Cuộc hôn nhân sóng gió và cái kết có hậu
Chị Nguyễn Thị Phượng (Từ Sơn – Bắc Ninh) đã từng trải qua cuộc hôn nhân sóng gió trước khi đến được bến bờ hạnh phúc.
Chị Phượng sinh ra trong một gia đình thuần nông. Bố mẹ chị làm việc vất vả, chăm chỉ để chăm lo cho 3 anh em được ăn học bằng người. Họ luôn hy vọng các con học giỏi để sau này có công việc tốt, không phải “chân lấm tay bùn” như cuộc đời họ.
Khi anh em Phượng phạm lỗi thường bị bố đánh đòn rất đau. Bố Phượng thường bảo “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Nhưng chị biết rằng bố rất yêu thương các con. Bố chị nghiêm khắc như vậy vì chỉ mong các con của ông được rèn giũa thành người.
Còn mẹ chị hiền lành, ít nói nhưng rất sâu sắc. Mắt bà thường ngấn lệ những khi có đứa con nào đau ốm. 3 anh em Phượng cảm nhận được điều này nên đều rất ngoan ngoãn, chăm chỉ để bố mẹ được vui lòng! Tuổi thơ tuy vất vả nhưng êm đềm trôi qua như vậy.
Sức học của Phượng chỉ thuộc loại khá, nên chị không thi đỗ được vào đại học mà chỉ vào được trường Cao đẳng chuyên ngành kế toán. Điều đó cũng khiến bố mẹ chị vui lắm rồi! Mặc dù kinh tế gia đình eo hẹp nhưng bố mẹ Phượng vẫn cho chị được ăn học 3 năm để tốt nghiệp Cao đẳng kế toán ra trường.
Nội dung chính
Nhân duyên vợ chồng
Phượng rất dè dặt và cẩn trọng trong việc chọn người yêu vì sợ bố mẹ phiền lòng. Sau hơn một năm ra trường chị chưa nhận lời yêu ai! Thấy nhiều bạn bè cùng trang lứa đã lập gia đình, Phượng cũng có phần lo nghĩ vì chưa gặp người bạn đời mơ ước. Lúc này trong công ty Phượng làm việc có một người bạn giới thiệu anh Hải (tức chồng chị bây giờ). Phượng thấy Hải là người hiền lành, biết quan tâm đến người khác. Chị có cảm giác an toàn khi ở bên anh ấy.
Sau một thời gian tìm hiểu họ quyết định tiến tới hôn nhân mặc dù mắc phải sự phản đối kịch liệt của bố mẹ Phượng khi biết hoàn cảnh gia đình anh Hải rất đặc biệt (bố anh bị tự kỉ, không làm việc gì chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhà có hai chị gái thì chị Huyền (chị gái lớn của anh) bị tâm thần từ nhỏ, không biết tự phục vụ mình).
Cũng vào thời điểm này bố mẹ Phượng muốn chị nhận lời cầu hôn của một anh ở cùng xã hiền lành, chững chạc; gia đình anh ấy rất căn bản, thiện lương. Hai bác ấy lại rất mong được đón Phượng về làm dâu con trong nhà. Nhưng vì thương con, không nỡ cản phá tình yêu của con gái, lại thấy anh Hải – con rể tương lai cũng có thể tin tưởng được nên bố mẹ Phượng đành chấp nhận cuộc hôn nhân của hai người.
Cái tổ ấm thân yêu của họ chỉ được bình yên một năm đầu sau khi cưới. Rất nhiều mâu thuẫn, rất nhiều vấn đề nảy sinh sau đó.
Cuộc hôn nhân sóng gió
Cưới xong được một tuần, mẹ bảo hai vợ chồng Phượng ra ở trang trại của gia đình cùng với bà và người chị tâm thần của Hải trong một căn nhà ngói nhỏ 3 gian (không có buồng). Trang trại với diện tích gần một mẫu trồng cây ăn quả và nuôi khoảng trên 500 đôi chim bồ câu. Giường của vợ chồng Hải cách giường của mẹ và chị Huyền là khoảng cách của cái ban thờ trên cao.
Vốn là người rất nhạy cảm, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, đến khi về nhà chồng Phượng chưa hòa nhập ngay được với cuộc sống mới đầy vất vả và khắc nghiệt. Mẹ chồng có sức khỏe và làm mọi việc nhanh thoăn thoắt. Phượng thì chưa quen việc ở môi trường mới, lại bắt đầu thai nghén, nên nhiều lúc chị cảm thấy rất ngột ngạt.
Hoàn cảnh éo le
Khi vào chuồng chim bồ câu dọn vệ sinh, nhiều lúc chị phải nhoi ra ngoài vì ngột thở, không chịu nổi, một lúc sau mới quay vào dọn tiếp! Lúc ấy mẹ chồng chị không hiểu lại phàn nàn với con trai và những người thân rằng: Con này chậm chạp lại hay trốn việc!
Phượng buồn lắm! Mẹ chồng thì như thế. Còn chị cả (Huyền) thì nghịch phá, trộm cắp, chửi bới hàng xóm. Nửa đêm chị ấy không ngủ thường lục đục chạy ra đồng chơi lang thang. Chị hay nhặt rác đã vứt đi mang về nhà, luôn gây chuyện. Tủ quần áo của Phượng luôn bị chị lục lọi. Đồ lót của Phượng cũng bị chị lấy ra để mặc. Đến một chút vàng (của hồi môn ngày cưới của mình) cũng bị chị ấy lục lọi lấy ra vứt ở giường…
Cuộc sống quá ư khắc nghiệt: Mẹ chồng Phượng rất đảm đang, làm việc gì cũng giỏi. Nhưng hoàn cảnh quá éo le, một mình bà gánh vác cả giang sơn nhà chồng. Mọi việc từ nhỏ đến lớn đều phải qua tay bà, bà lại chiều các con. Còn anh Hải từ nhỏ đã quen sống trong hoàn cảnh như thế. Khi lấy vợ về vẫn quen duy trì cuộc sống như vậy, cũng không hiểu cho cảm xúc của vợ. Anh ít khi động viên, thấu hiểu. Thấy chị buồn hay phàn nàn lại nghĩ chị nhỏ nhen, hay đòi hỏi kêu ca.
