Trong quá trình Đại sư Lý Hồng Chí truyền giảng Pháp Luân Công, nhiều người nhận ra ông không phải khí công sư bình thường. Với công phu thượng thừa, khí chất siêu phàm, nhân cách cao thượng, Pháp môn mà ông truyền khiến hàng triệu người có được sức khỏe, đề cao tâm tính, nâng cao nhận thức về sinh mệnh… Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về vị Đại sư được nhiều người kính trọng này.

Chân dung Sư Phụ Lý Hồng Chí
Đại sư Lý Hồng Chí

Nội dung chính

1. Đôi nét về Đại sư Lý Hồng Chí

1.1. Một người thật thà, dễ gần

Đại sư Lý Hồng Chí hạ sinh vào ngày 13 tháng 5 năm 1951 (tức ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch), trong một gia đình trí thức bình dân, tại thành phố Công Chủ Lĩnh (thành phố cấp huyện), thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm.

Từ nhỏ, ông đã có tố chất khác biệt so với bạn bè cùng trang lứa. Tư chất thông minh, bản tính lương thiện, hiếu thảo, làm việc nhà, nấu cơm, nhóm lửa, trông em,… Bạn bè đều quý mến và muốn chơi với ông vì gần ông có một cảm giác an toàn…

Tuy nhiên, trong mắt của người ngoài, Đại sư Lý Hồng Chí chỉ là một người rất bình thường; ông hướng nội và nhút nhát. Những người đồng nghiệp chỉ cảm thấy ông sống thật thà, thành thực, dễ gần.

Đại sư Lý Hồng Chí không bao giờ tranh giành với người khác. Có người không hiểu, bèn nói ông là ngốc; họ thấy cái đáng được thì ông không lấy, cái đáng có thì không cầm. Thực ra ông đã đến cảnh giới ấy, các loại dục vọng của người bình thường và những thứ lợi ích cá nhân đều không còn để trong tâm. Hết thảy đều thuận theo tự nhiên. Đạm bạc nhìn đời, an nhiên tĩnh tại. Thấy ông bị oan uổng hay trách cứ, người khác cảm thấy bất bình thay cho ông, nhưng ông chỉ nhẹ nhàng cười mà chẳng để tâm.

1.2. Pháp Luân Công là của Đại sư Lý Hồng Chí

Trong giới tu luyện người ta vẫn giảng thế này, chẳng hạn như một vị Phật sống chuẩn bị chuyển thế, vị Phật sống ấy bèn đưa công phu của mình truyền cho người tu luyện khác. Đến khi vị Phật sống ấy chuyển sinh, thì người tu luyện kia bèn chuyển phần công phu ấy trở lại vị Phật sống này. Đời này truyền qua đời khác theo cách như thế; người ngoài khó biết được rằng chủ nhân chân chính của pháp môn ấy đích thực là ai.

Trường hợp của Đại sư Lý Hồng Chí cũng chính là như vậy; có nhiều người đã được ông an bài để đến truyền lại cho ông trong kiếp này; nhờ vậy mà ông đã khải ngộ toàn bộ Pháp của chính mình.

Như vậy, sau nhiều năm dài chuẩn bị, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu chuẩn bị truyền thụ “Pháp Luân Đại Pháp” (còn gọi là Pháp Luân Công) của ông.

2. Giai đoạn chuẩn bị truyền Pháp Luân Công ra ngoài xã hội

2.1. Thích hợp cho con người hiện đại tu luyện

Trước khi truyền Pháp, Đại sư đã biết trước tương lai sẽ có rất nhiều người theo học. Để tiện lợi cho con người hiện đại, Đại sư đã đặt cuộc sống của chính mình nằm trong cộng đồng dân chúng phổ thông. Bởi vì ông biết các học viên sẽ học tập theo ông ở đủ mọi phương diện. Khác với các khí công sư khác, đại sư Lý Hồng Chí không chú trọng ăn chay; ông ăn đồ ăn như mọi người bình thường khác; chỉ là ông không hề kén chọn đồ ăn. Ông cũng kết hôn sinh con. 

