Câu chuyện sau khi Đức Phật chuyển thế, người trầm mặc ít nói giúp hậu thế hiểu được: Họa từ miệng ra. Tức là có thể mang tới vô số đau khổ. 

Đức Phật chuyển thế từng nói ” Họa từ miệng ra”

Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Họa từ miệng ra. Một lời nói không thận trọng, lập tức có thể dẫn đến vô số khổ cực và bi kịch”. Trong sinh hoạt thường ngày càng cần nên cẩn thận. Khẩu nghiệp như núi là điều đáng sợ nhất.

đức phật chuyển thế
Lời nói tuy là gió bay nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của người khác cũng như chính bản thân của chúng ta (ảnh: phật giáo)

Trong mười loại nghiệp ác, khẩu nghiệp là vị trí thứ tư. Trong Kinh Phật nói: “Người tạo khẩu nghiệp, tương lai sẽ chịu báo ứng bi thảm bị cày vào lưỡi khi xuống địa ngục”. 

Thế Tôn Thích Ca trong quá khứ khi tu hành Bồ Tát đạo. Người từng là hoàng tử Mộ Phách của nước Ba La Nại. Thái tử tướng mạo chỉnh tề, hiếm gặp trên đời. Khi sinh ra đã có công năng Túc Mệnh Thông. Đối với những sự việc, thiện ác, xấu tốt… trong nhiều kiếp đã trải qua, không gì không biết. 

Cũng vì vậy trong tâm thái tử luôn cảm thấy khiếp sợ với quả nghiệp ác. Người luôn luôn ít nói. Tuy nhiên năm mười ba tuổi, đột nhiên thái tử ngậm miệng không nói lời nào.

Quốc vương hiểu lầm thái tử là mầm tai ương

Quốc vương chỉ có một mình thái tử. Ông còn là vị vua được dân chúng kính trọng và yêu mến. Nhìn thấy thái tử sớm kế thừa vương vị nhưng vẫn duy trì cuộc sống mộc mạc đơn sơ giản dị. Dương như thái tử không biết đói, biết rét. Thái tử giống như tượng gỗ nên vô cùng lo lắng.

đức phật chuyển thế
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật hoàn toàn có thật trong lịch sử (ảnh Medium)

Dù có tai có mắt nhưng dường như không nghe không thấy. Dù lời nói cực kỳ có trí huệ nhưng lại không nói gì. Người bình thường sẽ cảm thấy giống như người ngốc nghếch. Quốc vương sợ các nước láng giềng cười nhạo, chế giễu nên triệu tập các vị Bà La Môn trong nước tới.

Quốc vương hỏi: “Tại sao đứa trẻ này không thể nói chuyện?”

Các vị Bà La Môn nói xấu thái tử: “Tướng mạo thái tử mặc dù tề chỉnh nhưng nội tâm ẩn chứa vật chẳng lành .Thái tử mong muốn hại cha mẹ, nguy hại cho quốc gia, hủy tiện dòng tộc. Loại hậu quả nghiêm trọng này không lâu nữa sẽ xuất hiện.

Quốc vương không thể sinh thêm một người con trai nào nữa. Cũng đều bởi ảnh hưởng từ vị thái tử này. Quốc vương nên chôn sống thái tử. Như vậy mới có thể giữ được đất nước và sinh thêm quý tử. Nếu không cả ngài và quốc gia sẽ vô cùng nguy hiểm”.

Quốc vương bị lừa gạt, chôn sống Thái tử

Quốc vương do bị lừa gặt nên cho rằng sự thực quả đúng là như vậy. Vì thế cảm thấy buồn bã. Ông đứng ngồi không yên, không gần mỹ sắc, không tham mỹ vị. Ông cũng không nghe âm nhạc.

Sau đó, nhà vua triệu tập các nguyên lão đại thần cùng thảo luận. Có vị đại thần đề xuất đưa thái tử vào rừng sâu. Có người lại đề nghị ném Thái tử xuống vực sâu. 

Cuối cùng, một người nói: “Hãy đào một ngôi mộ và để thái tử xuống đó, để ngài tự chết. Bên cạnh cho xây dựng một căn phòng, cử năm nô lệ canh giữ, phát lương thực cho họ”. Nhà vua nghe và đồng ý với đề xuất này. 