Cuộc sống cứ diễn ra như vậy, họ “dị mộng đồng sàng”. Ba người chưa bao giờ bao dung, biết nghĩ cho đối phương. Họ áp đặt cách nghĩ của mình lên người khác dẫn đến mối quan hệ ngày một căng thẳng.
Nỗi buồn lẻ loi
Phượng thương con đứa đầu lòng yếu đuối có biểu hiện chậm phát triển. Nó không được nhanh như những đứa trẻ khác. Bản thân Phượng hết sức cố gắng làm tất cả những gì có thể nhưng vẫn không vừa lòng chồng và mẹ chồng. Chị cảm thấy quá lẻ loi trong căn nhà này, có lẽ nơi đây không có chỗ dành cho mình.
Chị suy nghĩ rất nhiều, xét lại cả quá trình làm dâu chị chưa bao giờ dám cãi lại hay nói láo với mẹ chồng. Với chồng chị cũng thế, sống hết sức tiết kiệm, chẳng dám mua quần áo đẹp để mặc, không chơi bời, không đong đưa với một ai… Mấy hôm liền hai vợ chồng không hề nói với nhau một lời. Chị thấy cô đơn quá, buồn tủi quá, cảm thấy không chịu nổi cuộc hôn nhân sóng gió, bèn giận dỗi nói với chồng: “Nếu không còn thương nhau như thế này hay là mình ly hôn đi!”
Anh bảo: “Thế cô đã hỏi bố mẹ và người nhà cô chưa? Cô đã tính chia con như thế nào chưa?” Nghe anh nói, chị hụt hẫng, thấy anh không còn thương chị mà còn coi thường và thách thức mình quá đáng, sự tự tôn trong chị nổi lên, chị quyết định ôm đứa bé về nhà mẹ đẻ. Nhưng lúc Phượng sắp bước chân ra khỏi nhà thì anh có nói được một câu: “Hay em cứ về bên ngoại một hai tháng cho khuây khỏa rồi lại về đây.”
Bên bờ vực ly hôn
Về ngoại được nửa ngày thì mẹ chồng chị từ trang trại về biết chuyện. Bà rất tức giận bảo con trai: “Nó muốn đi thì cho đi luôn, không phải về nữa!”. Bà không cho chị cơ hội quay lại hàn gắn gia đình. Hải nghe mẹ nói như thế thì anh nghĩ về vợ càng xấu hơn. Anh thường nhắn tin dằn vặt, trách cứ vợ.
Sau gần hai tháng khi bình tâm lại, cả hai cùng muốn hàn gắn. Anh bảo :“Em quay về đi!”. Phượng bảo anh nói chuyện với mẹ đi đã. Anh nói chuyện với mẹ thì bị bà mắng: “Đồ nhu nhược, nó đi thế còn tiếc gì? Bảo nó về làm gì?”. Anh cũng bất lực không biết làm thế nào! Phượng thấy thái độ của anh như vậy thì cũng rất bất mãn. Chị cảm thấy chồng nhu nhược không bảo vệ được vợ con.
Khoảng một tháng sau đó, anh gọi Phượng ra đưa cho chị tờ đơn ly hôn để ký. Tối hôm đó anh nhắn tin rằng vì mẹ anh không chấp nhận nên anh cũng không thể làm khác được!
Vì thế Phượng càng oán hận mẹ chồng. Nhưng vì thương con nên chị quyết định về gặp mẹ chồng để xin quay lại bất kể cuộc hôn nhân sóng gió. Bà bảo cứ về đi để bà suy nghĩ.
Níu giữ không thành
Sau một tuần thì anh Hải nhắn tin cho Phượng bảo muốn về thì được nhưng phải có điều kiện là nếu sau này có gì sai với mẹ chồng, bị đuổi ra khỏi nhà thì không được đem theo bất kể thứ gì, kể cả hai đứa con! Và quay lại lần này cũng không được ở cái nhà trong làng mà phải ra ngoài trang trại ở cùng bà để tiện làm việc. Phải viết một bản cam kết có cả chữ ký của bố mẹ đẻ Phượng.
Lúc đó thực sự muốn về vì nghĩ đến 2 đứa con thơ dại! Phượng nhắn tin lại cho Hải: “Chỉ cần bố mẹ em là người lớn đưa em về nói chuyện là được rồi, cần gì phải làm đơn từ cam kết. Có nhà ai làm thế đâu!”. Anh Hải bảo cô không nghe lời mẹ tôi thì tôi ly hôn! Phượng thấy không còn gì để nói nữa vì Hải cũng không có ý bảo vệ vợ con nên chị đành buông tay.
Làng xóm thấy chị lặng lẽ bế con về nhà thì cũng có điều ra tiếng vào. Mẹ đẻ nghe nói nhiều cũng sinh tâm nghi ngờ với chị, về hỏi Phượng: “Không hiểu con ở nhà chồng ăn ở ra sao mà nó bỏ không thương tiếc. Nhiều nhà con dâu chẳng ra gì mà người ta còn gọi về để con cháu đủ đầy.” Phượng nghe vậy lòng càng đau, khóc ròng bởi cuộc hôn nhân sóng gió đã xô đẩy chị tới cảnh này. Chị cũng không thể trả lời nổi câu hỏi ấy theo lẽ thông thường. Chị chua xót, tự trách mình vô dụng.
Nỗi đau khổ ly hôn
Khi ra tòa giải quyết ly hôn, Phượng thì nước mắt ngắn dài, còn Hải lạnh băng. Khi nhắn tin điện thoại anh ấy còn nói: số tôi chẳng ra gì mới lấy được người như cô! Kiểu như thế gian này không còn ai xấu tệ hơn chị nữa! Câu mẹ chị hỏi lại hiện lên trong đầu cùng những câu nói của mẹ chồng và chồng khiến chị đau đớn, xót xa cho số phận hẩm hiu của mình. Chị rơi vào trầm cảm, tự ti vì thấy đi đâu họ cũng nhìn và bàn tán về chuyện của mình.
