Chúng ta từ đâu đến? Sau khi chết sẽ đi đâu? Nhân sinh như mộng, giấc mộng này có thể kéo dài được bao lâu? Luân hồi chuyển thế như một vòng tuần hoàn. Con người sinh ra, chết đi, chuyển sinh, rồi lại lặp lại. Những người hành đạo trên khắp thế giới vẫn đang không ngừng tìm kiếm đáp án cho câu hỏi: Con người sinh ra để làm gì?

Nhân sinh như mộng, ai tỉnh ai say?

Ven Sayadaw U Sobhana, sinh năm 1921 tại vùng nông thôn Myingyan ở Myanmar. Ông xuất gia năm 15 tuổi. Ông từ khi 2 tuổi đã bắt đầu nói về quá trình chuyển sinh và tiền kiếp của mình. 

Ký ức về tiền kiếp của Sobhana kéo dài 58 năm. Mặc dù kiếp trước và kiếp này của ông không thể trả lời được câu hỏi sinh mệnh từ đâu đến. Nhưng ông đã có thể nói rõ ra những sự việc sau khi ông chết ở kiếp trước. Và làm thế nào ông có thể chuyển sinh vào gia đình hiện tại ở kiếp này.

Lúc Sobhana chuyển sinh trong kiếp này, cả vợ ông ở kiếp trước và mẹ ông ở kiếp này đều được báo mộng. Trong kiếp trước ông một lòng thành kính với Phật, hào phóng bố thí. Ông cho rằng nhờ vậy mà tích được phúc đức. Kiếp này ông mới có thể trở thành một học giả (một nhà sư uyên bác). 

Tháng 1/1963, lúc Sobhana 42 tuổi, trợ lý của dự án nghiên cứu luân hồi chuyển sinh Ian Stevenson đã liên lạc với ông để phỏng vấn, nhằm tìm hiểu rõ hơn về những ký ức trong tiền kiếp của ông.

Hoàn cảnh chào đời của Sobhana trong kiếp này

Vào ngày 5 tháng 11 năm 1921, ông Qian Sa và vợ là Leiken ở làng Tanungdang ở quận Myingyan, Myanmar, đã hạ sinh được một cậu con trai tên là Sobhana. Sobhana có hai anh trai, một chị gái, và một người em trai đã chết khi còn nhỏ. Ông Qian Sa là một nông dân biết chữ và cũng là một trưởng thôn tạm quyền. Ông đã trở thành trưởng thôn chính thức trong những năm cuối đời.

Sobhana từ nhỏ đã tỏ ra đặc biệt. khi vừa biết nói thì cậu đã bắt đầu kể cho bố mẹ và các anh chị em xung quanh nghe về ký ức tiền kiếp của mình. Cũng như quá trình từ khi chết đến lúc tái sinh vào ngôi nhà này của cậu. 

Cậu nhớ lại kiếp trước của mình là Meng Boxi. Và cậu cũng nhớ về người thân, bạn bè, tài sản và cả những món nợ cũ chưa đòi lại được của Meng Boxi. Nhà của cậu ở kiếp trước và kiếp này ở cùng một làng, và rất gần nhau. Chỉ cách nhau có bảy căn nhà.

Luân hồi chuyển thế biết bao đời, không mấy ai còn có thể nhớ lại được tiền kiếp của mình
Luân hồi chuyển thế biết bao đời, không mấy ai còn có thể nhớ lại được tiền kiếp của mình (ảnh chụp màn hình Istockphoto)

Nhân sinh như mộng, tỉnh ra mọi thứ vẫn rất thân thuộc

Cậu thường quay lại thăm nhà của Meng Boxi ở kiếp trước. Cảm giác giống như là trở về nhà của chính mình vậy. Ma Xueting, người vợ kiếp trước của Sobhana cùng hai người con vẫn sống ở đó. 