Năm 1991, Đại sư Lý Hồng Chí 40 tuổi chuẩn bị truyền xuất Pháp Luân Công ra xã hội. Nhưng thực tế kể từ năm 1984, đại sư Lý Hồng Chí đã bắt đầu đưa Pháp Luân Công, Pháp môn vốn vẫn đơn truyền qua các đời, truyền cho một số đồ đệ được chọn để bí mật tu luyện, đồng thời chỉnh sửa để trở thành môn công pháp có thể phổ cập cho con người hiện đại vốn có cuộc sống bận rộn.

https://youtu.be/pMVrVD5Hq_s?t=2

2.2. Chuẩn bị cẩn thận trước khi truyền Pháp

Truyền dạy công pháp ở xã hội hiện đại, thì người tham gia có tâm tính cao thấp khác nhau, căn cơ ngộ tính khác nhau, tố chất thân thể khác nhau, vậy làm thế nào để thật nhiều dân chúng đều có thể nhận được lợi ích về thân và tâm từ Pháp Luân Công? Đại sư Lý Hồng Chí đã bỏ bao tâm huyết để giải được vấn đề ấy.

Năm 1989, khi công pháp đã thành hình, để đảm bảo không còn gì sơ sót, thật sự có trách nhiệm với xã hội, Đại sư Lý Hồng Chí đã nhận một số đồ đệ trong phạm vi nhỏ. Trải qua hai năm quan sát, thấy những đồ đệ đều đạt tầng thứ rất cao. Ví dụ, trong các công pháp khác muốn đạt “tam hoa tụ đỉnh” thì phải mất mười mấy năm hoặc mấy chục năm, nhưng những đồ đệ của ông chỉ có hai năm đều đã đạt đến. Thể hiện ra sự cao cấp và kỳ diệu của công pháp Pháp Luân Công.

3. Giai đoạn hồng truyền Pháp Luân Công trên toàn quốc và ra khắp thế giới (1992 – 1999)

3.1. 56 lớp học trên toàn quốc (từ ngày 13/5/1992 đến ngày 31/12/1994)

Tập luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc trước năm 1999 (ảnh: minghui.org)

Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc khi thấy rõ hiệu quả tuyệt vời của Pháp Luân Công thì đã công nhận đây là một trong những môn khí công trực thuộc Hiệp hội. Đồng thời còn ủng hộ và hỗ trợ việc quảng bá Pháp Luân Công.

Ngày 13/5/1992, Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu tiên truyền Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc.

Từ ngày 13/5/1992 đến ngày 21/12/1994, Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công địa phương mời Sư phụ Lý giảng Pháp khắp Trung Quốc. 56 khóa học đã được tổ chức. Mỗi khóa học kéo dài khoảng mười ngày. Hàng chục ngàn học viên đã tham dự. Sư phụ Lý đến đâu đều nhận được sự chào đón nồng nhiệt và niềm cảm ân sâu sắc từ người dân và học viên.

Cụ thể 56 lớp học được tổ chức ở các tỉnh thành như sau:

Trường Xuân: có 6 lớp học, số lượng từ 180 – 1.000 người.

Bắc Kinh: có 13 lớp học (từ ngày 25/6/1992 – 27/8/1993), số lượng từ 240 lên cao nhất là 2.200 người tham dự.

Vũ Hán: có 5 lớp học (từ ngày 15/3/1993 – 11/10/1993). Số lượng từ 300 người, lên 1.200 người tham dự.

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp tại Vũ Hán năm 1993
Sư Phụ Lý đang giảng khóa thứ 2 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, tháng 3/1993 (ảnh: minghui.org).

Quảng Châu: có 5 lớp (từ 13/4/1993 – 21/12/1994), từ 200 lên 6.000 người học.

Quý Châu: có 3 lớp học, số lượng cũng lên 1.700 người.

Ngoài ra, còn tổ chức các lớp tại các tỉnh: Sơn Tây; Sơn Đông; Tứ Xuyên; Hắc Long Giang; An Huy; Tế Nam; Hà Bắc; Liêu Ninh; Hồ Bắc; Cát Lâm;…

3.2. Hồng dương Đại Pháp ra nước ngoài (từ tháng 3/1995 – tháng 4/1995)

Ngày 13 tháng 3 năm 1995, theo lời mời, Sư phụ Lý Hồng Chí đã đến Paris, đánh dấu việc hồng truyền Đại Pháp ra nước ngoài. Ngài được mời thuyết giảng tại Ban Văn hóa của Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp. Tại đây, Ngài đã gặp Đại sứ Trung Quốc tại Pháp và các quan chức khác của hai nước.

