Trong quá trình truyền Pháp 49 năm, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã gặp rất nhiều trắc trở, trong đó có từ chính đệ tử của Ngài.

Nguyên nhân Đề Bà Đạt Đa muốn tranh giành với Đức Phật Thích Ca

Khi Đức Phật Thích Ca truyền Pháp, có rất nhiều người muốn hãm hại Ngài. Có người còn năm lần bảy lượt muốn lấy mạng Đức Phật, muốn thay thế Ngài, dùng tà thuyết khiến tăng đoàn chia rẽ. Đó chính là em họ của Đức Phật tên Đề Bà Đạt Đa. Tại sao ông ta lại muốn tranh giành với Phật? Đó là vì:

Tâm tật đố

Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật Thích Ca. Vua Tịnh Phạn, cha của Đức Phật có họ hàng với Đề Bà Đạt Đa. Đề Bà Đạt Đa có tâm ganh ghét với Đức Phật từ kho Đức Phật còn nhỏ. Đức Phật xuất thân là một vị Thái tử thuộc về Hoàng tộc Cồ-Đàm, có tên là Thái tử Tất Đạt Đa. Khi thấy Thái tử Tất Đạt Đa đầy đủ tướng hảo trang nghiêm, tài năng xuất chúng, đức hạnh như thế thì Đề Bà Đạt Đa luôn ghen tỵ.

Vậy Đề Bà Đạt Đa là ai và ông đã làm gì để thực hiện những mục đích
Đề Bà Đạt Đa nhiều lần hãm hại Đức Phật (ảnh minh họa: kenhphatphap.com).

Sau khi Đức Phật khai ngộ, trở về quê hương; nhờ phẩm hạnh và tấm gương của Đức Phật soi sáng, cộng thêm sự khuyến khích của vua Tịnh Phạn, mọi người đã theo Đức Phật xuất gia; trong đó có A Nan và Đề Bà Đạt Đa.

Trong mười hai năm đầu, Đề Bà Đạt Đa rất chăm chỉ tinh tấn tu hành. “Xuất Diệu Kinh” có ghi chép: “Trong 12 năm, ông ta có thể ngồi thiền nhập định thâm sâu; tâm không lay động, tinh thông thuộc lòng sáu vạn câu kinh Phật”. Tuy nhiên, ông ta không chứng đắc được quả vị, cũng không tu luyện xuất thần thông tại thời điểm đó. Điều này khiến cho một người hiếu thắng như Đề Bà Đạt Đa cảm thấy vô cùng mất mặt. 

Tâm truy cầu

Theo ghi chép trong “Pháp Câu Kinh”, tại một nơi có tên gọi Kaushambi; tăng đoàn nhận được rất nhiều vật phẩm và đồ cúng dường của bách tính. Mọi người mang vật phẩm cúng vào nơi tăng đoàn cư trú và thường hỏi: “Thích Tôn ở đâu? Xá Lợi Phất trưởng lão ở đâu? Mục Kiền Liên trưởng lão ở đâu? Ma Ha Ca diếp trưởng lão ở đâu?…” nhưng không có ai hỏi: “Đề Bà Đạt Đa trưởng lão ở đâu?” Điều này khiên cho ông ta vô cùng ghen tỵ. 

Ông ta thỉnh cầu Đức Phật dạy mình thần thông; cho rằng Đức Phật và các đại đệ tử có thể được cúng dường và tôn kính như vậy bởi vì họ có thần thông. Tuy nhiên yêu cầu này của ông ta bị từ chối. Thích Ca Mâu Ni khuyên ông ta hãy cố gắng tu “không”, từ bỏ chấp trước vào danh lợi tình; nhấn mạnh đây mới là giác ngộ căn bản.

Đề Bà Đạt Đa không cam tâm, ông ta lại thỉnh cầu Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên…; không ngờ câu trả lời của họ không khác mấy so với câu trả lời của Đức thế tôn. 

Đề Bà Đạt Đa không từ bỏ ý định, lại tìm đến em trai A Nan. A Nan được gọi là “Đa văn đệ nhất”. A Nan luôn bên cạnh Thích Ca Mâu Ni, lại có trí nhớ siêu phàm. Mỗi khi được nghe Phật Thích Ca giảng Pháp, đều có thể ghi nhớ. Tính ông ôn hòa nhã nhặn. A Nan không để ý đến động cơ cầu công năng của Đề Bà Đạt Đa; nên dạy hết phương pháp tu tập thành thần thông mà mình học được cho Đề Bà Đạt Đa.

Tâm hiển thị

Như bắt được vàng, Đề Bà Đạt Đa đi vào núi sâu rừng rậm cố gắng tu tập; cuối cùng cũng xuất được thần thông. Không lâu sau, tự đi tới vương quốc Magadha, thi triển nhiều loại thần thông biến hóa trước mặt thái tử Ajatashatru, khiến thái tử vô cùng tôn sùng; thậm chí còn tán dương khen người là “Bậc thầy của Đức Phật, đức hạnh thù thắng”. Điều này khiến Đề Bà Đạt Đa dương dương tự đắc. 

Đức Phật từng là thái tử, nhưng đối với tất cả đệ tử, Ngài từng nói: “Đệ tử từ khi xuất gia Phật môn, không phân danh phận, xuất thân, đều ngang hàng như nhau”. Tuy nhiên, một số đệ tử của Ngài vẫn tự cảm thấy mình giỏi giang hơn người. Thậm chí có người còn cho rằng sau khi Đức Phật nhập niết bàn nên có một người trong gia tộc Thích Ca thống lĩnh tăng đoàn. 

