‘Trên đầu ba thước có Thần linh’, lời thề độc không thể tùy tiện nói ra, nếu không sẽ phải trả giá đắt cho những lời nói của mình.

Câu chuyện về cái vạc sứ

Vào một ngày nọ, trong một ngôi miếu ở biên giới Tương Tây (biên giới phía Tây của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) nhận được một cái vạc sứ cao đến hai thước (0,46m), đường kính một thước hai tấc (0,27m). 

Bề ngoài của cái vạc bóng loáng, toàn thân là màu xanh trong suốt phủ trên nền màu hạt dẻ; kiểu dáng toát lên vẻ cổ xưa. Người đến gửi cái vạc sứ này trong lòng chất chứa nhiều nỗi bi thương; muốn thành tâm hướng Thần sám hối, cầu xin Thần khoan dung; hy vọng bi kịch không phát sinh thêm lần nữa.

Về bí mật của cái vạc sứ này thì phải quay lại trước đó 40 năm…

Đầu những năm 50, Đảng Cộng sản Trung Quốc củng cố chính quyền, thành lập nông hội; thực hiện cải cách ruộng đất. Lúc ấy nông hội được xây dựng ngay trên từ đường (đền thờ họ tộc). Trước khi nông hội thành lập, có hai hộ gia đình kia vì bị lũ cuốn mất nhà nên đã chuyển đến từ đường để sống. Họ sống ở đó đã nhiều năm. Bởi vì ở từ đường có nhiều phòng, nên mặc dù bấy giờ nông hội đã được xây dựng tại đây nhưng hai gia đình vẫn sống ở đó như trước.

Lời thề độc; Lời thề độc địa; Phát lời thề độc
Hai hộ gia đình cùng sống trong nhà từ đường (ảnh minh họa phonhadat)

Vì tham lợi phát lời thề độc

Hôm đó cán bộ nông hội đi phân chia đất đai. Hai nữ chủ nhân của hai gia đình nhìn thấy có một cái vạc sứ đựng nhiều đậu đỏ; lòng tham bỗng nhiên nổi lên. Hai người liền thỏa thuận với nhau, một người lấy vạc, còn một người lấy đậu đỏ. Bà lão hơn 70 tuổi lấy vạc, còn người phụ nữ hơn 30 tuổi lấy đậu đỏ. Khi cán bộ nông hội trở về không thấy cái vạc và đậu đỏ đâu, bèn đi hỏi hai người nữ chủ nhà (bởi vì chỉ có 2 người ở từ đường).

Bà lão vì để chứng minh sự ‘trong sạch’ của mình liền phát lời thề độc rằng: “Nếu tôi lấy vạc sứ, nhà của tôi sẽ có kết cục giống như Bảo Trường (Ngụy Bảo Trường vì chống lại chủ nghĩa bá quyền mà bị võ trang trấn áp, chịu kết cục bi thảm; bị đạn bắn vào đầu)”. Cán bộ nông hội thấy bà nói như vậy thì cũng thôi không truy cứu nữa.

Lời thề bất khả bội; Lời thề có thật không; Giữ lời hứa
Tổ tiên phát lời thề độc làm ảnh hưởng đến đời sau (ảnh minh họa Pinterest)

Hơn 40 năm sau, cháu nội của bà lão bởi vì tham dự một cuộc ẩu đả làm chết một người nên bị kết án tử hình. Lời thề độc của bà lão quả nhiên đã ứng nghiệm. Đúng là tổ tiên làm tổn âm đức mà gây họa cho con cháu đời sau. Người con dâu của bà lão vì biết bà lão năm đó là phát lời thề độc nên đã cùng con cái đem cái vạc sứ kia vào trong miếu.

Câu chuyện về cái cổng chào

Trên đời không thiếu những câu chuyện ứng nghiệm của việc phát lời thề độc; có cái đến sớm, có cái đến muộn; có cái thì xảy ra ngay lập tức, dưới đây là một câu chuyện như vậy.

Ở một khu phố ở Hưng Thành có hai cái cổng chào; trong đó có một cái được xây dựng rất đồ sộ. Cổng chào này cao mấy tầng, cột trụ đá cao 1 trượng (3,3m), to một người ôm không xuể; chạm trổ tầng tầng, mái vòm được chạm khắc theo kiến trúc cổ đại. 

Đường bên phải cổng chào dành cho người đi bộ. Ở đó tự nhiên xuất hiện một khối đá góc cạnh nặng mấy trăm cân nằm ngay bên đường; nhìn rất mất thẩm mỹ. Nhìn lên thì thấy phía trên đỉnh cổng chào đã bị khuyết đi một miếng, tảng đá bên đường kia chính là phần bị khuyết đó; vậy nên cái cổng chào này nhìn cũng không được mỹ quan cho lắm. Thì ra đằng sau nó là có một câu chuyện.

Lời hứa gió bay; Cam kết là gì; Phản bội lời thề
Cây cột đá ở cổng chào bị mẻ mất một miếng (ảnh minh họa Pinterest)

Phát lời thề độc liền lập tức ứng nghiệm

Một người già ở đó đã kể lại đầu đuôi câu chuyện như sau:

Có một tiểu thương họ Trương, thường xuyên đến vùng này buôn bán. Người này có tính tham lam, thường hay cân thiếu lừa người để kiếm tiền bất chính.

Một ngày nọ, có người mua hàng sau khi thương lượng giá cả xong liền muốn đi kiểm tra hàng. Lần này họ Trương tất nhiên vẫn cân thiếu như thường lệ. Người mua hàng nghi ngờ nói: “Giá cả hai bên đã thương lượng hợp lý, nhưng không được cân thiếu”.

Họ Trương thấy vậy bèn chỉ tay lên một góc cổng chào nói: “Nếu tôi cân thiếu, sẽ bị một góc cổng chào đổ xuống đè chết”. Vừa dứt lời, quả nhiên một góc cổng chào đổ sập xuống và đè ông ta chết tại chỗ.

Vì để cảnh báo cho người đời sau nên góc cổng chào bị sập xuống vẫn được giữ nguyên như vậy (tác giả vào những năm 60 đi qua Hưng Thành đã tận mắt chứng kiến; hiện giờ thì không biết tảng đá có còn nằm ở đó nữa hay không).

Lời thề độc là không thể tùy tiện nói ra, những câu chuyện chân thực khẳng định ứng nghiệm của lời thề độc từ xưa đến nay đã quá nhiều rồi!

Theo Tinh Hoa