Lúc ấy chị chỉ muốn ngồi một góc gặm nhấm nỗi đau để lại từ cuộc hôn nhân sóng gió, không thiết làm gì, không muốn gặp ai. Nhưng vẫn còn đứa con phải chăm sóc mà gắng gượng. Chị còn tìm địa chỉ một bác sỹ tâm lý trên mạng ở Hà Nội định đi. Nhưng nghĩ tiền chẳng có, mà đến khám họ lại kê thuốc cho uống thì tiền đâu. Lại sợ bố mắng mình lẩn thẩn nên không dám đi.
Lối thoát ở đâu sau một cuộc hôn nhân sóng gió?
Bí bách thì nghĩ tới Phật Pháp, chị lên mạng tìm nghe về Phật Thích Ca và những bài giảng của mấy vị sư. Lúc đó nghĩ đi tu lên núi thật ra sung sướng hơn vạn lần sống ở chỗ con người phức tạp bon chen này. Lên chùa trên núi, cách xa thế tục được thanh tịnh chẳng phải tốt quá sao! Nhưng con còn bé thế, bố mẹ thì vất vả cũng chẳng dư giả gì. Bỏ con, bỏ bố mẹ đi tu thì thấy mình nặng thêm tội nghiệp và ích kỷ quá.
Mà nghe Phật giáo giảng thì cũng hay nhưng mà chung chung quá. Làm thế nào khiến tâm không chấp, không sân si oán hận mới là vấn đề! Cuộc sống thực tế đâu phải nói là làm được? Chẳng biết mấy vị sư trên chùa kia xuống đây mà sống cuộc sống bị o ép, áp đặt như mình, trải qua một cuộc nhân sóng gió như mình, thì họ có vui vẻ mỉm cười được không nhỉ?
Một lần nói chuyện với bố, bố chị bảo :“Xã hội này nhiều người phụ nữ cũng khổ lắm. Bố kể người này khổ thế này, người kia khổ thế kia … Nhưng họ cũng vì con mà chịu đựng, không ly hôn. Bố khuyên chị hãy vì con mà nhẫn nhịn. Mà chị ngẫm đúng là ngày xưa các bà khổ lắm, nhưng người ta có đức chịu đựng hy sinh. Có mấy người ly hôn đâu. Cũng lại nghĩ: chắc kiếp trước gây nhiều tội nên kiếp này mình phải chịu bất hạnh!
Nhận ra lỗi lầm
Đứa bé ở với chị rồi, còn đứa lớn chị lo nhất nó yếu đuối, chậm phát triển mà ở trong hoàn cảnh như thế (bố và bà mải làm ăn, ông và bác thì không trông chờ gì), nhỡ xảy ra chuyện gì thì chị sống sao nổi? Rồi sợ cái gọi là trả nghiệp… Vì không ai biết được số phận cuộc đời tiếp sẽ ra sao.
Bình tâm hơn chị cũng nhìn ra cái lỗi của mình trong cuộc hôn nhân ấy. Vì chưa có cái đức chịu đựng hy sinh lớn. Mình chưa biết hy sinh tất cả vì con mới dẫn đến tình cảnh này! Mình chỉ hay quan tâm đến cảm xúc của bản thân mà đòi hỏi chồng quan tâm… Chị không hiểu anh cũng rất khổ vì anh cũng chính là nạn nhân của hoàn cảnh khắc nghiệt ấy. Sự tự tôn trong anh cũng lớn, nên anh không chịu hiểu và nhường nhịn vợ bao giờ.
Phượng kể lại: “Khi bình tĩnh lại, tôi đã suy nghĩ nghiêm túc hơn về gia đình. Tôi nhớ đến tình nghĩa vợ chồng bấy lâu, thương hai đứa con còn thơ dại, nên không thực sự muốn chia tay chồng. Nhưng do hòa giải bất thành, nên mấy tháng sau chúng tôi đã chính thức ly hôn. Gia đình tôi cứ như vậy mà tan vỡ. Hai đứa con cũng phải xa nhau, đứa ở với bố, đứa thì theo mẹ.
Gia đình xa cách
Nhiều ngày trôi qua, chúng tôi vẫn không thể nói chuyện được với nhau bình thường. Anh không đến nhà tôi thăm con, cũng không cho phép tôi bước chân vào cổng nhà anh. Tôi chỉ được đến trường mẫu giáo để gặp con và những lần thỏa thuận cả hai cùng đem con đến một địa điểm nào đó để chúng gặp nhau.
Không biết trời xui đất khiến thế nào mà lần nào gặp bố thằng bé cứ ôm chặt lấy bố nhất quyết không rời. Anh Hải thấy thế lại nghĩ con về bên ngoại chắc bị đối xử thế nào nên nó mới sợ và ôm chặt lấy bố như thế. Sau này hai vợ chồng về với nhau thì Hải thấy con cứ nhất nhất cái gì cũng mẹ, mẹ Phượng là nhất thì anh rất ngạc nhiên và hỏi điều thắc mắc đó với vợ. Phượng cười bảo con mình nó khôn sớm nên mới như thế đấy.
Khi tôi đón con ở trường mẫu giáo, dắt con ra sân đình chơi, có chút tiền thì mua cho con đồ ăn, đồ chơi. Xong dẫn nó về đến cổng nhà để con tự vào rồi về. Có hôm trên đường gặp trận mưa đá, đứng nép vào hiên ngôi nhà bên đường mà nước mắt hòa với nước mưa. “Dù hận chồng vì bị đối xử lạnh nhạt như thế nhưng có lẽ vẫn còn tình cảm nên tôi thấy lòng vẫn chua xót lắm. Thương hai đứa con mà chẳng thể làm gì, cứ day dứt, dằn vặt như thế.”
