Một người Hàn Quốc được Khổng Tử dạy tiếng Trung trong giấc mơ
Tiếng Trung Quốc được coi là một trong những ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Ngay cả một người dân bản địa muốn đọc và viết thông thạo cũng phải tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc lại có một người đàn ông không cần đi học ngày nào nhưng vẫn có thể đọc và viết được tiếng Trung.
- 5 trường hợp bí ẩn du hành vượt thời gian và không gian
- Bí ẩn khoa học: Những con khỉ biết rửa hoa quả và truyền cảm tư duy
- Nhân sinh như mộng: Ký ức tiền kiếp của một nhà sư ở Myanmar
Nội dung chính
Được Khổng Tử, Mạnh Tử dạy tiếng Trung trong giấc mơ
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Epoch Times vào cuối năm 2012, ông Mun Sangho, 93 tuổi đến từ Hàn quốc đã chia sẻ kinh nghiệm học đọc và viết tiếng Trung tuyệt vời của mình. Ông nói: “Kể từ khi tôi 6 tuổi, Khổng Tử và Mạnh Tử đã thường xuyên đến trong giấc mơ để dạy tôi các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc và Nho giáo”.
“Nếu tôi không chăm chỉ học tập, họ sẽ đánh tôi! Sáng hôm sau, tôi thức dậy và phát hiện ra những vết bầm tím trên cơ thể nơi tôi bị đánh vẫn còn rất đau đớn”. Ông Mun nói.
Vì nhà nghèo nên ông Mun không có điều kiện đến trường để học đọc và viết khi còn nhỏ. Tuy nhiên, thật kỳ diệu, có vẻ như Khổng Tử, Mạnh Tử và các nhà hiền triết cổ đại khác thường đến trong giấc mơ để dạy dỗ anh ta.
“Khi tôi còn là một cậu bé, tôi nói với dân làng rằng tôi đã học [đọc và viết] tiếng Trung trong giấc mơ của mình. Tất cả họ đều cho rằng tôi đang nói dối hoặc tôi có vấn đề về tâm thần”. Vì vậy ông đã giữ bí mật đó cho đến tận bây giờ.
Nhà vô địch cuộc thi thơ Trung Quốc
Chưa bao giờ đi học nhưng ông Mun Sangho không chỉ biết đọc và viết thông qua những giấc mơ “kỳ diệu” của mình, ông còn đi dạy học khi là một thanh niên. Cuối cùng, ông trở thành giáo viên tiếng Trung ở Sungkyunkwan, Học viện Nho giáo cao nhất ở Hàn Quốc.
Ông cũng tiếp tục dạy học sinh tại nhà và nói rằng ông đã có hơn 1.000 học sinh. Hầu hết những người được ông dạy đã trở giáo viên. Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee là một trong những học trò của ông.
Ông Mun cũng trở thành nhà vô địch của các cuộc thi thơ. Ông chiến thắng nhiều lần đến mức một giải thưởng đặc biệt được tạo ra chỉ để dành riêng cho ông. Bằng cách này thì những người khác mới có cơ hội giành chiến thắng.
Đề thi thơ tiếng Trung đã được báo mộng từ trước
Ông kể rằng, vào đêm trước khi cuộc thi diễn ra ông đã mơ thấy đề thi. Qua ngày hôm sau, ông có thể hoàn thành bài thi ngay sau khi cuộc thi bắt đầu. Một phóng viên truyền hình của đài MBC Hàn Quốc ngay lập tức tò mò và hỏi ông: “Làm thế nào ông có thể hoàn thành nó nhanh chóng như vậy trong khi những người khác vẫn đang suy nghĩ về nó?”
Khi ông Mun nói với anh ta về giấc mơ của mình, người phóng viên này đã không tin và nói rằng: “Chắc là ông đang nói đùa!”
Sau đó, phóng viên truyền hình đã đến phỏng vấn ông. Họ muốn hỏi ông đã học đọc và viết tiếng Trung như thế nào.
