Ngày nay nhiều người người coi hôn nhân như một trò đùa, tùy tùy tiện tiện mà huỷ bỏ đính ước với vị hôn thê, hay bỏ vợ bỏ chồng. Nhưng theo quan niệm truyền thống thì hôn nhân là một việc rất nghiêm túc trang trọng. Người xưa tin vào nhân duyên, hôn nhân là có liên quan đến thiên mệnh, là an bài của Thần Phật; tuân theo duyên phận chính là tôn kính Thần linh; vì vậy giữ vững quan niệm hôn nhân truyền thống thì sẽ có phúc báo. 

Vị hôn thê đột nhiên mắc trọng bệnh

Vào thời Bắc Tống, ở nước Tề có một người tên là Lưu Đình Thức. Anh là một người chính trực, tấm lòng thản đãng, rất coi trọng lời hứa, trước sau như một. Anh vào thời thanh niên, có người giới thiệu cho một cô gái ở quê; hai nhà thông qua bà mối tác hợp để tiến tới hôn nhân. Dự định là mấy năm nữa sẽ mang sính lễ qua và rước nàng về nhà; kết thành vợ chồng trăm năm.

Sau đó Lưu Đình Thức đi thi và được đề tên trên bảng vàng, đỗ cử nhân. Vừa ngay lúc này thì vị hôn thê của anh lại bị bệnh, hai mắt đều nhìn không rõ; dùng mọi phương thuốc đều không có tác dụng. Cuối cùng cô trở thành một người khiếm thị. 

Gia đình nhà gái làm nông cày ruộng, hoàn cảnh gia đình cũng rất khó khăn; lại không có quyền thế gì, vì vậy không dám đề cập gì đến chuyện hôn sự của con gái nữa. Cô gái buồn tủi khóc thầm suốt ngày, than trách số phận hẩm hiu; lại thêm lo lắng người chồng đính ước kia sẽ thay lòng đổi dạ. 

Không bỏ vị hôn thê thuở hàn vi, đắc phúc báo

Không bỏ người vợ thuở hàn vì, đắc phúc báo
Không bỏ người vị hôn thê thuở hàn vì, đắc phúc báo (ảnh: storm)

Biến cố của vị hôn thê đương nhiên là cũng truyền đến tai của Lưu Đình Thức. Có người khuyên anh không nên lấy vị hôn thê khiếm thị quê mùa kia; để tránh làm hỏng việc đại sự cả đời, hủy đi hạnh phúc của mình. Lưu Đình Thức cười nói: “Tôi đã đính ước với cô ấy; dù cho hai mắt cô ấy có bị mù đi chăng nữa, làm sao có thể làm trái đi ý nguyện ban đầu của tôi được”.

Cuối cùng anh vẫn cưới cô gái khiếm thị đó; cùng nàng tương trợ lẫn nhau, sống đến đầu bạc răng long. Lưu Đình Thức được mọi người khen ngợi là biết giữ lời hứa; là tấm gương mẫu mực về tuân thủ hôn ước. Về sau, Lưu Đình Thức trong lúc làm việc mắc phải sai lầm mà bị phạt. Quan giám sát vốn định cho anh đi lưu đày, nhưng lại khen ngợi mỹ đức của anh trong hôn ước; vì vậy mới tha thứ cho anh. Đây chính là phúc báo mà anh nhận được vì biết coi trọng lời hứa.

Tâm muốn bỏ vợ mà đánh mất tiền đồ

Ở Phúc Kiến từng có một người tên là Lý Sinh, học rộng biết nhiều, có tài văn chương. Lúc anh vào kinh thành đi thi, có đi qua một quán trọ ở Cù Châu. Vào đêm trước khi Lý Sinh đến, chủ quán trọ nằm mơ thấy Thần thổ địa nói với ông rằng: “Ngày mai có một người tên là Lý Sinh sẽ đến nghỉ ở quán trọ của ngươi. Ngươi phải đối đãi với anh ta cho tốt. Bởi vì anh ta có mệnh thi đậu khoa bảng”.

Sáng ngày hôm sau, Lý Sinh quả nhiên đã đi đến. Chủ tiệm ân cần khoản đãi; còn chạy đôn đáo khắp nơi kiếm đồ ăn và xe ngựa cho anh ta. Lý Sinh thấy vậy mới ngạc nhiên hỏi rằng: “Ông vì sao mà lại đối xử với tôi tốt như vậy?” Chủ tiệm liền kể lại giấc mơ cho anh ta hay.

Người vừa xuất một niệm, trời đất đều tỏ tường
Người vừa xuất một niệm, trời đất đã tỏ tường (ảnh Sohu)

Người vừa xuất một niệm, trời đất đã tỏ tường

Lý Sinh nghe xong cũng rất cao hứng, buổi tối nằm suy nghĩ: “Ta sắp thi đỗ rồi! Nếu như làm quan lớn thì tướng mạo người vợ lấy lúc nghèo khó kia thật quá xấu, không tương xứng với một vị quan; ta phải đổi một người mới thôi”.

Lý Sinh đi rồi thì buổi tối chủ tiệm lại được Thần thổ địa báo mộng: “Lý Sinh có tâm bất lương, công danh còn chưa thành mà đã muốn bỏ vợ. Bây giờ anh ta không còn hy vọng thi đỗ nữa”.

Sau đó Lý Sinh lại trở lại nhà trọ này, lúc này chủ tiệm đối với anh ta rất lạnh nhạt; thậm chí không muốn cho anh ta ở lại. Lý Sinh hỏi duyên cớ làm sao thì chủ tiệm lại kể lại đầu đuôi những gì trong giấc mộng. Lý Sinh nghe mà chấn động, xấu hổ bỏ đi. Về sau anh ta quả nhiên cả đời không đắc được công danh gì.

Theo Chánh Kiến