Thân thể tiều tụy
Giai đoạn suy sụp ấy chị chỉ có 45kg thôi. Gầy đen đến nỗi chị họ đứng gần đó mà còn không nhận ra chị. Chị phải cai sữa sớm cho thằng bé khi nó chưa được 18 tháng. Vì mẹ đã gầy yếu, con rút sữa, bố mẹ Phượng sợ con không trụ được nên bảo cai sữa sớm. Mẹ chị thương con nên dạo đó bắt Phượng ăn mấy quả trứng vịt lộn một ngày để có sức. Nhưng cũng chỉ giữ được cân không tụt thôi chứ cũng không tăng nổi vì suy nghĩ khổ tâm nhiều.
Chị mang con đi gửi trẻ để đi làm nhưng cô giáo không nhận vì nó nhỏ quá, cô không chăm được. Cụ ngoại thương bé nên đến chăm để Phượng đi làm. Chị lúc đó tự ti, mệt mỏi, mụ mẫm nên dù có bằng kế toán nhưng mấy năm lấy chồng không đi làm cuối cùng đành nộp đơn xin làm công nhân.
Công ty thứ nhất phỏng vấn xong không thấy gọi. Phượng lại xin công ty thứ hai, họ yêu cầu phải đi khám sức khỏe. Bác sỹ khám tim mạch mãi chưa xong và hỏi: Cháu có bị bệnh tim không? Phượng bảo không ạ. Ngày xưa khi đi học, môn thể dục cháu luôn đứng nhất nhì lớp luôn. Bác ấy bảo: “ôi! thế sao bác nghe mãi mới thấy nhịp tim đập yếu quá”. Phượng bảo chắc dạo này cháu sụt cân nhiều. Cuối cùng công ty ấy họ không tuyển người vì Phượng nhiễm virut viêm gan B.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Thế là phải tiếp tục tìm việc ở công ty khác. Khi ấy cậu của Phượng bảo xin cho làm kế toán chỗ công ty cậu ấy đang làm. Phượng vào học việc hết tháng thì vợ giám đốc (chị ấy là giáo viên) gọi ra nói chuyện lương lậu. Chị ấy chỉ trả Phượng tháng học việc 500 nghìn, Phượng nghe mà sốc vì không ở đâu trả lương như thế. Chị ta bảo nhiều người học việc còn phải mất tiền. Phượng nhẫn nại hỏi tháng thứ 2 chị trả em bao nhiêu? Chị ấy bảo 2 triệu. Khi nào thành thục thì trả 4 triệu.
Phượng cũng được nghe nhiều người phàn nàn về cách chị ấy đối xử với nhân viên của chồng không tốt. Khi thấy chị ấy trả lương mạt hạng như thế thì Phượng quyết định nghỉ. Đúng là “họa vô đơn chí”, lúc không có tiền thì việc cũng chật vật, khó khăn, lại bị người ta ức hiếp mà không biết kêu ai. Sau khi xin được việc ở công ty điện tử.
Hầu như tháng nào Phượng cũng bị cảm mạo, sốt. Sau cuộc hôn nhân sóng gió, khủng khoảng tinh thần khiến sức khỏe sa sút rất nhiều. Làm đêm nhưng có hôm ngày không được ngủ phải trông con. Thiếu ngủ, đi đường bao lần ngủ gật suýt đâm vào ô tô. Nhớ nhất một lần đưa con đi tiêm phòng. Đang lái xe chị thiếp đi, mắt nhắm lại không thể kiểm soát. Tự dưng thấy chiếc ô tô con đi sượt qua rồi bấm còi inh ỏi chị mới giật mình. May mắn 2 mẹ con không bị làm sao!
Hàn gắn sau cuộc hôn nhân sóng gió
Sau khi mọi chuyện qua đi, khi bình tâm lại Phượng thấy trong cuộc hôn nhân sóng gió thật ra cũng có một phần lỗi do mình, nên sau nhiều lần đắn đo suy nghĩ, chị nhắn tin xin lỗi anh ấy, hy vọng 2 người sau này không còn trách móc, oán hận lẫn nhau để khép lại mọi điều đã qua, bình tâm xây dựng một cuộc sống mới và cùng chăm sóc các con.
Thật bất ngờ, anh nhắn tin trả lời Phượng: “Vậy em hãy trở về đi!” Chị ngạc nhiên và xen chút vui mừng. Nhưng nhớ đến những mâu thuẫn trong quá khứ, những lần hàn gắn không thành, lại thêm việc mẹ chồng rất ghét mình… Thế nên Phượng không dám chắc liệu họ có hạnh phúc nếu quay về bên nhau hay không? Nghĩ đến đây, chị thở dài chán nản!
Người chồng thay đổi vì đâu?
Thời gian đó, Phượng có cảm nhận suy nghĩ của anh đã có nhiều thay đổi. Chị khá ngạc nhiên, nên đã hỏi anh về chuyện này, anh nói đó là nhờ đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Anh gửi cho Phượng trang web để đọc.
Nghe anh nói vậy, Phượng háo hức muốn tìm hiểu, nên chị đã lấy điện thoại ra đọc ngay khi tan ca trở về nhà. Sau gần một tuần đọc xong 9 bài giảng của thầy Lý Hồng Chí, chị cảm nhận được rằng trong đó chứa đựng những điều thực sự phi thường. Trong sách chứa đựng chân lý về sinh mệnh và vũ trụ mà lại được diễn giải rất rõ ràng, dễ hiểu. Phượng đã tìm thấy câu trả lời cho những điều mình chưa lý giải được từ bao lâu nay!
Khi đọc phần “Chân- Thiện- Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu”, Phượng thấy chấn động. Vì hóa ra vũ trụ là có tiêu chuẩn để nhận định, đó là Chân – Thiện – Nhẫn chứ không phải là tốt xấu theo quan niệm yêu ghét, theo cảm tính của những con người ngoài xã hội kia. Họ nói mình tốt chưa hẳn đã tốt, nói mình xấu chưa hẳn đã xấu. Mà cái xã hội chạy theo đồng tiền, vật chất này thì lại càng như thế.