Khóa giảng đầu tiên kéo dài từ ngày 13/3 đến ngày 19/3/1995, tại Paris, Pháp vào các buổi tối.

Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp lần đầu tại Paris- Pháp 1995
Sư phụ Lý giảng Pháp và dạy các bài công pháp tại Paris vào tháng 3 năm 1995 (ảnh: tổng hợp từ minghui.org)

Từ ngày 14/4 đến ngày 20/4/1995, khóa thứ hai được tổ chức tại Gothenburg, Thụy Điển. Đây là lần cuối cùng Đại sư Lý Hồng Chí thực hiện khóa học Pháp Luân Đại Pháp dài ngày, vừa giảng Pháp vừa truyền công.

Ngoài ra, Đại sư Lý đã thuyết giảng ba bài giảng Pháp ở Gothenburg, ở Stockholm, và tại Uddevalla. Mỗi bài thuyết giảng kéo dài khoảng nửa ngày.

3.3. Phát hành sách và băng hình

Trong 4 năm kể từ ngày truyền ra công chúng, nhờ hiệu quả nổi bật về chữa bệnh khỏe người và thăng hoa đạo đức. Pháp Luân Công đã trở thành công pháp nổi bật nhất trong giới khí công. Nhanh chóng phổ biến khắp Trung Quốc mà không có bất kỳ quảng cáo nào. Người dân sôi nổi tìm hiểu công pháp, tìm mua sách và tài liệu.

Tháng 4/1993, cuốn Pháp Luân Công của Đại sư được Nhà Xuất bản Quân sự và Văn hóa Hữu nghị Hoa Kỳ chính thức xuất bản và phát hành.

Tháng 12/1993, Pháp Luân Công Trung Quốc (bản hiệu chỉnh) được Nhà Xuất bản Quân sự và Văn hoá Hữu nghị xuất bản và phát hành.

Tháng 9/1994, cuốn băng ghi hình trực tiếp, do đích thân Đại sư hướng dẫn dạy 5 bài công pháp; được Trung tâm Truyền hình Bắc Kinh xuất bản.

Tháng 12/1994, cuốn sách chính Chuyển Pháp Luân của Sư Phụ Lý Hồng Chí đã được xuất bản. Phân phối bởi Nhà xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc, thuộc Cục Phát thanh và Truyền hình của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Tháng 2/2004, cuốn Chuyển Pháp Luân, được dịch ra 25 thứ tiếng.

Sư phụ Lý Hồng Chí là tác giả của cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã được dịch ra 47 ngôn ngữ
Ảnh trái: Bìa cuốn Chuyển Pháp Luân phiên bản tiếng Trung – Ảnh phải: Sách Chuyển Pháp Luân nhiều ngôn ngữ được trưng bày tại Hội chợ Sách Quốc tế Moscow lần thứ 26 năm 2013 (ảnh: tổng hợp từ minghui.org)

Đến nay, kinh sách của Sư phụ Lý vẫn tiếp tục được dịch ra nhiều ngôn ngữ và hồng truyền trên 140 quốc gia.

Ảnh bìa sách Chuyển Pháp Luân tiếng Việt phiên bản năm 2017
Cuốn sách Chuyển Pháp Luân bản tiếng Việt được phát hành chính thức tại Nhà sách Thiên Thê – Đài Loan (ảnh: hoc viên cung cấp).

3.4. Thu học phí thấp nhất

Khóa học Pháp Luân Công có mức phí rẻ nhất trong số các môn khí công ở Trung Quốc. Mỗi khóa học giá 40 nhân dân tệ, cao nhất là 50 tệ, tương đương 5 tệ mỗi ngày; bằng giá một vé xem phim tại Bắc Kinh thời ấy. Học phí sẽ được giảm một nửa nếu học viên đã dự các khóa trước.

Đại sư không trực tiếp nhận tiền, đều do hội khí công địa phương đứng ra đảm nhận. Họ giữ 60% số tiền thu được, 40% là của Đại sư. Thậm chí có lần chủ địa phương giữ hết tất cả khoản thu và hầu như không đưa gì cho Ngài. Có khóa giảng Ngài tặng hết số tiền cho hội từ thiện. Hội khí công theo đuổi tiền bạc, họ không vui vì học phí thu quá thấp.

