Nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy, những người không có tiền đồ, mãi không thành công thường có các đặc điểm chung trong lối suy nghĩ và hành xử. Dưới đây là 9 nguyên nhân chủ yếu.

1. Luôn do dự 

Điều tồi tệ hơn cả sự liều lĩnh lại chính là tính do dự và thiếu quyết đoán.

Những người hay do dự thường thiếu chủ kiến, gió chiều nào xuôi chiều đó, bất luận là ở các phương diện khác mạnh cỡ nào, thì trong cuộc đua của cuộc sống cũng luôn dễ dàng bị những người quyết đoán bỏ lại phía sau. 

Mãi không thành công; Vì sao mãi không thành công; Tại sao mãi không thành công
Những người hay do dự, thiếu quyết đoán thường bị bỏ lại phía sau trên mọi cuộc đua (ảnh minh họa: Shutter Smith)

Người có khí thế quá mạnh mẽ khó tránh khỏi phạm sai lầm, nhưng còn hơn là những người cái gì cũng không dám làm, Whitehead từng nói: “Sợ sai lầm sẽ hủy hoại sự tiến bộ”.

2. Sự trì hoãn

Kế hoạch rất toàn diện, thực thi lại rất mỏng manh.

Trong nhiều trường hợp, sự trì hoãn chính là trốn tránh các vấn đề và sự lười biếng, phóng đại những khó khăn phía trước và chùn bước. 

Với tâm lý trì hoãn ngày qua ngày, tìm đủ mọi lý do để trốn tránh. Thường xuyên than thở, oán giận “Công việc này sao mà nhàm chán, “Sếp khó tính quá”, “công việc quá bận…”, “nghỉ một ngày  cũng chẳng sao cả”,…

Sau đó, chúng ta sẽ rơi vào vũng lầy “công việc ngày càng nhàm chán” và “cuộc sống ngày càng nhàm chán”.

Càng trở nên lười biếng và tiêu cực, bạn sẽ càng rơi vào cái bẫy hối tiếc về quá khứ và ảo tưởng về tương lai.

Dần dần nó sẽ tạo ra cảm giác có lỗi và phủ nhận bản thân mạnh mẽ hơn, khiến con người càng ngày càng trở nên lo âu. 

Nhà tư tưởng nổi tiếng Romain Rolland đã nói: “Lười biếng là một điều rất kỳ lạ. Nó khiến bạn nghĩ đó là sự thoải mái, nghỉ ngơi và may mắn, nhưng thực tế, thứ nó mang lại cho bạn lại là sự buồn chán, kiệt sức và trầm cảm”.

3. Không bao giờ kiên trì được lâu

80% thất bại trên thế giới đều đến từ việc bỏ cuộc giữa chừng.

Những người này chưa bao giờ trải nghiệm được niềm vui đến từ việc kiên trì làm một việc gì đó cho tới khi thành công.

Bởi vì quá trình kiên trì luôn nhàm chán và đầy rẫy những thất vọng. Vào đầu mỗi năm, những trang đầu tiên của cuốn sổ chứa đầy những kế hoạch lớn lao, còn những trang sau đều trống trải. 

“Tôi mua được một cuốn sách rất hay, nhưng tiếc là đến giờ tôi vẫn chưa đọc nó…”

“Tôi đã hạ quyết tâm giảm cân, nhưng chỉ kiên trì được đến ngày thứ 5 là bỏ cuộc”.

Hầu như ai cũng đã từng trải qua kinh nghiệm “lập ra kế hoạch đầy tham vọng rồi từ bỏ chúng một cách thất vọng”.

Lâu dần cảm giác thất bại càng tăng lên khiến bạn càng ngày càng mất tự tin.

4. Sợ bị khước từ

Trong các mối quan hệ cá nhân, mọi người thường cảm thấy “bị khước từ” là một sự tổn thương. 

Với những người rất dễ tự ái, luôn trong trạng thái mong manh, dễ vỡ thì cảm giác này dường như hay bị cường điệu hóa. Có lúc gặp phải loại khước từ rất hiển nhiên cũng khiến họ bị thương tổn, như một người yêu quý đột nhiên rời đi, hoặc bạn bè xa lánh, phản bội,…

khó thành công; không thể thành công; người thất bại
Dễ tự ái thì khó làm việc lớn (ảnh minh họa: Glints)

Thậm chí, có lúc loại từ chối này rất nhỏ, chỉ là bạn nhìn người ta mỉm cười một cái, nhưng đối phương lại nhìn đi chỗ khác. Hoặc bạn đã cố gắng lấy hết dũng khí để gửi một tin nhắn, nhưng đối phương rất lâu mới trả lời một tin nhắn ngắn gọn,…

Ngược lại, những người thành công họ có thể dễ dàng buông xuống những tự ái cá nhân, để chuyên tâm hoàn thành mục tiêu cho đến khi đạt được kết quả.

