Cậu bé Vạn Hồi sinh ra khác người, tưởng là ngốc nghếch nhưng thực ra lại là cao tăng đắc đạo, cũng là kỳ nhân hiếm gặp trong nhân gian.

Cậu bé ngốc nghếch 

Vạn Hồi là người ở Văn Hương (một huyện cổ ở phía Tây tỉnh Hà Nam), sống vào thời nhà Đường. Năm đó mẹ của Vạn Hồi đã cầu xin có con trước tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, sau đó thì hạ sinh Vạn Hồi. Nhưng Vạn Hồi sinh ra lại rất ngốc nghếch, phải đến 8 tuổi mới bắt đầu biết nói. Bố mẹ cậu vì vậy mà rất chán ghét cậu, không coi cậu như một con người.

Khi Vạn Hồi trưởng thành, người cha muốn anh đi cày ruộng. Nhưng anh cày ruộng thì cứ thế cày thẳng đường mà đi, không quay lại, miệng còn nói: “Dễ mà, đơn giản”. Cha lại để cho anh cày ở một cái luống kia, anh lại thoáng cái đã cày đi xa hơn 10 dặm; tiến thẳng đến một cái hố thì mới chịu dừng. 

Cha anh tức giận mới đánh cho một trận, Vạn Hồi nói: “Dù sao cũng là ruộng của mọi người, cũng đều phải cày thôi, hà tất cứ phải đổi hướng làm gì?” Cha anh đành thôi không đánh nữa. Nhưng từ đó cũng không nói anh đi cày ruộng nữa.

Cao tăng đắc đạo; Các vị cao tăng đắc đạo; Những cao tăng đắc đạo
Người tu luyện có thể xuất ra nhiều công năng đặc dị (ảnh minh họa pinterest)

Vạn Hồi không phải là người tầm thường

Anh trai của Vạn Hồi phục vụ quân đội ở trấn An Tây, ngay biên ải, một thời gian rất lâu rồi mà không thấy có tin tức gì. Cha mẹ Vạn Hồi cho rằng người anh trai này đã chết rồi; vì vậy mà ngày đêm khóc lóc thương nhớ.

Vạn Hồi thấy cha mẹ thương tâm như vậy, thì một ngày nọ bỗng nhiên quỳ xuống trước mặt cha mẹ và nói: “Cha mẹ đau buồn như vậy là vì không biết tin tức của anh trai phải không?” Cha mẹ ngạc nhiên vì không hiểu sao Vạn Hồi lại có thể biết được, nên mới nói: “Đúng rồi!” Vạn Hồi lại đứng dậy mà nói: “Cha mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ xem anh của con sẽ cần những gì? Quần áo, giày, mũ, đồ ăn, nhanh chóng chuẩn bị cho đủ, con sẽ đi tìm anh ấy”.

Cha mẹ anh rất nhanh chuẩn bị những thứ cần thiết cho người anh trai ở biên ải. Sáng hôm sau Vạn Hồi liền lên đường đi biên ải. Nhưng đến buổi tối đã thấy Vạn Hồi quay về. Anh nói với cha mẹ rằng: “Anh trai ở biên ải hiện tại rất tốt”. Nói xong liền lấy ra một bức thư của anh trai đưa cho cha mẹ. 

Hai người mở ra xem thì thấy đúng là nét chữ của người con trai lớn, vì vậy mà vô cùng kinh ngạc, trong tâm thầm nghĩ: “Từ quê nhà Văn Hương đi đến biên ải An Tây, đường xa cũng hơn vạn dặm; vậy mà nó đi có một ngày đã quay trở về. Từ rày về sau không thể gọi nó là ‘kẻ ngốc’ được nữa rồi, phải gọi nó là ‘Vạn Hồi’ (trở về từ vạn dặm)”. 

Cao tăng đắc đạo có nhiều khả năng đặc biệt

Trước đây, pháp sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng, Đường Tăng) đến Tây Vực lấy kinh, từng ở lại trong một cái am thờ Phật, ngài thấy ở trên một cái cột ở trong am có đề chữ rằng: “Bồ Tát Vạn Hồi, bị giáng xuống Văn Hương ở Đông Thổ mà rèn luyện, giáo hóa”. Pháp sư Huyền Trang xem xong thì ghi nhớ ở trong tâm. 