Sobhana từng đến nhà họ khi còn nhỏ. Ngôi nhà này ở kiếp trước rất quen thuộc với cậu và cậu thỉnh thoảng cũng ngủ qua đêm ở đó. Ma Xueting có hai người con, một trai và một gái. Đây chính là hai người con ở kiếp trước của Sobhana. Khi Sobhana chết ở kiếp trước thì người vợ đang mang thai người con thứ hai (bé gái). Sobhana nói với hai người con lúc nào cũng bằng giọng yêu thương như cha mẹ, mặc dù so ra thì cậu còn nhỏ tuổi hơn cả con của mình.

Sobhana cũng thường đến thăm những người bạn cũ của Meng Boxi, và gọi những người mà Meng Boxi biết bằng tên trực tiếp, không dùng kính ngữ. Giống như là đối xử với những người bạn cũ của mình.

Dưới đây là một số ký ức về tiền kiếp của Sobhana được điều tra viên của dự án nghiên cứu luân hồi chuyển sinh ghi lại. Những nhân chứng và vật chứng liên quan đã được chứng thực qua quá trình theo dõi nhiều năm trời.

Quá trình chuyển sinh của kiếp trước và kiếp này

Sobhana kể rằng, trong kiếp trước, tôi là một nhà khảo sát đất đai tên là Meng Boxi và vợ tôi là Ma Xueting. Chúng tôi có một đứa con trai 3 tuổi khi tôi mất. Khi tôi 36 tuổi, tôi được đưa vào bệnh viện vì sốt cao, nôn mửa và đau bụng. Tôi nhớ rõ rằng tôi đã được đưa đến đó bằng một chiếc xe bò. Khi đó đã là cuối mùa mưa nhưng trời vẫn mưa không ngớt. Tôi nhớ đã khám sức khỏe tổng thể sau khi đến bệnh viện và bác sĩ nói rằng tôi cần phải phẫu thuật. Tôi không thể nhớ những gì đã xảy ra trong bệnh viện sau đó.

Sau đó, tôi thấy mình trong rừng một mình, cảm thấy buồn, đói và rất chán nản. Lúc đó tôi đã chết rồi nhưng tôi lại không biết. Tôi mặc quần áo bình thường và đi dép, để tóc dài và quấn khăn trên đầu.

Tôi dường như đã đi lang thang trong rừng được hai ba tiếng đồng hồ thì gặp một ông lão mặc quần áo trắng, râu trắng, đội khăn trắng trên vai. Sau khi gặp được ông lão, tôi cảm thấy mọi bực bội của mình đều tan biến. Ông ấy gọi tên tôi và nói với tôi rằng tôi phải đi với ông ấy. 

Nhân sinh như mộng, vụt qua trong phút chốc
Nhân sinh như mộng, vụt qua trong phút chốc (ảnh Tinhhoa)

Việc chuyển sinh đã được sắp đặt từ trước

Tôi đi theo ông ấy khoảng 1 giờ và trở lại làng của chúng tôi. Đi đến nhà của tôi, có một cái hàng rào và một cái cây ở trước cửa. Ông lão mặc đồ trắng bảo tôi đợi dưới gốc cây. Còn ông ấy thì đi vào trong nhà. 5 phút sau, ông ấy bước ra và nói với tôi: “Anh phải theo tôi đến nhà khác”.

Chúng tôi tiếp tục đi về phía Tây. Đi cách nhà tôi khoảng 7 nhà thì đến nhà của trưởng thôn. Khi đến trước nhà của trưởng thôn, ông lão lại nói tôi đứng chờ ở trước cửa. Khoảng 5 phút sau ông ấy đi ra và gọi tôi đi vào. Ông ấy nói với tôi: “Anh hãy đợi ở trong đây, tôi phải đi về rồi”. Sau đó ông lão mặc áo trắng liền biến mất.

Tôi nhìn thấy những người ở trong nhà, nhưng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra sau đó. Sau khi tỉnh dậy thì tôi thấy mình đã là Sobhana của kiếp này.

Báo mộng trước khi chuyển sinh

Sau khi Meng Boxi qua đời, thi thể của ông đã được chôn cất sau khi chuyển khỏi bệnh viện. Bảy ngày sau, theo phong tục địa phương, nhiều nhà sư đến nhà ông để ăn uống và tụng kinh.