Với thân phận cao quý trước khi xuất gia, cộng thêm sự thông minh, bác học và có thần thông, Đề Bà Đạt Đa được nhiều tăng chúng sùng bái và khen ngợi: “Người xuất gia từ dòng họ lớn, thông minh, thần thông, dung mạo đoan chính”. Thậm chí, một số đệ tử của Đức Phật cũng đi theo ông ta. Thái tử Ajatashatru xây dựng cho ông ta một tăng đoàn nguy nga lộng lẫy gần tịnh xá; mỗi ngày cử người mang tới 500 nồi đồ ăn. 

Tự tâm sinh ma

Kỳ thực đối với người tu hành, sự khen ngợi tán dương của người khác, nên coi là khảo nghiệm, kiểm chứng xem bản thân có tâm hoan kỷ hay không, thậm chí khi nhân tâm tự cho rằng mình phi phàm siêu đẳng. Đây đều là biểu hiện của tâm chấp trước của bản thân vào danh, lợi tình.

Đề-bà-đạt-đa là anh em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni,là anh cả cùng cha của tôn giả A-nan-đà - vị A-la-hán là thị giả của Phật.
Đề Bà Đạt Đa coi mình còn cao hơn cả Đức Phật (ảnh minh họa: soundofhope.org).

Tuy nhiên Đề Bà Đạt Đa không ý thức được điều này, không những vui mừng đón nhận sự tán dương, sùng kính này, còn tự cho rằng mình ngày càng cao hơn người; thậm chí còn nói: “Bách tính vây quanh ta có khác gì Như Lai” đâu. Đây vốn là tâm chấp trước cần trừ bỏ, tuy nhiên trong lòng ông ta lại ngày một nổi lên; thậm chí còn cho rằng mình cao hơn Phật. 

Ông ta đi khắp nơi nói Thích Ca Mâu Ni ngày càng già yếu; những người tăng đoàn thu nhận đều là đệ tử vô dụng; nếu không cải thiện từ căn bản, không lâu sẽ bị hủy diệt. Ông ta còn nói, chỉ có bản thân mới là người có thể kế thừa của Phật Đà.

Sự tĩnh tâm của Đức Phật Thích Ca

Đức Phật Thích Ca không để tâm tới Đề Bà Đạt Đa. Một hôm, Đức Phật và các đệ tử của Ngài đang đi trên đường; bỗng thấy Đề Bà Đạt Đa và một số người của ông ta đang tiến tới; Đức Phật có ý tránh. A Nan tỏ vẻ không vui và hỏi Đức Phật:

“Tại sao Sư tôn lại tránh Đề Bà Đạt Đa? Lẽ nào Ngài sợ ông ta?”

Đức Phật nói: “Ta không sợ hắn, tuy nhiên không cần gặp mặt và tranh luận với kẻ ngu si. Hắn hiện nay đầy ác niệm, như một con chó dữ. Càng để ý, ông ta sẽ càng vui mừng”

A Nan cảm giác khó hiểu với cách thức tránh mặt này của Đức Phật. Trên thực tế, cách tốt nhất để đối phó với loại quỷ tự cao tự đại này là mặc kệ anh ta, khiến anh ta cảm thấy không ai quan tâm, không có gì đặc biệt, và ngọn lửa tự phụ trong lòng anh ta sẽ dần dần bị hủy diệt. 

Cấu kết với thái tử Ajatashatru, thả voi say hãm hại Đức Phật Thích Ca

Một hôm, Tăng đoàn đi khất thực đến thành Vương Xá; Đề Bà Đạt Đa cho một con voi rất dữ ở trong hoàng cung uống rượu thật say và thả nó ra. Khi ấy Đức Phật đang trên đường đi vào thành Vương Xá thì con voi say xông đến, gầm rú lên.

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo.
Tâm từ bi của Đức Phật đã cảm hóa chú voi say (ảnh minh họa: youtube.com).

Đề Bà Đạt Đa và vua A Xà Thế tin chắc phen này Phật và những vị chư Tăng đi theo sẽ chết. Tuy nhiên, có điều kỳ diệu đã xảy ra. Khi voi lao đến, do cảm nhận được tâm từ bi của Đức Phật nên liền quỳ phục xuống chân Ngài. Kế hoạch của ông ta và thái tử Ajatashatru bị thất bại.

Quả báo của Đề Bà Đạt Đa?

Sau nhiều lần âm mưu hại Phật và Tăng đoàn, Đề Bà Đạt Đa nhận quả báo cho hành vi của mình. Ông ta lâm bệnh nặng, không có thuốc nào chữa được. Đức Phật cho Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên đến giáo hóa cho 500 vị Tỳ-kheo đi theo Đề Bà Đạt Đa. Những người này giác ngộ, dần trở về với Đức Phật.

Quả báo của Đề Bà Đạt Đa? Sau nhiều lần âm mưu hại Phật và Tăng đoàn, ông ta cũng phải trả quả báo cho hành vi xấu ác của mình.
Đề Bà Đạt Đa phải trả quả báo vì hãm hại Đức Phật (ảnh minh họa: kenhphatphap.com).

Cuối cùng còn một mình ông ta mới khởi tâm xin sám hối và quay về để nương tựa nơi Phật. Ông ta nhờ chư Tăng đưa đến gặp Đức Phật.

Tuy nhiên, khi đến cách Đức Phật Thích Ca khoảng mấy trăm mét; mặt đất đột nhiên nứt ra và nuốt chửng ông trong lòng đất giống như nứt nuốt ông ta vào trong địa ngục, không cứu được.

Vậy là quả báo đã đến với kẻ thường báng bổ, muốn hãm hại Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Theo Sound of hope