Các địa điểm làm Đại sư Lý Hông Chí đã dùng để giảng Pháp trong thời kỳ đầu
Các địa điểm làm Đại sư Lý Hông Chí đã dùng để giảng Pháp trong thời kỳ đầu. Khoá học thứ 4 (17/9/1992) được tổ chức tại Hội trường Tỉnh ủy, số lượng người tham dự đã lên tới 1.000 người (ảnh: tổng hợp từ minghui.org).

Ngược lại, các khí công sư khác mở lớp, họ thu phí hàng trăm nhân dân tệ cho một khóa giảng hai ngày. Bất cứ nơi nào họ đến, họ ăn đồ đắt tiền, nghỉ khách sạn năm sao, xe đưa đón như nhân vật quan trọng.

Còn Ngài Lý, để tiết kiệm tiền cho các đệ tử, Ngài hy sinh sự tiện nghi của mình. Hiếm khi đi máy bay, chủ yếu ăn mỳ gói và nghỉ ở những nhà khách nhỏ…

Đại sư không phải giảng dạy để thu lợi nhuận mà là truyền Pháp độ nhân. Đó thật sự là tâm từ bi vĩ đại của một vị Phật.

3.5. Các giải thưởng được công bố trong giai đoạn truyền Pháp

Trong năm 1993, Hội Nghiên cứu Pháp Luân Công Trung Quốc được thành lập. Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc viết thư tri ân cảm ơn Đại sư Lý… Tờ Công an Nhân dân Nhật báo do Bộ Công an Trung Quốc đăng bài “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức “Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm”.

Trong các lần Hội chợ Sức khỏe Đông phương ở Bắc Kinh (1993), Đại sư Lý được trao: “Giải thưởng Khoa học Liên ngành Tiên tiến”, “Giải thưởng Vàng đặc biệt”, “Đại sư khí công được quần chúng hoan nghênh nhất”…

Bằng khen của Tổ chức Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp Nguy hiểm, thuộc Bộ Công an Trung Quốc (1993).

“Giải thưởng Sakharov về Tự do Tư tưởng” của Nghị viện Châu Âu.

“Giải thưởng Tự do Tín ngưỡng Quốc tế” của tổ chức Freedom House.

5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Năm 1994, là “Công dân danh dự” và “Đại sứ Thiện chí” của chính quyền thành phố Houston.

Nhờ những đóng góp tích cực cho cộng đồng, tính từ năm 1992 đến năm 2019; Pháp Luân Công đã được trao tặng hơn 3.600 giải thưởng và chứng nhận của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ trên thế giới.

Lá thư cảm ơn của Bộ Công an Trung Quốc năm 1993
Ảnh chụp màn hình trên trang minghui.org
Bài báo nói về việc Pháp Luân Công đã điều trị bệnh cho các cán bộ tiêu biểu và họ đã khoẻ mạnh năm 1993
Vào ngày 21 tháng 9 năm 1993, tờ “Công an Nhân dân Nhật báo” thuộc Bộ Công an Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Pháp Luân Công trị bệnh miễn phí cho các cán bộ tiêu biểu của Tổ chức ‘Bảo vệ Công lý và Giải cứu Người gặp nguy hiểm'” (ảnh: minghui.org).

4. Những câu chuyện truyền kỳ về Đại sư Lý Hồng Chí

4.1. Cuộc sống đạm bạc của vị Đại sư có công phu thượng thừa

Ông Chung Quế Xuân, một học viên nhớ lại: “Khi Sư phụ truyền Pháp tại Bắc Kinh hoặc truyền Pháp ở nơi khác, ngoại trừ cả ngày ở trên xe lửa với tư liệu Đại Pháp ra, thì Sư phụ chỉ mang một va li đựng mì gói. Sư phụ từ xưa tới nay không bao giờ ăn trước khi lên lớp. Như vậy vào buổi tối sau khi kết thúc lớp học, chúng tôi mới nhìn thấy Sư phụ trở về ký túc xá, về đến nơi mới nấu một gói mì tôm, thế là xong. Đây là điều chúng tôi tận mắt nhìn thấy, thường xuyên như vậy”.

https://youtu.be/XO9Kt2k3J9E

Các học viên khác cho biết:

