ốm, mai đau, cô Gấm một mình lo toan mọi việc. “Gái có công thì chồng chẳng phụ”, cô không chỉ làm tròn phận dâu mà đến phận làm mẹ cũng không được diễm phúc ấy. Anh không cho cô mụn con anh còn đem khổ đau cho cô khi anh phải lòng người con gái khác. Anh ngang nhiên dắt về nhà người đàn bà khác. Từ đó, gia đình nhà chồng theo vào mà hắt hủi cô…

Những ngày tháng khổ đau

Chịu nhiều khổ đau nhưng cô Gấm không than trách, chấp nhận số phận (ảnh nhân vật)

Cô Gấm ở nhà một mình vò võ chờ đợi chồng. Rồi cô nghe người ta đồn chồng cô phải lòng người đàn bà dân tộc Tày. Một ngày không còn đồn thổi nữa, anh đưa người đàn bà đó về nhà…

Người lạ về làng, không chính không thuận, cán bộ xã, Hội phụ nữ tìm đến yêu cầu giải trình. Họ đuổi người đàn bà đó đi và yêu cầu anh giữ gìn hạnh phúc gia đình. Chồng và gia đình chồng tưởng cô bắt tay cán bộ xã đuổi người đàn bà đó nên từ đó họ chì chiết cô. Chồng cô đánh đập, đổ lỗi tất cả do cô. Cô làm gì anh cũng thấy ngứa mắt. Cô phơi lạc ở sân anh giẫm nát, anh chửi và không coi cô là vợ.

Rồi anh rời khỏi nhà, ở với người đàn bà ấy. Họ không có con vì anh vốn vô sinh. Người nhà anh tưởng cô là nguyên nhân gây đau khổ do cô không sinh được con. Khi họ hiểu ra thì tất cả đã muộn. Thỉnh thoảng anh về thăm bố mẹ, nhưng anh ngủ với bố, anh và cô như hai người xa lạ. Cô vẫn ở nhà chồng, chăm sóc cho bố mẹ chồng. Những ngày chăm sóc bố mẹ chồng tại bệnh viện, người ta phải thốt lên: “hiếm có được cô con dâu như vậy”. Năm 1986, cơn bão làm đổ căn nhà chồng. cô phải dựng tạm căn nhà để ở…Gia đình chồng đủ lời hắt hủi, giống như cô mắc nợ họ giờ phải hoàn trả vậy. Cô không trách, không than, chấp nhận cuộc sống ấy,…

Quay về với bố mẹ đẻ với hai bàn tay trắng

Dân làng đủ lời dị nghị, họ hàng, bố mẹ cũng không thiếu lời oán trách cô. Chồng thì chửi bới, đánh đập, cô vẫn nín nhịn mà không dám nói. Nhiều lúc khổ quá cô chỉ biết kêu trời. Bố mẹ đẻ thấy con gái lấy chồng mà khổ quá, bố mẹ kêu cô về nhà thôi. Cô cũng thấy phận mình bèo bọt nên quyết định quay về nhà đẻ. 22 tuổi cô lấy chồng, hưởng phúc đức nhà chồng được 8 năm. 30 tuổi, cô rời nhà chồng vẫn mang thân phận gái có chồng vì hai vợ chồng không ly hôn. Vậy là, sau 8 năm lấy chồng, cô đi với hai bàn tay trắng, cô về cũng hai bàn tay trắng.

 Bố mẹ cho cô mảnh ao, ngày ngày cô gánh đất, vượt ao, đóng gạch rồi làm căn nhà tạm để ở. Bố mẹ xin được một bé gái 7 tháng tuổi, cho cô làm mẹ. Ngày ngày cô chăm sóc đứa bé ấy, nó là niềm vui, là hy vọng của cô. Con bé sức khỏe yếu, nay ốm mai đau… Trải qua bao nhiêu vất vả nuôi con, rồi nó cũng lớn khôn. Lớn lên nó bảo nó sẽ đi làm kiếm tiền nuôi mẹ.

Ở quê nhà thời điểm đó không có nhiều công ty. Qua người quen, con bé vào tận Củ Chi làm việc. Thương mẹ ở nhà một mình, con bé đón mẹ vào, hai mẹ con thuê nhà trọ, ngày ngày đi làm. Cô Gấm cũng xin vào làm công ty, cùng sống những ngày bình yên với con. 

Bị tiểu đường, ung thư cổ tử cung khi cuộc đời bắt đầu được an nhàn

Bị tiểu đường, ung thư cổ tử cung khi cuộc đời bắt đầu được an nhàn
Cô Gấm bị ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh khác (ảnh nhân vật)

Năm cô Gấm 56 tuổi, con gái cô lấy chồng. Nó bén duyên với anh chàng người Củ Chi nên định cư luôn ở mảnh đất mới này. Năm sau, con gái cô sinh bé, cô Gấm cũng hết tuổi lao động ở công ty nên cô nghỉ ở nhà trông cháu. Vợ chồng con gái cô cũng mua đất, làm nhà, chấm dứt cảnh ở trọ 10 năm.