Vậy nên, một người càng vô dụng thì tự ái càng cao, càng dễ bị ám ảnh bởi những điều nhỏ nhặt tầm thường.

5. Giới hạn bản thân

Đây chính là cách tự hủy hoại năng lực bản thân. Họ thường nói họ muốn làm cái này nhưng sợ không làm được, với đủ thứ lý do. 

Họ phủ nhận bản thân trước khi làm bất cứ điều gì, đồng thời tìm đủ lý do để không nỗ lực. Mọi sự tầm thường và kết quả thấp đều do những giới hạn mà tự họ thiết lập. Trong lòng họ cam chịu ở một mức độ nào đó, và mặc định bản thân chỉ tới mức đó, họ cho rằng họ chỉ làm được tới đó là cùng. 

Kiểu tâm lý ám thị này đôi khi có thể giúp bạn ngăn chặn nỗi thất vọng khi bạn thất bại và mang lại cho bạn cảm giác tự hài lòng về bản thân; nhưng nó tước đi cơ hội “tiến thêm một bước nữa” để thành công của bạn.

La Rochefoucauld đã nói: “Người tầm thường luôn phàn nàn về những điều họ không hiểu”.

6. Trốn tránh hiện thực

Những người hay trốn tránh hiện thực thường mắc bệnh mơ tưởng hão huyền. Loại người này có 5 đặc trưng: 

–  Thích tạo ra một thế giới nhỏ bé của riêng mình.

– Họ nói:”Tôi muốn sống một cuộc đời tự do theo ý mình”. Thực ra, nói một cách thẳng thắn là họ khao khát một cuộc sống nhàn hạ. 

– Nghiện chơi game hoặc tiểu thuyết huyễn hoặc. Những thứ này có thể dẫn họ vào một thế giới kỳ diệu, tha hồ trốn chạy khỏi cuộc sống thực. 

– Họ luôn cảm thấy thế giới hiện thực rất tàn khốc. Khi theo đuổi những điều hão huyễn, họ thường bị cuộc sống thực đả kích. 

– Không thể đối mặt với một môi trường không chắc chắn, bởi vì họ chỉ có thể tìm thấy cảm giác an toàn trong thế giới nhỏ bé do chính mình tạo ra.

7. Luôn tìm cớ

Một khi mắc sai lầm, phản ứng đầu tiên của bạn thường là tự bào chữa. Những người thích bào chữa đều có đặc điểm chung: Không có tham vọng mạnh mẽ, không kiên trì theo đuổi và không có niềm tin vững chắc vào cuộc sống.

Vì thế khi gặp khó khăn, áp lực, họ không muốn chịu đựng, trách nhiệm không muốn gánh vác. Khi gặp rủi ro, thử thách liền lùi bước, không dám đảm đương. Nếu muốn lùi bước, bạn buộc phải kiếm cớ, vì kiếm cớ là điều dễ làm nhất.

Đây là một cách để che đậy sự thiếu hiểu biết của mình và tìm niềm an ủi trong đó.

8. Sợ hãi

Dè dặt, hèn nhát, trong công việc bạn luôn cảm thấy: Sợ bị lãnh đạo chỉ trích, sợ người khác cho rằng mình kém cỏi, sợ người khác biết được khuyết điểm của mình,… Suốt ngày quan tâm đến đánh giá của người khác, sợ mắc sai lầm, sợ không được khen thưởng cho những nỗ lực của mình.

khó thành công; không thể thành công; người thất bại
Sợ hãi đánh cắp đi sự tự tin của bạn (ảnh minh họa: Istock)

Từng có một câu nói nổi tiếng: “Tôi không dám nhọc lòng gọt giũa bản thân, sợ cuối cùng nhận ra mình không phải là một viên ngọc. Nhưng trong lòng vẫn luôn có một tia hy vọng, không cam chịu làm bạn với đống đổ nát.”

Trên thực tế, đó là biểu hiện của tâm lý yếu đuối, sợ hãi và không sẵn sàng đối mặt với sự thất vọng.

9. Từ chối học tập

Việc học cần đầu tư trí óc, và sự phát triển bản thân đòi hỏi phải không ngừng đấu tranh với chính mình. Nhưng bạn thà nằm thoải mái ở nhà, chơi điện thoại di động và xem phim còn hơn.

Sau đó, khi bạn thấy đồng nghiệp của mình có mức lương cao hơn và sống cuộc sống tốt hơn, bạn than thở về sự kém may mắn của mình trong đám bạn bè.

Từ sáng đến tối, bạn đều có những kế hoạch lớn lao cho tương lai, nhưng lại sống một cuộc sống trống rỗng, cô đơn và lạnh lẽo. Thực ra hầu hết những cảm giác này đều là vì nhàn rỗi và không có gì để làm.

Theo Aboluowang