Những niềm vui nối tiếp nhau nhờ biết đến Chân – Thiện – Nhẫn
Chị hiểu được về đức và nghiệp mà Sư Phụ giảng. Đây chính là mấu chốt giải khai mọi câu hỏi trong phần đời đau khổ với cuộc hôn nhân sóng gió của mình, khiến chị lại có niềm tin vào cuộc sống.
Từ nay chị sẽ không để tâm đến những lời thị phi nữa. Trở về nhà chồng, chị quyết tâm dù ai có nói lời tổn thương, coi thường mình thì chị không nặng tâm nữa. Họ không là phải người quyết định mà chính chị sẽ quyết định mình là người tốt theo đúng nguyên lý vũ trụ Chân Thiện Nhẫn!
Anh Hải nói: “mẹ đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên cũng khác trước rồi, không cần phải lo lắng nữa em ạ”. Phượng vẫn chưa dám tin, vì lúc ấy mẹ chồng chị cũng 60 tuổi rồi. Tính cách của mẹ sao có thể dễ dàng thay đổi được?
Vậy mà Phượng đã chứng kiến một điều thực sự bất ngờ. Hôm đó Phượng về gặp mẹ để xin phép cho chị quay lại hàn gắn gia đình. Trên đường đi chị lo lắng, sợ mẹ không đồng ý, rồi nói những lời tổn thương mình như trước… Nhưng khi đến nhà thấy mẹ đón tiếp rất cởi mở, nhẹ nhàng, không nhắc chuyện cũ, còn giữ chị ở lại ăn cơm. Mẹ bảo rằng sau này mẹ sẽ đối đãi với chị như con gái của mẹ. Phượng như trút được gánh nặng trong tâm!
Tái hôn sau hai năm xa cách
Chị Phượng kể: “Mấy ngày sau, chúng tôi đi đăng kí kết hôn lại. Tôi dọn hành lí trở lại nhà chồng sau gần hai năm ly dị. Các con của tôi lại được sống cùng nhau trong một ngôi nhà có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Chúng tôi lại tìm thấy niềm vui trong tổ ấm của mình”.
Mẹ và anh Hải cho Phượng đi làm công ty, mẹ bảo lương được bao nhiêu thì con cứ cầm lấy để chi tiêu. Phượng thấy mẹ vui vẻ, không còn than khổ hay so bì với con dâu. Mẹ thường bảo chị Pháp này tốt lắm, hãy dành thời gian để học. Còn chồng chị trước đây khi xảy ra mâu thuẫn anh thường cáu bẩn, đập đồ đạc …Nhưng lần này về thấy anh có sự thay đổi: Biết kiềm chế hơn, không đập phá đồ đạc như trước.
Phượng thấy Pháp này thực sự tốt. Mẹ và chồng chị thay đổi thật tích cực và Phượng cũng muốn mình trở thành người tốt, tu luyện để trở thành người tốt hơn. Nhưng việc công ty bận cả ngày, về tới nhà thì dọn dẹp nhà cửa, con cái, cơm nước cứ quay cuồng khiến chị không có thời gian để học Pháp.
Những câu chuyện xúc động tâm can
Ngày 13 tháng 5 năm 2017, anh Hải rủ chị ra Hà Nội tham gia hoạt động mừng ngày hồng truyền Đại Pháp. Phượng cũng đi, đến đó chị biết được đây là buổi chia sẻ thể ngộ của những người khi tu luyện Đại Pháp. Ngồi bên dưới Phượng thực sự xúc động khi thấy ở đây có cụ già gần 80 tuổi chia sẻ sự thay đổi trong suy nghĩ về người hàng xóm xấu bụng luôn chửi rủa bà, rồi con dâu đanh đá của bà. Nhưng khi họ gặp hoạn nạn thì chính bà là người đầu tiên giang tay ra giúp đỡ khiến họ rất cảm động.
Còn một chị giáo viên chia sẻ chị rất nhiều bệnh tật, teo hết buồng trứng, teo hết niêm mạc tử cung và khi tu luyện Đại Pháp chị khỏi hết bao nhiêu bệnh khác nữa. Mãn kinh gần 10 mà khi tu luyện chị có kinh trở lại và còn sinh thêm một bé gái rất đáng yêu (hôm đó bé gái cũng đi cùng mẹ).
Rồi một bạn gái chia sẻ gặp khổ nạn khi tham gia vào đường dây bán hàng đa cấp dẫn đến nợ nần bị người của xã hội đen truy đuổi. Hay một bạn nhỏ học tiểu học siêu đầu gấu (chuyên bắt nạt các bạn, lười học, lại còn trấn đồ của các bạn khác nữa … sau khi tu luyện đã trở thành con ngoan trò giỏi, biết giúp bố mẹ làm việc nhà, trông em, từ một người chuyên đi bắt nạt thì bây giờ bạn ấy đã đứng lên bảo vệ các bạn khác khi họ bị bắt nạt. Và một bạn nam thanh niên chia sẻ mình từ bỏ tâm hiển thị, coi thường người khác…
Tu luyện tốt hơn nữa
Chị Phượng ngồi dưới nghe họ chia sẻ mà ngân ngấn nước mắt. Họ cũng giống như mình, bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống. Đôi khi vì danh lợi, chỉ biết đến bản thân mình. Nhưng sau khi họ tu luyện Pháp Luân Công, họ đã luôn nỗ lực để thay đổi mình, luôn nghĩ cho người khác, đề cao tâm tính để trở thành người tốt, người tốt hơn nữa. Phượng mới đọc một lần cuốn sách Chuyển Pháp Luân nên chưa có thể ngộ sâu sắc như họ. Phượng thấy mình về nhà cần phải đọc thật kĩ lại cuốn sách và quyết tâm bước vào tu luyện một cách nghiêm túc.
Lần này đọc Pháp, Phượng thấy những đoạn Pháp triển hiện cho chị một con đường tu luyện. Những lời giảng của Sư Phụ dạy con người trở thành người cao thượng, đề cao tâm tính khi gặp mâu thuẫn, biết nghĩ cho người khác.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu được cải thiện
Khi thế giới quan của Phượng thay đổi thì hoàn cảnh gia đình cũng thay đổi. Có hôm đi làm công ty về, Phượng rẽ vào trang trại thì thấy nét mặt mẹ không vui. Thấy Phượng gặng hỏi thì “được lời như cởi tấm lòng”, mẹ phàn nàn về sự vô tâm của Hải. Mẹ bảo mệt mà phải làm cố cho xong, còn nó cứ làm xong phần mình là nó phóng xe đi, mặc kệ mẹ. Phượng bảo, mẹ mệt thì bảo với con (lúc đó Phượng đang làm công ty), con xin nghỉ 1, 2 buổi con phụ giúp, mẹ không bảo con không biết. Thế rồi Phượng xin nghỉ làm 2 hôm đỡ mẹ. Bà thấy Phượng thật sự quan tâm mình nên thái độ vui vẻ hẳn. Kể từ đó mối quan hệ mẹ con tốt dần lên.
Phượng với mẹ hiểu và thông cảm cho nhau. Mẹ thường tâm sự với Phượng về nỗi khổ của bà khi lấy phải chồng lười nhác; có cô con gái không được lành lặn như người ta; một mình bà vất vả gánh vác gia đình mà chẳng được một lời động viên chia sẻ từ chồng… Giờ khi gặp những chuyện bị o ép là nhớ tới lời giảng của Sư Phụ. Người tu luyện có thể chịu khổ, chịu thiệt và phải biết nghĩ cho người khác.
Hạnh phúc nhờ sự thông cảm và thấu hiểu
Phượng quan tâm mẹ chồng, thương và hiểu cho bà vì cuộc đời bà quá khổ. Phượng cũng đã trải qua những khổ đau. Dù sao cũng là phụ nữ, đều có phần yếu đuối. Sâu thẳm trong bà cũng chỉ mong được cảm thông, quan tâm và sẻ chia. Vì vậy từ chân tâm đối đãi, Phượng đã mở được tâm của mẹ chồng. Mẹ hiểu, xúc động và tin tưởng nên thay đổi, yêu quý con dâu hơn. Mẹ còn đưa tiền cho chồng chị bảo đưa chị mua sắm cho bản thân… Chị hiểu và thật sự thương, đồng cảm với mẹ hơn.
Những ngày cuối tuần ngôi nhà nhỏ của Phượng đầy ắp tiếng cười. Ba mẹ con vừa nấu ăn, vừa chia sẻ thể ngộ về Pháp, rồi cùng nhau học Pháp, luyện công, khích lệ động viên nhau cùng tinh tấn. Nhìn gương mặt mẹ hồng hào, vui vẻ, niềm hạnh phúc bừng trên gương mặt khác hẳn trước đây lúc nào cũng cau có, khắc khổ, nặng nề… Chị Phượng thấy gia đình mình thật hạnh phúc và may mắn khi đắc được Đại Pháp.
Con dâu ân cần chăm sóc mẹ chồng
Sau hai năm tu luyện mẹ chồng chị có biểu hiện thường xuyên mệt mỏi, đưa mẹ đi khám thì phát hiện có khối u ở não và ngực đã di căn. Chị chồng chị Phượng (chị Hạnh) quyết định không phẫu thuật, đưa mẹ về nhà chăm sóc. Từ lúc phát hiện bệnh, 4 tháng sau thì mẹ nằm liệt giường. Lúc nào Phượng cũng ở bên ân cần chăm sóc, động viên mẹ.
Họ hàng thấy chị chăm mẹ chu đáo nên họ thường khen mẹ chị may mắn được cô con dâu tốt. Mẹ chị cũng khen chị với họ hàng khi họ đến thăm mẹ ốm.
Lúc sắp mất, mọi vốn liếng mẹ đã cho chồng Phượng đầu tư vào trang trại, còn lại mấy chỉ vàng, ít tiền mặt để trong két, mẹ muốn giao cho con dâu mà không muốn đưa cho con trai. Mọi người hỏi bà có lo cho chị Huyền không thì mẹ bảo không còn lo nữa. Tôi biết mẹ có niềm tin vào Đại Pháp và tin vào việc Phượng tu luyện sẽ chăm sóc chị ấy tốt nhất như Phượng đang chăm sóc cho mẹ.
Cảm hóa chị chồng
Khi mẹ ốm nặng, không có ai quản chị Huyền thì chị ấy ngày càng nghịch quấy. Chị Huyền suốt ngày la hét chửi bới, ăn vạ ỷ eo, nghịch ngợm luôn gây chuyện mọi lúc mọi nơi, từ trong nhà ra đến ngoài hàng xóm. Cứ trời mưa thì đổ nước lênh láng ra nhà, uống nước mía cũng vãi khắp nơi. Ai cho hoa quả đồ ăn, chị không ăn thì cũng không ai được ăn, chị treo trước cửa buồng để đến thối cả ra. Nếu Phượng có dọn bỏ đi thì chị chửi, ăn vạ.
Tủ quần áo của Phượng luôn bị chị lục lọi. Thịt thà chị thường giấu vào tủ quần áo đến thối. Đồ lót cũng bị chị lấy ra mặc, dầu rửa bát, xà phòng chị đổ hết vào bồn cầu… Chị thường đại tiểu tiện ra cổng nhà người ta. Họ có nói thì chị chửi vắt nóc (chửi có bài bản và rất ngoa ngoắt, có khi chị chửi tới mấy ngày- Phượng không hiểu tại sao trong đầu chị ấy lại có thể chứa đựng những câu chửi chua ngoa như thế? Đến bà A là người chua ngoa đanh đá thế mà phải mang bánh kẹo, hoa quả sang dỗ để chị không chửi bà ấy nữa. Đến cả ông hàng xóm cũng dọa sẽ bít cổng nhà chị lại!)
Thay đổi nhờ Chân Thiện Nhẫn
Móc và khóa cổng của hàng xóm cũng thường bị chị giấu đi. Phượng cắm nồi cơm thì cứ cạn cơm là chị ra mở vung lấy thìa dầm, ăn sống nhăn nhó. Có hôm thì chị ấn đi ấn lại làm cháy cả nồi cơm! Chị xáo trộn đồ đạc đến mức khi cần dùng đến thì phải tìm bở hơi tai cũng chẳng ra… Cám cảnh chị chồng phá quấy mọi lúc mọi nơi, Phượng tìm cách thay đổi, cảm hóa chị nhưng quá trình ấy cũng thật kì công.
Phượng dùng Chân Thiện Nhẫn trong vòng nửa năm chị ấy đã tiến bộ rất nhiều. Từ chỗ không biết làm việc gì, đến tháng cũng phải mẹ đóng băng vệ sinh cho thì nay chị ấy có thể tự tắm rửa, thay, giặt quần áo của bản thâ. Rồi chị biết giúp một số việc nhà như tưới cây, quét nhà, quét sân, phơi quần áo…
Nhìn chị bây giờ hiền hậu hơn, không đi lang thang hay quậy phá thì hàng xóm tò mò hỏi Phượng: “Dạo này cái Huyền nhà mày ra trang trại ở rồi hay sao mà yên ắng thế?” Chị cười: “Không ạ, chị ấy vẫn ở nhà với cháu, chỉ là không nghịch quấy nữa thôi.” Họ hàng đến chơi với mẹ thấy chị ấy ngoan mọi người đều khen Phượng tài khi thay đổi được chị ấy.
Các thành viên trong gia đình lần lượt thay đổi tốt lên
Vào lớp 1 con trai Phượng học hành thì chậm chạp, không tập trung,.. Nhưng may mắn cháu được cô giáo (cô Quỳnh Hồi) cũng là người tu luyện Pháp Luân Công làm chủ nhiệm. Cô thường xuyên rèn giũa, kiên trì dạy nên cháu đã có sự tiến bộ rõ rệt! Càng lên lớp trên thì cháu càng có sự cố gắng, tự giác học hành, nhận thức cũng nhanh hơn, không còn ngây ngô như trước.
Còn bố chồng Phượng thường ở một mình trong căn phòng. Nhưng khi mẹ ốm nặng thì bố đồng ý ra trang trại trông nom cho vợ chồng Phượng. Tuy nhiên, khi ra trang trại thì ông lại đi lung tung bất kể nắng mưa, rét mướt. Lúc ở nhà ông béo trắng, khi ra đó ông đi suốt, chẳng để ý gì đến ăn uống nên gầy, đen, đi đứng siêu vẹo. Phượng lo lắng nhỡ bố làm sao nữa thì lấy đâu người chăm sóc. 2 vợ chồng đã quan tâm bố nhiều hơn. Sau mấy tháng thì bố cũng không đi lung tung nữa.
Người chồng từ cuộc hôn nhân sóng gió ngày nào giờ đã biết thương vợ
Còn anh Hải bây giờ, sau 6 năm tu luyện đã thấu hiểu và biết thương vợ. Anh thường dạy con học, rảnh lúc nào anh lại chơi cùng với con. Biết giúp vợ việc nhà, biết quan tâm đến cảm xúc của vợ. Anh quan tâm đến gia đình nhà vợ, thường nhắc Phượng phải quan tâm đến bố mẹ. Có gì ngon anh cũng nhắc vợ mang sang biếu bố mẹ.
Anh thường hỏi Phượng có muốn mua gì không anh đưa đi mua, thường xuyên đưa xuyên đưa tiền để chị tự mua sắm nhưng việc gì cần thì chị mới cầm. Khi Phượng đi làm bị giám đốc công ty quỵt lương anh không trách mắng. Anh còn động viên an ủi rằng anh làm trang trại cũng đủ để nuôi cả nhà, bảo chị ở nhà làm cùng với anh, có thời gian thì dành để tu luyện. Phượng làm gì, đi đâu anh không tra hỏi như trước mà tin tưởng, vui vẻ ủng hộ chị.
Chứng thực Pháp ở nơi công tác
Khi trở lại công ty làm việc, một công ty chuyên về cơ khí công ty. Tổ Phượng làm chỉ có mấy bạn nữ còn lại toàn nam giới. Công việc nặng nhọc, bụi bẩn, ồn ào. Khi vào tổ làm, các chị không niềm nở mà thường ganh tị với Phượng. Do người quản lý là một bạn nam khoảng cùng tuổi với Phượng, bạn ấy học kỹ thuật rất tốt vì mũi khoan nhỏ thường dễ gãy nên Phượng và các bạn thường phải nhờ bạn ấy lấy ra giúp. Khi lấy mũi khoan gãy ra giúp mọi người thì bạn ấy thường hỏi nguyên nhân tại sao?
Vì đã bước vào tu luyện được một tháng nên Phượng thường nhận ra lỗi của mình và nêu tại sao nên bạn ấy giúp lấy ra mũi khoan hỏng mà không trách mắng chị. Nhưng các bạn kia khi bị hỏi thường trả lời qua loa nên bạn kỹ thuật không hài lòng và thường yêu cầu họ làm cẩn thận. Các chị không hiểu thường ganh tị và cho rằng chị khéo nịnh.
Chiểu theo lời Sư phụ giảng
Một sự việc đã thay đổi hoàn cảnh của Phượng là giám đốc công ty nhận về một lô hàng làm thử. Đó là những con ốc rất nhỏ, dày và dài gấp đôi những con ốc cũ rất khó làm. Chị Hiền là người có kinh nghiệm nhất trong tổ được giao làm thử nghiệm. Chỉ khoan một ngày mà bị gẫy rất nhiều mũi khoan. Mỗi mũi khoan khoảng 100 000 đồng. Nên tiền mũi khoan mất nhiều hơn tiền gia công lô ốc đó.