Đêm đó, vợ của Meng Boxi là Ma Xueting và mẹ của Sobhana là Leiken đều có cùng một giấc mơ. Ma Xueting mơ thấy một ông lão mặc đồ trắng đến gặp cô và nói: “Tôi đã gửi chồng cô đến nhà trưởng thôn”. Sau đó ông lão biến mất. 

Sáng sớm hôm sau, Ma Xueting chạy đến nhà trưởng thôn và kể giấc mơ của mình cho vợ của trưởng thôn là bà Leiken nghe. Bà Leiken nói với cô rằng bà cũng mơ thấy một ông lão mặc đồ trắng. Trong giấc mơ ông lão nói rằng sẽ giao Meng Boxi cho bà làm một thành viên trong gia đình. Sau đó ông lão bước ra, đưa Meng Boxi vào trong nhà rồi biến mất.

Kể từ ngày đó, bà Leiken mang thai và sau đó sinh ra cậu con trai Sobhana. Meng Boxi đã chuyển sinh thành Sobhana – con trai của trưởng thôn.

Nhân sinh như mộng, một lòng kính Phật đắc phúc báo

tiểu sa di
Trẻ em và tiểu sa di ở Myanmar (ảnh chụp màn hình Epoch Times)

Ký ức về tiền kiếp của Sobhana có thể bắt đầu kể từ khi Meng Boxi được mười hai hoặc mười ba tuổi. Anh nhớ Meng Boxi đang học lớp bảy và sau đó chuyển đến một trường khác để đào tạo nghề khảo sát đất trong 2 năm. Anh nhớ mình đã học tiếng Anh ở trường vào thời điểm đó vì anh đã nói và sử dụng tiếng Anh khi làm công việc khảo sát đất đai. 

Sau khi được đào tạo, anh trở thành nhân viên khảo sát đất đai của chính phủ, kiếm được 45 kyats một tháng. Anh kết hôn khi 32 hoặc 33 tuổi. Anh vẫn nhớ đám cưới của mình, tên bố vợ, ngoại hình, dáng người.

Meng Boxi thành kính tín Phật. Lúc còn trẻ anh đã từng ở trong chùa 3 tháng làm tiểu sa di (chú tiểu). nhưng anh không trở thành một nhà sư chính thức. Tuy anh không thường xuyên ngồi thiền, nhưng tâm kính Phật thì rất chân thành. Mỗi ngày đều cung phụng đồ ăn cho hòa thượng, cũng có nhiều hứng thú đối với việc nghiên cứu Phật học. 

Ước nguyện trở thành học giả uyên bác

Trước khi qua đời 1 năm, anh đã quyên cho chùa 1000 kyats. Tương đương với số tiền lương trong vòng 2 năm làm việc của anh. Số tiền này được dùng để mua một bộ kinh “Tam Tạng” bằng tiếng Pali để cho các nhà sư uyên bác trong chùa sử dụng. Meng Boxi đã hy vọng rằng mình sẽ trở thành một học giả uyên bác, và sau khi chuyển sinh thì anh đã đạt được ước nguyện này.

Lúc Sobhana 15 tuổi, anh làm sa di trong một ngôi chùa ở Myingyan, Myanmar. Và sau đó trở thành nhà sư chính thức, hơn nữa còn được gọi là pháp sư và thiền sư. Năm 1959, khi ông được 39 tuổi, Hội đồng Phật pháp Myanmar đã cử ông đến một ngôi chùa Thái Lan để hoằng pháp, và ông đã ở tại một ngôi chùa ở Nakhon Sawan, Thái Lan.

Nhân sinh ngắn ngủi, sinh mệnh vì sao mà đến? Mục đích cuối cùng là gì? Đây sẽ vẫn là chủ đề muôn thuở của Sobhana cũng như của những người theo đuổi các tín ngưỡng khác nhau trên khắp thế giới. Đó chính là tu thành đắc đạo, viên mãn, không phải luân hồi qua nhiều kiếp.

Theo Epoch Times