Đắc đạo là gì; Đắc đạo nghĩa là gì; Đắc đạo thành phật
Pháp sư Huyền Trang đã từng được diện kiện đại sư Vạn Hồi (ảnh minh họa pinterest)

Về sau Pháp sư Huyền Trang lấy kinh xong và trở về nước, đã đặc biệt đi tới huyện Văn Hương và hỏi những người dân địa phương: “Nơi này có người tên là Vạn Hồi đại sư không? Xin hãy mời ông ấy đến đây”.

Sau khi Vạn Hồi đến, Huyền Trang lập tức hành lễ, đưa cho ông y phục, bình bát, xem như là lễ vật, sau đó mới rời đi. Về sau chuyện này đã được Võ Tắc Thiên biết đến, vì vậy đã mời Vạn Hồi vào trong triều, thường xuyên hỏi ông rất nhiều chuyện, xin được ông dự báo trước. Vạn Hồi dự đoán lần nào cũng đều rất linh nghiệm chính xác.

Lúc ấy, đại nhân Trương Dịch Chi tu sửa dinh thự, Vạn Hồi thấy vậy thì liền chỉ vào phủ và nói: “Tương Tác”. Mọi người nghe xong cũng không hiểu là có ý tứ gì. Nhưng cũng không lâu sau, đến khi Trương Dịch Chi phạm tội và bị mất mạng; nhà của ông ta quả nhiên được đặt tên là ‘Tác’: Nó được dùng làm nhà ngục. Lúc này mọi người mới hiểu ra lời mà Vạn Hồi nói.

Dự ngôn đều rất linh nghiệm

Vạn Hồi từng nói với Vi Thứ Nhân và công chúa An Nhạc rằng: “Các người sẽ bị Tam Lang giết chết”. Vi Thứ Nhân là hoàng hậu của Đường Trung Tông, bà sợ Trung Tông phế hậu, đánh mất quyền lực của mình, vì vậy đã hạ độc chết Trung Tông. Nhưng cuối cùng bà lại bị Huyền Tông giết chết, ứng nghiệm với lời dự ngôn của Vạn Hồi.

Năm đó Duệ Tông còn chưa có kế thừa hoàng vị. Lúc ở trong vương phủ, thường đi vi hành trong dân. Vào mỗi thời điểm này, Vạn Hồi thường ở trên đường hô lớn: “Thiên tử sắp đến rồi!”. Mỗi lần Vạn Hồi hô lên như vậy thì chỉ 1 hoặc 2 ngày sau là Duệ Tông sẽ đi qua. Về sau thì quả nhiên Duệ Tông được lập làm Hoàng đế đúng như lời Vạn Hồi dự ngôn.

Trong năm Cảnh Long, Vạn Hồi thường đi tới cung đình, đi đến chốn thường dân. Không phân biệt là cao quan quý tộc hay là bình dân, đều muốn đến hỏi chuyện Vạn Hồi. Mỗi lần có người đến hỏi chuyện, Vạn Hồi đều mặc áo cẩm bào, hoặc là cười lớn, hoặc là khóc to, hoặc là đánh trống. Sau đó sẽ tùy vào sự việc mọi người hỏi mà nói ra điềm may rủi của nó, nói ra đều linh nghiệm. Nhờ vậy mà Vạn Hồi càng ngày càng nổi tiếng.

Đắc đạo thành tiên; Tu luyện thành tiên; Tu luyện ngàn năm; Tu luyện ký sự
Rời xa cõi tạm, trở về Phật Quốc (ảnh minh họa pinterest)

Bậc kỳ nhân nơi thế gian

Công chúa Thái Bình rất tin tưởng vào khả năng của Vạn Hồi. Vì vậy đã xây một dinh thự gần phủ của mình và mời Vạn Hồi đến ở. Trong năm Cảnh Vân, Vạn Hồi qua đời khi đang ngồi ở trong phòng. 

Lúc lâm chung, ông đã hô lớn và nhờ mọi người đi lấy nước ở con sông quê của mình. Các đệ tử không sao lấy được, lúc này Vạn Hồi lại nói: “Nước sông ở ngay phía trước sảnh đường”. Vì vậy mọi người mới đào giếng ở ngay dưới bậc thềm, đang đào thì đột nhiên thấy nước sông phun lên. Vạn Hồi sau khi uống nước sông xong thì viên tịch. 

Vạn Hồi quả thực là cao tăng đắc đạo, ông biểu hiện khác thường cũng là muốn che mắt người đời, chỉ tiết lộ một chút ít những gì ông biết mà thôi. 

Theo Epoch Times