…Sư phụ trong quá khứ được các đồ đệ dâng cúng, phục vụ nhưng Sư phụ Lý Hồng Chí không bao giờ lấy một xu từ các học viên…

Mấy tiếng đồng hồ giảng bài, Sư phụ chỉ uống vài hớp nước. Ngài giảng liên tục mà không mệt mỏi… Chúng tôi được chìm đắm trong trường năng lượng thuần chính, từ bi và nguyên lý của vũ trụ: Chân, Thiện, Nhẫn…”

Ngài sống một cuộc sống giản dị. Ở khu chung cư bình dân. Vợ con cũng sống thanh đạm cùng Ngài. Sư Phụ luôn đi bộ đến lớp. Ngài ăn bất cứ thức ăn gì, không lãng phí đồ ăn. Ngài ăn mì gói và cơm, sẽ dừng lại ở tiệm bánh bao dọc đường… Ngài mặc áo sơ mi màu trắng cũ, nhưng luôn luôn sạch sẽ. Bất cứ khi nào các học viên muốn đưa Ngài về khách sạn, Sư Phụ luôn trả lời tử tế “Tôi khỏe, xin hãy về nhà”…”.

4.2. Vị Sư phụ đáng kính trong con mắt của các đệ tử

Những học viên may mắn trực tiếp nghe Sư phụ truyền Pháp, là một vinh diệu vô cùng lớn. Mãi mãi trong ký ức của họ không bao giờ phai nhòa. Đọc những hồi ức này đều khiến người ta rưng rưng nước mắt. Thật không có ngôn từ nào diễn tả được niềm vui, hạnh phúc, sự tri ân khi trực tiếp được Sư phụ cứu độ.

Với các học viên bước vào tu luyện về sau, dù họ không được trực tiếp nghe giảng, được gặp mặt. Nhưng những gì họ nhận được từ sức khỏe, tâm tính, cuộc sống tốt đẹp… cũng khó diễn tả cảm xúc biết ơn vô hạn dành cho Sư phụ của họ.

Trong mắt các đệ tử, Sư phụ Lý Hồng Chí là một đại sư khí công vĩ đại; một người siêu phàm, một bậc thánh nhân có trái tim vị tha, cao thượng… Ngài có dáng hình cao lớn, dáng vẻ cao quý, thần thái bao la, phóng khoáng, khí chất phi phàm… nhưng thật kiền tịnh, giản dị. Những người tiếp xúc đều coi Sư phụ như một đại sư khí công vĩ đại, khí chất phi phàm, quả đúng là bậc cao nhân. Sư phụ đối xử với người khác đều rất hòa ái, bình dị, ấm áp và dễ gần…

Rất nhiều câu chuyện tuyệt vời về Sư Phụ Lý Hồng Chí. Đây là lý do Pháp Luân Công đã thu hút hàng trăm triệu người Trung Quốc và trên thế giới theo tập. Mỗi học viên được hưởng lợi từ việc luyện tập chính là một nhân chứng. Bất kể chế độ ĐCSTQ bôi nhọ Pháp Luân Công, thanh danh của Sư phụ Lý sẽ không bao giờ bị ảnh hưởng.

4.3. Những điều thần kỳ diễn ra trong quá trình Sư phụ Lý truyền Pháp

Một học viên trong hồi ức của mình viết: “Khi trực tiếp được nghe Sư phụ truyền Pháp, lắng nghe từng lời, tôi dần dần hiểu ra. Những lời Ông nói đều vượt qua các lý của Phật giáo và Đạo giáo. Đó là lý của toàn vũ trụ. Sư phụ có thể tạo ra Pháp Luân, Ông biết rõ nguồn gốc của sự sống, lại tiêu được nghiệp cho đệ tử… Vậy thì Ông là ai? Tôi không dám nghĩ về điều đó…”

4.3.1. Tất cả bệnh tật của học viên, người nhà chữa khỏi một cách thần kỳ

Trong tất cả các khóa học, Sư phụ Lý trực tiếp điều chỉnh thân thể cho học viên. Hầu hết những người đến học đều mang bệnh trên thân. Từ ung thư, bệnh nan y, người liệt, bệnh tim, bệnh về trí tuệ… Sư phụ đả xuất công, Pháp Luân,… tịnh hóa thân thể cho đệ tử. Chỉ bằng cách yêu cầu những học viên đứng lên, nghĩ đến bệnh của mình hoặc bệnh của người thân; sau đó giậm chân tại chỗ theo lời hô của Sư phụ là toàn bộ bệnh đều được thanh lý hết.

