Ký ức tiền kiếp đã giúp quan Thiệu Hưởng Dự và những người đời sau hiểu được luật Nhân quả. Tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo sẽ giúp nhân tâm hướng thiện.

Vào cuối triều Thanh, có một vị quan tên Thiệu Hưởng Dự (1793 – 1884). Thi đỗ tiến sĩ, từng làm các chức quan như Thứ cát sĩ trong viện hàn lâm, Nội các học sĩ, Lễ bộ hữu thị lang, Tuần phủ Thiểm Tây, v.v.

Vào những năm cuối đời, Thiệu Hưởng Dự đã tuyển dụng một phụ tá trẻ tuổi tên là Lý Kinh Xa (1858 – 1935). Lý Kinh Xa xuất thân trong một gia đình danh giá. Cha là tổng đốc của hai vùng Quảng Tây và Quảng Đông. Có lẽ vì Lý Kinh Xa xuất thân danh môn thế gia như vậy cho nên Thiệu Hưởng Dự đối với anh ta rất tốt, cũng không ra vẻ bề trên chút nào với anh ta. Lâu dần hai người trở thành bạn vong niên, không giấu nhau chuyện gì. Và một câu chuyện bất ngờ đã được kể ra.

Hé lộ bí mật về ký ức tiền kiếp

Một ngày nọ, khi hai người trò chuyện với nhau. Thiệu Hưởng Dự dường như muốn có điều tâm sự. Sắc mặt ông trở nên nghiêm túc, trịnh trọng. Lý Kinh Xa mới hỏi rõ nguyên nhân vì sao. Thiệu Hưởng Dự trầm ngâm giây lát, rồi vô cùng cảm thán mà kể cho Lý Kinh Xa một bí mật. Ông chính là người đem theo ký ức nhiều kiếp trước mà chuyển sinh đến đây. Quá trình chuyển sinh mà bản thân Thiểu Hưởng Dự đã trải qua quả là một bất ngờ lớn với Lý Kinh Xa.

Hai đời trước của Thiệu Hưởng Dự là một vị thư sinh đọc sách. Đáng tiếc vì lợi ích cá nhân mà đã vu oan, hủy hoại danh tiết của một vị quả phụ. Hậu quả phải ông đã mắc bạo bệnh mà chết. Sau khi chết, nguyên thần bị bắt đến âm tào địa phủ. Diêm quan nhìn vào sổ sinh tử, sắc mặt đột biến, nghiêm khắc trách mắng ông: “Trong mệnh của ngươi vốn là có mệnh làm quan đến hàm nhị phẩm. Vì ngươi làm ô nhục tiết phụ mà tiêu trừ toàn bộ quan vận và thọ mệnh của ngươi. Hơn nữa đời tiếp theo còn phải đầu thai làm súc sinh chịu trừng phạt”. Sau đó Diêm Vương sai dịch dưới âm phủ đem ông đi vào đường súc sinh đầu thai.

Chuyển sinh thành heo vì gian dối

Ông bị bắt đến một nơi, để uống một chén canh mà người đời hay gọi là canh Mạnh Bà. Ông biết đây có thể là “mê hồn thang”, uống rồi sẽ mất đi ký ức khi đầu thai lại. Vì vậy mà ông đã lén đổ đi không uống. Trong một khoảnh khắc, khi hai mắt mở ra, phát hiện bản thân mình đã trở thành heo đang nằm trong chuồng. Bản thân vô cùng hối hận và không cam tâm, nên đã tuyệt thực mà chết.

Sau khi chết, nguyên thần lại được đưa đến âm tào địa phủ. Diêm Vương trách mắng ông mưu đồ trốn việc trả nợ, nên lại đem ông chuyển sinh thành heo. Lần này ông không dám trốn tránh. Đột nhiên ông nhớ lại rằng khi còn làm người đã từng đọc qua kinh Phật. Vẫn còn nhớ đến một số chữ trong đó, ông bèn dùng tâm mà niệm. Hai năm sau, có một tên cường đạo muốn cướp tài sản gia chủ nhà này. Lúc bấy giờ ông nhìn thấy tên trộm tiến vào, liền vội kêu to. Trong chuồng heo phát ra tiếng động lớn đánh thức chủ nhà, tên trộm sợ quá liền bỏ chạy. Chủ nhà biết ơn ông có công hộ chủ, nên không đem ông vào lò giết mổ heo, mà để ông sống già tự nhiên mà chết.

Thành tâm niệm Phật được đầu thai làm người

Kiếp làm heo này chết đi, nguyên thần bay ra lại được đưa đến địa phủ. Diêm Vương nhìn thấy trên đầu ông có một vầng kim quan; biết rằng kiếp này ông thành tâm niệm Phật mà hiển lộ ra. Quan liền lập tức đem tình huống của ông bẩm báo lên trên và nhận được trả lời: ông có thể tiếp tục đầu thai làm người. Hơn nữa còn đem vận mệnh làm quan nhị phẩm của ông ở đời trước trả lại cho ông.

Trước khi đầu thai, ông cần phải lột lớp da heo mới có thể đầu thai làm người. Lột lớp da heo đau đớn vô cùng. Khi lột đến cánh tay, bởi vì quá đau chịu không nổi nữa ông đã vùng vẫy một hồi. Vậy nên ở trên cánh tay ông vẫn còn một lớp da chưa lột sạch. Nói đến đây, Thiệu Hưởng Dự liền vén ống tay áo, giơ cánh tay lên. Lý Kinh Xa vừa nhìn, quả thật liền thấy một lớp lông rất dài giống lông heo trên cánh tay. Câu chuyện luân hồi thiết thực này khiến anh ta kinh ngạc cảm thán mãi.

Thành tâm niệm Phật giúp nhân tâm hướng thiện

Giữ gìn phẩm hạnh nhờ tin vào Luân hồi và Nhân Quả

Không lâu sau, Lý Kinh Xa tham gia khoa cử rồi thi đỗ cử nhân. Đến năm 1890, ông thi đỗ tiến sĩ vào triều làm quan. Ông từng làm các chức quan như Thứ cát sĩ trong viện hàn lâm, chỉnh lý kinh sách, thảo luận văn sử, Tư ngoại lang viên võ binh bộ, mũ hàm nhị phẩm. Ông được ban thưởng “kỵ mã Tử Cấm Thành”, được phong làm Cáo mệnh quang lộc đại phu…

Lý Kinh Xa tin tưởng sâu sắc vào đạo lý nhân quả luân hồi. Khi làm quan ông vô cùng thanh liêm, trở thành một vị thanh quan hiếm có trong quan trường hũ bại tham nhũng vào cuối triều Thanh.

Lưu chép lại cảnh thị cho người đời sau

Sau khi nhà Thanh diệt vong, ông cự tuyệt làm quan trong triều đại Trung Hoa Dân Quốc. Ông bảo trì danh tiết của một thần tử triều Thanh.

Từ đó trở đi, ông tham gia kinh kịch, trở thành diễn viên nổi tiếng. Ông từng đảm nhận chức vụ Đổng sự trưởng trong xã đoàn kinh kịch. Ông có quen biết với các nghệ thuật gia kinh kịch như Mai Lan Phương v.v.. Thúc đẩy các danh ca hý khúc thuộc những trường phái khác nhau giao lưu qua lại. Ông góp phần cống hiến không nhỏ cho sự nghiệp văn hoá dân tộc. Sau khi nhà Thanh sụp đổ, vua Phổ Nghi đầu hàng quân xâm lược Nhật Bản. Lý Kinh Xa kiên quyết cự tuyệt mọi lời dụ dỗ tình cảm và lợi ích của quân Nhật, nhất mực bảo trì khí tiết dân tộc của người Trung Quốc.

Cùng chung một đoàn kịch với Lý Kinh Xa, có một người tên là Từ Nguyên, là tiến sĩ khoa kinh tế vào những năm cuối Quang Tự. Năm 1911, sau khi Trung Hoa Dân Quốc thành lập. Ông đảm nhận chức vụ tân Giám đốc hải quan, kiêm nhiệm chức vụ Giao thiệp viên Bộ ngoại giao, làm quan từ triều Thanh cho tới thời Trung Hoa Dân Quốc. Lý Kinh Xa đem câu chuyện tiền kiếp của Thiểu Hưởng Dự kể lại với Từ Nguyên.

Về sau Từ Nguyên lại đem câu chuyện này kể lại với Bí thư trưởng của Quốc vụ viện là Quách Tắc Vân. Quách Tắc Vân bèn đem câu chuyện này ghi chép lưu lại, nhằm cảnh thị cho người đời sau rằng hãy sống theo đạo lý, việc luân hồi là có thật. Nếu không có những ước thúc về đạo đức cho bản thân, rất có thể kiếp sau sẽ bị đầu thai làm động vật.

Theo Chánh Kiến