Thái tử vô cùng đau buồn trước sự ngu muội tới bị mê hoặc của vua cha. Mẫu hậu mặc dù rất thương yêu con nhưng cũng chỉ có thể nén sự đau đớn mà nói: “Con trai ta mệnh mỏng nên mới phải chịu tai ương này”. Bà khóc lóc van xin nhưng không thể cứu vãn.Bà chỉ đành thu dọn tất cả quần áo, trang sức, ngọc trai đưa cho Thái tử. Ngoài ra, cũng chọn năm người hầu thiện lương ra lệnh họ ở bên chăm sóc phục vụ Thái tử. 

Thái tử Mộ Phách suy nghĩ và cất lời bày tỏ nỗi lòng

Phá tan âm mưu kẻ gian trá, cuồng vọng

Quốc vương cho xe đưa Thái tử tới ngoại thành. Khi đó người nô lệ đang ở ngoài đào mộ. Công việc chưa được hoàn thành còn Thái tử ngồi trong xe trầm tư suy ngẫm. Trong lòng ngài nghĩ: “Phụ vương và mẫu hậu đều cho rằng ta ngu ngốc, câm điếc. Ta không nói chuyện là vì muốn xả bỏ rời xa thế tục.

đức phật chuyển thế
Thái tử đành cất tiếng vì không muốn cha mẹ hiểu lầm mà gây ác nghiệp (ảnh: soha)

Ta một mình an thân, xa rời phiền não, tu dưỡng đạo đức, vĩnh viễn cách xa đau khổ mà thôi. Nay ngược lại còn bị kẻ gian trá cuồng vọng lừa dối nguy hại. Có thể sẽ mất đi tính mạng, lại đẩy kẻ ác vào vòng tội nghiệp. Nếu không sửa  đổi, e rằng sẽ nguy hại hơn cho càng nhiều người”.

Nghĩ tới đây, Thái tử liền mang theo chuỗi ngọc và đồ trang sức rời đi. Những nô lệ đang đào hố kia vì đang mải việc nên không phát hiện thái tử rời đi.

Thái tử tới bên hồ nước tắm rửa, bôi hương thơm lên quần áo và đeo đồ trang sức lên người rồi bước tới nơi những nô lệ đang đào hố và hỏi: “Các người đào mộ làm gì vậy?”

Những người nô lệ đáp: “Quốc vương có một hoàng tử tên Mộ Phách, vừa câm vừa điếc, vừa ngốc nghếch. Thái tử đã ba mười ba tuổi vẫn không thể nói chuyện. Chúng tôi đào cái mộ này để chôn ngài ấy vào”.

Thái tử nói: “Ta chính là Mộ Phách”.

Những người nô lệ bàng hoàng ngạc nhiên khi Thái tử cất lời

Những người nô lệ kinh hoàng không tin. Họ chạy đến tìm trên xe thì ở đó không còn ai nữa. Mọi người đi trở lại ngôi mộ, nhìn kỹ tướng mạo, lời nói, cử chỉ của thái tử, đều giống như người thường. Thái tử đâu phải như lời đồn đại, khiến họ cảm thấy lạ lùng.

Thái tử hỏi: “Các ngươi đã quan sát ta có phải là quỷ ma hay không? Tướng mạo đoan chính, tinh thần bình tĩnh, hiền lành. Ta có phải là đứa con hại cha mẹ, hại đất nước hay không? Vì sao mọi người lại dễ tin vào lời nói sai lạc của thầy tướng, đào xây nhà mồ này để chôn sống ta như thế?”.

Bằng lời nói hoà nhã, cử chỉ khoan thai, thái tử đã xóa tan hết lòng nghi kỵ của mọi người. Họ hoảng sợ, quỳ xuống lạy cầu xin thái tử tha tội.

Lúc ấy, mọi người đều khuyến thỉnh thái tử hồi cung. Thái tử nói: “Ta đã bị bỏ rơi, nên không còn muốn trở về hoàng cung”.

Nhóm tuỳ tùng lập tức phi ngựa về cung bẩm báo. Quốc vương, Hoàng hậu hay tin, tức khắc lên xe ngựa chạy nhanh ra ngôi mộ để tìm con. Thái tử nghĩ: “Ta đã thoát ly được sự ràng buộc trong cung. Đây là cơ hội tốt để cho ta nhất tâm tu hành”.