Ông Mun đã nói dối rằng: “Tôi đã học nó từ mẹ tôi”. Ông nghĩ rằng sẽ không ai tin việc ông học tiếng Trung qua giấc mơ.
Khả năng ghi nhớ đáng kinh ngạc
Ông Mun có một trí nhớ gần như máy ảnh. Chẳng hạn, ông có thể đọc thuộc lòng một cuốn sách rất dày chỉ sau hai hoặc ba lần đọc.
Một lần, ông Mun đã làm cho một số giáo sư dạy tiếng Trung cùng đi với ông kinh ngạc. Lần đó ông đã đọc các tác phẩm kinh điển của Nho giáo cho họ nghe trong sáu giờ.
“Trong thời gian đó, những người hoài nghi về trí nhớ của tôi đã quyết định kiểm tra tôi. Họ đã ghi lại phần đọc của tôi về ‘Tư Trị Thông Giám’ và kiểm tra nó so với bản gốc. Họ đã tìm thấy một số điểm khác biệt. Nhưng hóa ra đó là những chỗ in sai ở trong sách”. Ông Mun kể.
Để chứng minh cho phóng viên của Epoch Times, ông Mun lấy ra một cuốn sách cổ điển của Trung Quốc và bắt đầu đọc thuộc lòng nó. Đối chiếu với cuốn sách gốc, phóng viên nhận thấy ông đọc rất chính xác.
Cảnh giới siêu phàm
Ông Mun Sangho đã chia sẻ một vài kinh nghiệm trong quá khứ của mình. Điều này đã giúp làm sáng tỏ tư duy phi thường của ông.
Ông Mun đã tham dự một bữa tiệc mà một vị khách đã bị mất một số tiền. Tất cả những vị khách khác đều tuyên bố mình vô tội. Tuy nhiên, khi được hỏi thì ông Mun nói rằng chính mình đã lấy số tiền đó. Sau đó ông lấy tiền túi của mình để trả cho người bị mất.
Mọi người đều biết rằng ông không lấy. Nhưng ông giải thích rằng: “Xét rằng số tiền thực sự đã bị mất. Nếu không ai thừa nhận đã lấy trộm nó thì bầu không khí ngày hôm đó sẽ bị ảnh hưởng. Tôi nhận mình lấy tiền là để bữa tiệc không trở thành kỷ niệm quá nặng nề đối với mọi người”.
Sau đó, một tên trộm đã bị bắt và thừa nhận rằng hắn đã thực hiện hành vi trộm cắp. Bí mật cuối cùng đã được tiết lộ.
Lấy ơn báo oán
Trong chiến tranh Triều Tiên, một sĩ quan Triều Tiên đã cố giết ông Mun nhưng không thành công. Viên chức này cuối cùng đã đến Hàn Quốc và định cư ở đó.
Trong những năm 1970, ông Mun đã hành nghề y và điều hành một bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc trong một thời gian ngắn.
Nhiều năm sau Chiến tranh Triều Tiên, viên sĩ quan này đã đưa con gái đến bệnh viện nơi ông Mun đang làm việc. Ông Mun nhận ra ngay người sĩ quan này. Nhưng ông Mun không những không ác cảm mà còn nỗ lực hơn nữa để cứu chữa cho con gái viên sĩ quan.
Kể từ đó, bất cứ khi nào viên sĩ quan này gặp vấn đề gì, ông Mun đều cố gắng hết sức mình để giúp đỡ. Ông thậm chí còn trở thành nhân chứng cho đám cưới của con gái viên sĩ quan.
Ông Mun cho biết: “‘Lấy ơn báo oán’ là cách để người khác nhận ra sai lầm của mình. Dùng tấm lòng thiện lương để thay đổi nhân tâm người khác, đây mới là một bậc quân tử!”
Theo The Epoch Times