Đơn cử, một người đàn ông liệt hoàn toàn được đưa đến lớp học. Sư phụ nói với những người đang đỡ hãy buông tay ra. Khi họ buông tay, ông không ngã mà còn đứng rất ổn định và vững vàng. Xúc động ông nói: “Tôi bị liệt hoàn toàn, đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ một số bệnh viện lớn nhưng họ không thể chữa cho tôi. Sư phụ đã chữa lành cho tôi ngay lập tức, tôi không biết cách nào để cảm tạ Ngài!” 

Sư phụ Lý còn có thể điều chỉnh thân thể cách xa hàng ngàn dặm, thậm chí chữa bệnh qua truyền hình…

Có hàng ngàn, hàng vạn câu chuyện khỏi bệnh thần kỳ như vậy diễn ra trong suốt quá trình truyền Pháp. Không chỉ có vậy, bất kỳ học viên nào chân chính tu luyện, dù thời kỳ trước hay sau, đều là nhân chứng sống cho sự thần kỳ của Pháp môn này. Họ được trực tiếp Sư phụ bảo hộ, trông coi nên đã thoát được nhiều kiếp nạn nguy hiểm tính mạng. Độc giả có thể tìm đọc trên các trang của Pháp Luân Công.

4.3.2. Một cái chạm tay của Sư Phụ đã chữa khỏi bệnh tâm thần cho một đứa bé

Có một nữ học viên có đứa con trai lên 8 tuổi không may bị bệnh tâm thần, trí tuệ đần độn. Khi Sư phụ Lý tới truyền Pháp tại Đại Liên, người mẹ này may mắn được dự lớp học. Khi Sư phụ chuẩn bị rời đi, người mẹ cùng cậu con trai với bó hoa trên tay đến tiễn Sư phụ.

Người mẹ bôi một chấm son đỏ trên trán đứa bé để thể hiện lòng vui mừng. Khi Sư Phụ nhìn thấy đứa bé, Ông nhẹ nhàng chạm vào đầu cậu. Nụ cười ngây dại của cậu bé thay đổi ngay lập tức. Ánh mắt cậu bé cũng trở lại bình thường. Từ đó trở đi, cậu bé trở thành một đứa trẻ bình thường. Chấm đỏ trên trán lúc ấy chuyển thành màu trắng một cách thần kỳ. Nhiều đệ tử đã chứng kiến điều ấy và vỗ tay vui mừng.

Sư phụ Lý Hồng Chí tình cờ gặp con trai của 1 học viên và chữa bệnh cho cậu bé năm 1994 ở Đại Liên
Con trai của nữ học viên được Sư phụ Lý chữa khỏi bệnh tâm thần ở Đại Liên ngày 31-12-1994 (ảnh: minghui.org).

5. Giai đoạn sinh sống tại nước ngoài cho đến nay

5.1. Sống yên bình bên gia đình tại New York Mỹ

Sư phụ Lý Hồng Chí có vợ và một cô con gái tên Mỹ Ca. Trong những năm Đại sư truyền Pháp, sư mẫu và Mỹ Ca cũng bôn ba, vất vả cùng Ngài. Mỹ Ca là một cô bé rất ngoan, hiếu thảo, không bao giờ quấy khóc, đòi hỏi…

Sau năm 1994, Đại sư truyền rộng Pháp môn của mình ra nước ngoài, được nhiều nước đón nhận. Hoa Kỳ đã vinh danh Đại sư là “Công dân danh dự của Houston” và là “Đại sứ Thiện chí”. Có thông tin xấu nói: “Lý Hồng Chí hiện nay đang sống ở đâu? Bị truy nã và trốn ra nước ngoài. Sự thật, từ năm 1996, Ngài cùng vợ và con gái sang Mỹ thuộc diện “Nhân tài kiệt xuất”. Năm 1998 trở thành cư dân vĩnh viễn của Hoa Kỳ, định cư ở New York.