Không bao lâu, xe kiệu của nhà vua và mẫu hậu đến. Từ xa, vua cha nhìn thấy thái tử ngồi ngay thẳng dưới gốc cây. Lời nói nhẹ nhàng, trong lòng vua cảm thấy hân hoan vô kể, liền đi đến giục thái tử về cung.

Trong tiền kiếp Đức Phật chuyển thế đã từng là vua Tu Niệm

Thái tử chắp tay thưa với phụ thân và mẫu hậu:

Con sinh ra đời được 13 năm, biết được những việc lành dữ xảy ra trong nhiều kiếp trước như xảy ra trước mắt. Con không hề quên sót dù là việc nhỏ nào”.

Vua Tu Niệm
Nhìn lại trong tiền kiếp của Đức Phật thấy rõ nhân quả báo ứng hiện hữu(ảnh vcm.org)

Thái tử nói tiếp: Xưa kia, có một kiếp con đã từng làm Vua nước lớn, tên là Tu Niệm. Con dùng nhân từ cai trị đất nước, tu tất cả điều lành. Những dụng cụ giết người, con cấm tuyệt không cho dùng.

Con ban cho mọi người lòng nhân ái, cứu giúp kẻ gặp khốn cùng. Khi ấy có nhiều vua nước nhỏ thấy lòng từ bi rộng lớn, đức đại hỉ xả của Vua Tu Niệm, một lòng cảm ân mến đức, chân thành kính vua.

Vua Tu Niệm mở một đại yến tiệc lớn để chiêu đãi vua các nước. Người đầu bếp chuẩn bị các món ăn cao lương mĩ vị nên phải giết đến sáu loài súc vật khác nhau. Anh ta bèn bẩm lên vua Tu Niệm. Vua Tu Niệm xưa nay vốn nhân từ không sát sinh, chỉ vì muốn đãi khách quý, đối với việc này chẳng dừng được nữa nên đành phải gật đầu đồng ý.

Bởi vậy mà tạo nghiệp, vua bị đọa xuống địa ngục để đền lại nợ sát sinh ngày trước. Phải chịu tội bị chưng nấu hơn sáu vạn năm, đau khổ khó nhẫn nổi, kêu cứu cũng không có người giúp được. Lúc ấy muốn chết cũng không được, không ai có thể chia sẻ nỗi khổ của con. Khi chịu tội địa ngục xong, trả hết quả báo, con mới được sinh làm người. 

Vì sao khi Đức Phật chuyển thế, ngài trầm mặc ít nói?

Thái tử nói: “Con mỗi khi nghĩ tới chuyện này thì trong lòng run rẩy, đổ mồ hôi lạnh… Cho nên, con đời này muốn trầm mặc không nói, miễn trừ dơ bẩn. Con muốn trốn tránh cõi trần, cách ly thế tục”.

Phật Thích Ca và trưởng gánh hát đối thoại về âm nhạc
Đức Phật trầm mặc ít nói bởi (ảnh Facebook)

“Nhưng mà, con vừa rồi lại lo lắng, nếu như không nói, bị phụ vương chôn sống. Con sợ phụ vương vì vậy mà chịu tai hoạ, rơi vào địa ngục vĩnh viễn không ngày ra. Con không muốn phụ vương tạo nghiệp nên mới nói.”

“Người có trí tuệ đều cho rằng, quốc gia, tiền bạc châu báu, ân ái, những điều này là những điều có thể tạo ra vấn đề. Bản thân con không muốn làm Quốc vương.

Các loại dục niệm đều là phiền nhiễu. Đời này, con vì mong cầu dứt tất cả mọi đau khổ nên quyết tâm xuất gia học Phật. Nhân sinh tựa như lục bình, không có gì có thể vĩnh viễn”.

Vua cha hiểu được tâm chí dứt khoát của Thái tử, cũng đồng ý cho xuất gia tu Đạo.

Như vậy, nguyên nhân Đức Phật chuyển thế trầm mặc ít nói là bởi người đã nhìn thấu mọi việc thế gian. Khi mở miệng, con người có thể tạo nghiệp lớn.

Theo Vision Times