Hoa ưu đàm nở và dấu hiệu đức Phật xuất hiện tại nhân gian
Hoa ưu đàm là loài hoa huyền bí, 3000 năm mới nở một lần. Hoa nở trên nhiều chất liệu như kính, giấy, tượng Phật…Những năm gần đây, hoa ưu đàm xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Hoa ưu đàm nở cũng là dấu hiệu: đức Phật xuất hiện tại nhân gian.
Tên “Hoa ưu đàm” cũng có nghĩa là một điều gì đó cực kỳ hiếm, thiêng liêng và đặc biệt.
Nội dung chính
Ý nghĩa của hoa ưu đàm trong kinh Phật
Hoa ưu đàm rất đặc biệt. Cây hoa không có chất diệp lục và không có rễ, nằm ngoài sức tưởng tượng hay sự hiểu biết của người thường. Theo kinh Phật, hoa ưu đàm là loài hoa linh thiêng. Tên của hoa bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là “bông hoa tốt lành từ thiên đường”.
Kinh Phật Fahua Wenju có kể về “một bông hoa chỉ nở 3000 năm một lần, báo trước sự xuất hiện của Chuyển Luân Thánh Vương.”
Quyển thứ tám của Huilin’s Yinyi (một bộ sưu tập tổng hợp tất cả các bản chú giải các từ và ngữ trong Kinh thánh được biên soạn trong và trước thời nhà Đường) cũng kể lại rằng: “Khi Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện trên thế giới này và với công lao to lớn của Ông, hoa ưu đàm xuất hiện”.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về hoa ưu đàm
Đức Phật Thích Ca đã từng đề cập với các đệ tử về Vua Chuyển Luân Thánh Vương và hoa ưu đàm. Khi Đức Phật đưa các đệ tử của mình đến tu tập, các đệ tử hỏi Đức Phật rằng: liệu họ có thể ở lại trong xã hội và thực hiện việc tu hành như những người bình thường trong thế giới con người hay không. Đức Phật trả lời: “Phải đợi đến ngày Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian… Lúc đó, ngươi không được bỏ lỡ cơ hội vĩnh hằng”.
Sau khi các đệ tử nghe lời Phật dạy, nữ đệ tử Lianhuase cung kính hỏi Đức Phật: “Thưa Sư phụ, trong tương lai khi Vua Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện tại thế gian, nếu mọi người không biết về điều đó, thì họ sẽ làm gì?” Đức Phật trả lời: “Vào lúc đó, sẽ có một loại hoa gọi là hoa ưu đàm nở khắp nơi, nhắc nhở mọi người về việc Vua Chuyển Luân Thánh Vương sẽ đến thế gian để truyền bá giáo lý của Ông và cứu độ chúng sinh trong thế giới.”
Vua Chuyển Luân Thánh Vương
“Hoa ưu đàm không phải là hoa ở nhân gian.”
Đức Phật giải thích thêm: “Hoa này là hoa không đến từ thế gian con người. Đó là biểu hiện công đức của Vua Chuyển Luân Thánh Vương. Loại biểu hiện này là biểu tượng cho trải nghiệm hiếm hoi được gặp Phật hoặc nghe lời dạy của Đức Phật. ” Đức Phật khuyên các đệ tử hãy tích lũy công đức và nói rằng Ngài sẽ bảo vệ họ cho đến ngày họ được gặp Vua Chuyển Luân Thánh Vương.
Như vậy, theo truyền thuyết thì hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần. Đó là hoa trên trời chứ không thuộc về thế gian trần tục. Tuy nhiên, sự có mặt của Đức Phật cao quý trên cõi đời khiến cho ưu đàm hoa xuất hiện cùng với Ngài. Cho nên, ưu đàm hoa nở chính là một dấu hiệu để con người nhận ra Đức Phật đã xuất hiện giữa nhân gian.