Khi kinh tế con cái ổn định, có của ăn của để thì sức khỏe cô Gấm xuất hiện nhiều bệnh tật. Bệnh tiểu đường khiến cô phải nằm viện hàng tháng. Lúc này, có người bạn cùng quê hương, cũng vào Củ Chi trông cháu, kết nghĩa chị em với cô Gấm, có tập luyện Pháp Luân Công. Thấy môn tập tốt quá nên giới thiệu cho bạn kết nghĩa nhưng cô Gấm không để ý, cũng không tập.

2 năm sau, lúc cô Gấm 63 tuổi, trong một lần đi khám, bác sĩ phát hiện cô bị u cổ tử cung. Sau cuộc phẫu thuật, bác sĩ phải mời cô gấp quay lại viện vì họ phát hiện dấu hiệu bất thường. Họ kết luận cô bị ung thư cổ tử cung, giai đoạn đầu. Sau khi chữa một tháng tại bệnh viện, cô Gấm về nhà quyết tâm tập Pháp Luân Công mà người bạn giới thiệu. Cô chăm chỉ tập, rồi đọc sách, từ không hiểu, dần dần cô hiểu ra Pháp môn này là tu Phật, là tu sửa tâm tính. Càng đọc sách cô càng thấy vui, thấy cuộc đời mình sang một trang khác khi có ánh sáng Phật Pháp soi đường…

Ánh sáng Phật Pháp soi đường, cô Gấm khỏi bệnh ung thư, tiểu đường

Ánh sáng Phật Pháp soi đường, cô Gấm khỏi bệnh ung thư, tiểu đường
Nhờ đọc sách Pháp cô Gấm hiểu ra vì sao cuộc đời mình khổ đau đến vậy (ảnh nhân vật)

Lúc mới tập luyện, cô Gấm gặp rất nhiều khó khăn. Mắt cá chân và đầu gối xưng to, đau đớn vô cùng. Đứng lên, ngồi xuống khó khăn, đêm nằm ngủ muốn giở mình phải lấy tay cầm chân vắt sang bên kia mới nằm được, lại còn liên tục bị chuột khiến cô Gấm đau đớn vô cùng. Cô lại liên tục ho trong mấy tháng liền. Cô không dám kêu, sợ con không cho tập, lại ép bắt uống thuốc…

Cô vẫn kiên trì tập luyện. Nhờ đọc sách cô hiểu đó là những nghiệp nợ mình mắc giờ chịu đựng một chút để hoàn trả. Mọi sự việc xảy đến không có gì ngẫu nhiên, đều là nhờ cô tu luyện nó mới xuất hiện. Xuất hiện việc tốt hay xấu đều là hảo sự để giúp cô tu bỏ những nhân tâm xấu. Cô tin tưởng lời dạy của Sư phụ, tin rằng ánh sáng Phật Pháp sẽ giúp cô khỏi bệnh. Dần dần cơn đau, cơn ho giảm và hết hẳn, cô thấy mình khỏe, người nhẹ nhàng như không có bệnh vậy.

2-3 tháng cô lại lên viện kiểm tra định kỳ. Bác sĩ thông báo những chỉ số sức khỏe đều ổn, tế bào ung thư đã không còn. Cô mừng quá, từ đó không uống viên thuốc nào, kể cả thuốc huyết áp, tiểu đường. Da dẻ cô hồng hào, người giảm cân từ 72kg xuống 64kg, người gọn, săn chắc. Càng tập cô càng thấy mình khỏe ra, tâm trạng luôn vui vẻ…

Kiên định trên con đường có ánh sáng Phật Pháp soi rọi

Vượt qua mọi khó khăn, kiên định bước trên con đường Phật Pháp
Cô Gấm tập bài công pháp số 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật)

Thấy mẹ mình tập luyện khỏi hết bệnh tật, con gái cô mừng cho mẹ và ủng hộ mẹ tập. Trong quá trình ở cùng con cái, trông cháu nhỏ, cô Gấm biết mình còn nhiều nhân tâm chưa tu bỏ hết. Nóng tính, quát mắng cháu nhưng nhớ lời dạy Sư phụ cô dần dần tu bỏ nhân tâm. Cuộc đời cô đã chịu nhiều thiệt thòi nhưng về cuối đời, may mắn đắc được Đại Pháp, có ánh sáng Phật Pháp chỉ lối, giống như cô tìm thấy đường về của sinh mệnh. Đó là niềm vui vô hạn. Cô vui mừng nói:

“Đắc được Đại Pháp rồi thật mừng lắm, quý lắm! Giờ cô có Sư phụ, cô không còn lo gì, sợ gì nữa. Ngày ngày được sống trong trong ánh sáng Phật Pháp, đó là vui nhất rồi”.

Cuộc đời cô Gấm vốn khổ đau nhưng cuối đời đã tìm thấy niềm vui; niềm an ủi khi cả tâm thân khỏe mạnh nhờ ánh sáng Phật Pháp. Nguyện Ước để lại số điện thoại để bạn đọc liên hệ trực tiếp 0365 636788. Hoặc nếu muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công thì có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.