Cả quản lý và giám đốc đều rất lo lắng. Nếu không nhận được lô hàng này thì công nhân sẽ không có việc để làm. Chị Hiền khoan được 3 ngày thì vô cùng chán nản và áp lực đến mức đứng ngồi không yên. Giám đốc liên tục tổ chức các cuộc họp rút kinh nghiệm và hỏi nguyên nhân tại sao. Nhưng chị ấy lần nào cũng nói con ốc này dài, cứng lại nhỏ nên rất khó làm.
Lúc đó Phượng nhớ tới lời giảng của Sư Phụ là phải biết nghĩ cho người khác. Chị hiểu mũi khoan nó cũng là một sinh mệnh mình cần phải trân quý nó, giúp nó hoàn thành tốt các con ốc. Mục tiêu quản lý đặt ra là mỗi mũi khoan cần phải làm được 2000 con ốc. Phượng đề nghị với chị ấy hãy đổi cho Phượng và để mình nhận việc này. Chị ấy hơi sững lại, ngạc nhiên: người ta muốn chối chẳng được mà nó lại đâm đầu vào. Chị ấy sung sướng nhận lời ngay lập tức.
Giúp mọi người tháo gỡ khó khăn
Phượng bắt tay vào làm thật tập trung, cẩn thận nhất để tránh tổn thất cho công ty. Phượng cũng mong công ty nhận được lô hàng này để chị em trong công ty có việc làm lâu dài.
Thật bất ngờ là mũi khoan Phượng khoan được tới gần 5000 con ốc mới bị gãy vượt xa yêu cầu của quản lý. Mọi người đều ngạc nhiên khi Phượng khoan liên tục 10 ngày mà không hề kêu ca than phiền. Từ đó Phượng được mọi người quan tâm, yêu quý, thân thiện hơn rất nhiều. Chị rút ra được cách làm được những con ốc và hướng dẫn mọi người cách hiệu quả nhất mà không tốn mũi khoan.
Công ty cũng đã nhận được lô hàng này. Giám đốc rất vui mừng còn mọi người cũng có việc để làm lâu dài. Tổ của chị mới thành lập nên quy trình làm việc còn lộn xộn chưa khoa học. Xuất hàng sang bên Nhật họ thường phản ánh có quá nhiều hàng lỗi. Họ yêu cầu tổ chức lại quy trình kiểm tra trước khi xuất hàng. Khâu kiểm tra phải cách biệt vào một căn phòng. Không ai muốn nhận việc này vì lương như nhau lại làm một mình và trách nhiệm công việc rất nặng nề. Không ai dám nhận nên bạn quản lý chỉ định chị làm công việc này.
Cơ hội để tu mình
Phượng cũng theo quy trình bình thường làm một bản báo cáo lỗi rạch ròi từng sản phẩm của từng người. Lỗi của người nào, số lượng bao nhiêu để họ có trách nhiệm và cẩn thận hơn nhưng kết quả thì không được như mong đợi. Số lượng lỗi vẫn nhiều thậm chí xuất hiện những lỗi rất nghiêm trọng do trong tổ có một chị thường ngủ gật, hay nói chuyện, mất tập trung trong công việc. Chị em nhắc nhở nhau nhiều nhưng không thấy tiến.
Đỉnh điểm của sự việc là bên Nhật Bản phản ánh hàng lỗi về. Vì Phượng là người kiểm tra cuối cùng nên lỗi này là của Phượng, mọi người trong tổ nhìn cô với ánh mắt rất khó chịu, trách móc.
Trong buổi họp tổ, Phượng nêu lỗi của một chị ra, vì bị mất mặt trước tổ chị ấy bật khóc. Còn những người trong tổ họ nghĩ chị có tâm hiển thị, ra vẻ mình làm được việc. Những ngày tiếp theo, mọi người đều tránh xa chị. Không khí rất căng thẳng không muốn phối hợp với Phượng. Phượng biết mình chưa biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu mà hành xử, còn chưa hòa đồng với mọi người.
Kết quả tốt đẹp khi biết nghĩ cho người khác
Chị quyết tâm thay đổi, khi đến công ty Phượng chủ động chia sẻ với mọi người. Chị xin lỗi mọi người, nhận lỗi về mình và hứa sẽ rút kinh nghiệm để làm việc tốt hơn. Những ngày sau chị không dùng bản báo lỗi nữa mà chị để sản phẩm lỗi của từng người ra riêng sau đó nhẹ nhàng nhờ họ sửa lại. Mọi người cũng vui vẻ tiếp nhận.
Có lần Phượng nghe thấy mọi người nhắc nhở nhau làm cẩn thận kẻo hàng lỗi mà xuất sang Nhật thì lại khổ cho cái Phượng. Từ đó sản phẩm lỗi rất ít và bên đối tác cũng không phàn nàn nữa. Từ trong gia đình, trong xóm, ngoài làng đến công ty mọi việc đều thay đổi tích cực.
Từ tận cùng của khổ đau, từ dưới đáy của sự bất hạnh, cuộc đời của Phượng – từ một cô gái yếu đuối, nhút nhát, tự ti mặc cảm, đôi mắt lúc nào cũng ngấn lệ Phượng đã trở thành một người sống đầy nghị lực, vị tha cải biến được bản thân và hoàn cảnh gia đình của mình.
Nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mà cuộc sống yên vui đã đến với gia đình chị. Chị nói trong nỗi xúc động nghẹn ngào: “Con cảm ơn Sư Phụ Lý Hồng Chí – người đã thay đổi cuộc đời con.”
Trải qua cuộc hôn nhân sóng gió, cuối cùng hạnh phúc đã mỉm cười với chị Phượng. Quý độc giả muốn biết thêm về câu chuyện có thể gọi cho chị theo số điện thoại 0968.417.813.
Xem thêm: