Bí ẩn thân thể người: Thuật Trung y cổ đại điều trị bệnh Zona thần kinh
Có những căn bệnh đối với Tây y là ‘bệnh viện trả về’ hoặc phải điều trị một cách phức tạp, hao tiền tốn của. Tuy nhiên, Trung y cổ đại đứng ở một cơ điểm khác, có thể chữa bệnh đơn giản và hiệu quả. Nhờ nắm bắt trúng gốc rễ của bệnh, thầy thuốc Trung y Lý Đức Phù đã nhẹ nhàng dùng một điếu ngải cứu chữa bệnh Zona thần kinh.
Có những căn bệnh không thể chỉ nhìn triệu chứng và chữa trị ở bề mặt. Nếu tìm được hang ổ – cái gốc phát ra bệnh thì việc chữa trị trở nên đơn giản mà hiệu quả. Dưới góc nhìn của con người hiện đại và thuận theo quan niệm của Tây y thì cách chữa bệnh của Trung y cổ đại có phần kỳ quái. Nhưng khi người nghe bước ra khỏi khung nhận thức của quan niệm hiện đại thì hoàn toàn có thể lý giải được.
Nội dung chính
Phát hiện bệnh Zona thần kinh
Một hôm, thầy thuốc Trung y Lý Đức Phù khám cho một bệnh nhân. Bệnh nhân nói rằng vai, cổ và khuỷu tay của cô bị đau rát nhưng cô ấy không nhìn thấy ngoài da có biểu hiện gì, vai vẫn cử động bình thường. Nhưng cô đau không chịu được, lại kèm theo sốt nhẹ.
Do gần đây có nhiều người bị cảm, phòng khám từ sáng đến tối đông nghịt bệnh nhân ho khan, sổ mũi, nhức đầu, đau bụng, vì vậy ban đầu thầy thuốc nghĩ rằng bệnh nhân này bị cảm cúm dẫn đến đau mỏi vai gáy.
Nhưng khi châm cứu, thầy thuốc phát hiện trên vai phải của cô có một nốt ban màu đỏ đậm, giống như vết cắn của côn trùng. Thầy thuốc hỏi cô bị côn trùng đốt từ khi nào, bệnh nhân trả lời không biết.
Giữa mùa đông, vai và cánh tay không bị lộ ra ngoài, làm sao có thể bị côn trùng đốt được? Lúc này trong đầu thầy thuốc chợt lóe lên một ý nghĩ, nhìn kỹ lại thì là một mụn nước nhỏ, ông liên tưởng đến triệu chứng của cô, lập tức xác định đó là bệnh Zona thần kinh.
Liễu giải và chữa trị bệnh Zona thần kinh
Thầy thuốc cho rằng bệnh Zona thần kinh là tà khí, giống như một “kẻ trộm”. Thông thường trước khi phát bệnh thì không thể biết được. Bệnh khởi phát mau, phát triển nhanh chóng, mãi đến khi bệnh phát ra rồi mới chẩn đoán được, thường thì lúc đó đã quá muộn. Trung y gọi là bệnh “xà triển (rắn quấn)” hoặc “hỏa đan”. Nếu bệnh phát ở giác mạc, có thể gây loét giác mạc, thậm chí gây mù lòa, nên cần phải điều trị ngay.
Bệnh nhân chính xác là đã mắc căn bệnh này. Lúc này thầy thuốc Lý Đức Phù bắt đầu thể hiện tay nghề của mình. Ông yêu cầu bệnh nhân ngồi thẳng lưng, lấy một sợi chỉ mảnh, đo chu vi đầu của bệnh nhân. Sau đó thắt nút để làm dấu, rồi quấn dây chỉ một vòng từ trước ra sau cổ, chỉnh cho hai đầu dây cân nhau, kéo dây hơi căng một chút về phía sau theo đường giữa của cột sống. Nơi mà đầu của sợi chỉ chạm tới có thể quan sát thấy một nốt nhỏ màu hồng hoặc vàng nhạt, đây chính là “hang kẻ trộm”, cũng gọi là huyệt tri thù (con nhện).
Thầy thuốc liền dùng phương pháp đốt ngải cứu vào huyệt này, một điếu là có tác dụng. Chỉ cần một điếu ngải này, thầy thuốc đã chộp bắt ngay được “tên trộm”, lôi “tên trộm” ra khỏi hang.
Hai giờ sau khi trở về nhà, bệnh nhân gọi điện thoại đến nói rằng cơn đau đã giảm đi rất nhiều, các triệu chứng cảm đã biến mất.
Nghe đến đây, các bạn có thấy rằng phương pháp chữa bệnh này rất thần kỳ không? Đúng vậy, căn bệnh ngoài da cấp tính này vẫn khiến các bác sĩ Tây y ngày nay phải vò đầu bứt tai, còn Trung y thì đốt một điếu ngải cứu là chữa khỏi. Nguyên nhân là gì? Xem ra Trung y có rất nhiều tuyệt chiêu mà Tây y vẫn chưa theo kịp.
Tây y nhìn nhận về Zona thần kinh như thế nào?
Hóa ra cách nhìn của Trung y về bệnh tật rất khác biệt với y học phương Tây. Trị bệnh bằng Tây y trước hết phải tìm ra nguyên nhân căn bệnh là do vi khuẩn, vi rút, các loại vi trùng hoặc nguyên nhân khác chưa biết rõ. Sau khi tìm ra nguyên nhân mới tìm thuốc trị bệnh đó. Có thuốc thì không sao, nhưng không có thuốc thì khó mà chữa trị được.
Nói riêng về bệnh Zona thần kinh, Tây y cho rằng bệnh này do một loại virus có tên là vi rút thủy đậu – varicella zoster gây ra. Người ta nói rằng loại virus này khá xảo quyệt. Bình thường khi cơ thể con người còn khỏe mạnh, nó sẽ ẩn mình ở trạng thái ngủ dưới chiếc ô bảo vệ là các tế bào thần kinh tủy sống.
Lúc này thì bình yên vô sự, nhưng một khi cơ thể chúng ta yếu, nó bắt đầu hung hãn nổi lên, nó không ngừng chạy dọc theo các dây thần kinh đến bề mặt da, bộc lộ nguyên hình. Tây y không có phương cách gì nắm bắt được nó, chỉ có thể giảm đau để bệnh nhân không phải chịu nhiều đau đớn. Nhưng Trung y lại có phương pháp tư duy khác đối với căn bệnh này.
Bệnh Zona thần kinh dưới góc nhìn của Trung y cổ đại
Có thể bạn sẽ thắc mắc, trị bệnh mà không tìm căn nguyên ở loại vi rút hoặc vi trùng, thì Trung y làm thế nào điều trị được bệnh Zona thần kinh?
Kỳ thực, Trung y cổ đại nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể, họ chú trọng đến “thiên nhân hợp nhất”. Người ta tin rằng con người và trời đất, vũ trụ là một thể thống nhất, thích ứng với sự thay đổi của bốn mùa của tự nhiên. Khi điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình thì con người sẽ sống lâu và khỏe mạnh. Ngược lại cơ thể sẽ có bệnh.
Vì vậy, nhận thức về bệnh tật của Trung y tất nhiên sẽ khác với Tây y. Trung y gọi bệnh Zona thần kinh là “xà triển”, “hỏa đan”. Khi chính khí của cơ thể không đủ, lúc này tà khí sẽ thừa cơ xâm nhập vào cơ thể, giống như “kẻ trộm”.
Tài năng trị bệnh tuyệt vời của thầy thuốc Lý thể hiện ở ông có thể chẩn đoán ra nó trước khi phát bệnh, hơn nữa “bắt giặc trước tiên phải bắt giặc chúa”, tìm ra “hang kẻ trộm” là “huyệt tri thù”, đốt một điếu ngải cứu ở huyệt này, thuốc vào là bệnh hết, chặt đứt gốc rễ của nó.
Huyệt tri thù này chính là hang ổ của tà khí ngoại lai, nếu trừ được tà khí này thì bệnh sẽ lành. Tuy nhiên, một khi mụn rộp xuất hiện, Trung y cũng không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Việc chẩn đoán sớm hay muộn hoàn toàn phụ thuộc vào thầy thuốc.
- Khỏi bệnh thần kỳ: U xương sụn ăn mòn
- Câu chuyện của cô Mây: Tâm tính thay đổi, bệnh tật mau chóng rời xa
Còn Tây y lại không thể chẩn đoán và điều trị bệnh Zona thần kinh trước khi nó khởi phát. Kỳ thực, những bệnh mà Tây y khó chữa được như mụn cơm dẹt, mụn thịt lại có thể chữa trị được bằng các phương pháp tương tự như điều trị bệnh Zona thần kinh. Tìm điểm khởi nguồn của mụn cơm dẹt và mụn thịt, cũng tức là loại bỏ cái gốc sinh ra mụn cơm dẹt và mụn thịt, thì các mụn cơm dẹt và mụn thịt khác cũng biến mất.
Trung y cổ đại cũng khác với Trung y hiện đại trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Theo Chánh kiến
Video xem thêm: Tôi đã khỏi bệnh nan y ung thư tuyến giáp như thế nào?