Ngày 13 tháng 5 là ngày sinh nhật của Đại sư cũng là ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới. Ngày 13 tháng 5 năm 1999 là năm đầu tiên các học viên trên thế giới tổ chức kỷ niệm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới. Vào những ngày này, các học viên trên toàn thế giới có nhiều hoạt động diễu hành; biểu diễn nghệ thuật; xếp chữ; diễn đàn giao lưu chia sẻ tâm đắc thể hội… Các hoạt động này đều được chính quyền sở tại các nước cấp phép.

Đại sư Lý Hồng Chí thường có những lời giảng, trả lời câu hỏi cho các đệ tử tại các buổi giao lưu. Những bài giảng của Ngài được chỉnh lý và phát hành dưới dạng kinh văn. Đây cũng là tài liệu đọc, chỉ đạo cho các đệ tử của Ông tu luyện.

5.2. Thế giới vinh danh – 2 lần đề cử giải Nobel hòa bình

Năm 2000 và 2001, ông đã 2 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình. Quốc hội châu Âu đề cử giải thưởng Tự do tư tưởng Sakharov 2001.

Năm 2007, trong “Danh sách 100 thiên tài đương đại”, ông Lý Hồng Chí xếp hạng thứ 12; là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời…

Nhân kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hàng năm, các tổ chức chính phủ ở nhiều quốc gia đã vinh danh Pháp Luân Công với nhiều giải thưởng và nhiều danh hiệu khác. Bao gồm “Ngày Sư Phụ Lý Hồng Chí”; “Ngày Pháp Luân Đại Pháp”; “Tuần lễ Pháp Luân Đại Pháp”; và “Tháng Pháp Luân Đại Pháp”.

Trên toàn thế giới, Pháp Luân Đại Pháp và Người sáng lập, Sư Phụ Lý Hồng Chí, đã nhận được 1.684 giải thưởng và bằng công nhận; 314 nghị quyết đã được thông qua, 1.154 lá thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công. Những bằng công nhận, những lá thư chúc mừng sự đóng góp nổi bật của môn tập đối với việc cải thiện tâm tính; bản thể và tinh thần của mọi người. Được gửi từ các quan chức chính phủ, từ Thủ tướng Canada, các nghị sỹ Quốc hội, các Thống đốc, các thành viên Thượng, Nghị viện Tiểu bang, các thị trưởng, các thành viên hội đồng thành phố…v.v. Xem thêm: Toàn thế giới đều biết “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”

6. Người đến vì ai?

Sư phụ Lý Hồng Chí là ai? Người từ đâu đến? Người ở đâu trong vũ trụ mênh mang này khi Người giảng ra Pháp của toàn vũ trụ?

Có những điều chúng ta không bao giờ biết được và hiểu được. Sự cao thượng và vĩ đại trong nhân cách của Ông; sự bao la, uyên thâm trong trí huệ của Ông, thì ngôn ngữ của con người không thể diễn tả được dù chỉ một phần vạn. Làm sao con người có thể đo lường tâm tính của Phật từ quan niệm của người thường; dùng cái lý của người thường để đánh giá Phật lý được.

Với các đệ tử của Ông, họ giống như những đứa trẻ đang quây quần bên cha của mình vậy! Một cảm giác hạnh phúc vô bờ, một tư tưởng thuần tịnh; chìm đắm trong trường năng lượng mạnh mẽ, hạo đãng, từ bi, tường hòa của Sư phụ! Sâu thẳm hơn, họ biết Sư phụ là ai. Người đến đây vì ai? Sư phụ đến đây vì họ và vì tất cả “chư vị”.

Hình ảnh giản dị của Sư Phụ Lý Hồng Chí trong thời gian đầu đi giảng Pháp trực tiếp các nơi vào năm 1994.
Hình ảnh giản dị của Sư Phụ Lý Hồng Chí được học viên chào đón tại bến tàu Đại Liên, ngày 1 tháng 7 năm 1994 (ảnh: minghui.org).

Bài viết về Sư Phụ Lý Hồng Chí đưa đến bạn đọc một phần thông tin chân thực về quãng thời gian Sư phụ Lý tu luyện và truyền Pháp; chỉ là một phần trong chuỗi muôn vàn điều truyền kỳ về vị Đại sư có ảnh hưởng trong giới tu luyện. Bạn có thể tìm đọc các cuốn sách của vị Đại sư nổi tiếng này và các bài viết, chia sẻ của học viên trên trang www.minghui.org.

Theo Chánh Kiến