Sự xuất hiện của hoa ưu đàm khắp nơi trên thế giới
Năm 1997, truyền thông Hàn Quốc lần đầu tiên đưa tin hoa ưu đàm xuất hiện tại chùa Cheonggye-sa. Những bông hoa trong vắt đã thu hút vô số người đến xem hiện tượng hiếm gặp này.
Sau đó, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin về loài hoa thần bí này ở nhiều nơi.
Ngoài ra, những bông hoa kỳ diệu này cũng đã được phát hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Úc, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.
Hoa ưu đàm rất đẹp, thanh tao và tinh anh. Hoa hình chuông, thân mỏng như lụa vàng, có mùi thơm nhẹ, độc đáo. Những bông hoa có màu trắng như tuyết và sự tồn tại của chúng mang lại cho không gian xung quanh một luồng khí tốt lành; khiến người ngắm hoa cảm thấy bình tĩnh và sảng khoái.
Điểm đặc biệt nhất là hoa ưu đàm có thể mọc ở bất cứ đâu – trên kính, ống thép, văn phòng, giấy, tượng Phật – mà không cần đất.
Làm thế nào để nhận ra Đức Phật xuất hiện tại nhân gian?
Ưu đàm hoa đã nở rộ trên khắp thế giới, báo hiệu khoảnh khắc phi thường “Đức Phật xuất hiện tại nhân gian” – điều mà chúng sinh hằng mong đợi trong vạn kiếp luân hồi đã đến. Nhưng làm thế nào để nhận ra Ông?
Trong Dự ngôn của Lưu Bá Ôn, khi Hoàng đế Chu Nguyên Chương hỏi rằng “Ai sẽ truyền đạo thời mạt kiếp”, ông nói rằng: Không giống hòa thượng cũng không giống đạo sĩ, ăn mặc giống hệt người bình thường, nhìn vào thì chỉ giống một người bình thường nhưng lại có khả năng siêu thường. Người này không phải ở trong chùa mà sống trong xã hội. Đó là người nắm giữ Đại Đạo căn bản của vũ trụ.
Nơi mà Phật Di Lặc tái sinh, không phải ở trong chùa hay đạo viện, cũng không phải nơi hoàng cung hay nhà quan, mà là “ngôi nhà tranh cơ hàn” hàm ý là một gia đình bình thường. Nơi truyền đạo là “Yến Nam Triệu Bắc” nghĩa là chủ yếu vùng Bắc Kinh.
Cũng theo Dự ngôn của Lưu Bá Ôn, đặc điểm của đại đạo mà Phật Di Lặc truyền dạy là “lớn biến nhỏ, già chuyển thành trẻ, hòa thượng muốn kết đôi với giai nhân…thời phụ nữ gả cho tăng sĩ sẽ đến” hàm ý là một môn tu luyện khiến người thực hành trẻ ra. Đồng thời con người không cần xuất gia, chỉ cần tu hành tại thế gian; có thể sống cuộc sống của người bình thường.
Lựa chọn của con người trong thời mạt kiếp
Như vậy lời dạy của Đức Phật Thích Ca và dự ngôn của Lưu Bá Ôn đều cùng khẳng định sự xuất hiện của Đức Phật tại nhân gian. Ông truyền đại đạo thời mạt kiếp: môn tu luyện giữa người thường, không cần vào chùa hay đạo viện. Đức Phật Thích Ca còn dặn “Không được bỏ lỡ cơ hội vĩnh hằng”.
Vào thời điểm này, khi đạo đức của con người đã suy giảm đáng sợ, bệnh dịch hoành hành; và những dấu hiệu cho thấy mọi thứ đã đến giới hạn cuối cùng; thì con người càng cần nhấn mạnh đến đức hạnh và làm điều tốt.
Dù là người tu luyện, hay người bình thường, thì lòng thành kính tin vào Thần Phật có thể giúp con người được cứu độ, ban phước lành. Đó cũng là lựa chọn tốt nhất để tránh tai họa, tự cứu mình và đi vào tương lai.
Xem thêm: