Cao tăng chuyển sinh thời Nam Tống, chứng thực chuyện luân hồi chuyển kiếp
Vương Thập Bằng là danh thần nổi tiếng thời Nam Tống, tự là Quy Linh, lớn lên ở nông thôn tại Nhạc Thanh, Mai Khê, Ôn Châu. Ông là người có tư chất thông minh, làm quan thanh liêm chính trực. Trong một lần nằm mộng, ông phát hiện ra mình chính là một vị cao tăng trong tiền kiếp.
- Ký ức tiền kiếp hé mở sự thật về luân hồi
- Luân hồi chuyển kiếp: Bằng chứng khoa học xác minh là chân thật
Nội dung chính
Vị quan thanh liêm chính trực
Năm Thiệu Hưng thứ 27 triều đại Nam Tống, Vương Thập Bằng cùng các vị thư sinh đưa ra đối sách trong triều đình, một ngày phát biểu đến hàng chục ngàn từ; và được vua Tống Cao Tông chọn làm trạng nguyên.
Ông một đời thanh liêm, làm quan đến chức Long đồ các học sĩ. Theo Tống Sử, ông là người có tư chất thông minh, trí nhớ siêu phàm; có thể vừa nghe vừa viết lại hàng nghìn từ. Khi vào trường Thái Học, mọi người đều hết sức kinh ngạc trước tài văn chương của ông.
Lông mày của Vương Thập Bằng rậm, đen và rủ xuống, đôi mắt sâu, long lanh ẩn giấu thần khí. Có một nhà sư (anh họ của ông) ở quê khi nhìn thấy ông thì nói rằng ông là do cao tăng Tông Giác Xử Nghiêm chuyển sinh.
Cao tăng báo mộng
Trong “Chiết Giang thông chí quyển 201” có ghi chép lại câu chuyện chân thực về nhà sư Tông Giác Xử Nghiêm ở Minh Khánh viện vùng Nhạc Thanh, là tiền thân của Vương Thập Bằng.
Sách viết rằng, mẹ của ông nằm mơ thấy hòa thượng Xử Nghiêm đưa cho bà một cái vòng vàng. Lúc tỉnh mộng thì hòa thượng Xử Nghiêm đã tọa hóa rồi (tọa hóa là chỉ hòa thượng viên tịch trong tư thế ngồi).
Ông nội của Vương Thập Bằng cũng mơ thấy hòa thượng Xử Nghiêm đến và đưa cho ông một cái vòng hoa lớn, còn nói rằng “nhà các ngươi cầu việc này đã lâu, nay ta đã đến rồi đây”. Trước đó gia đình họ vì không có con mà vô cùng phiền não. Sau khi gặp được giấc mộng như vậy thì mẹ của Vương Thập Bằng mang thai. Đến năm Chính Hòa thứ 2 thời Tống Huy Tông thì Vương Thập Bằng ra đời.
Hòa thượng Tông Giác Xử Nghiêm ở Minh Khánh viện, Nhạc Thanh, Ôn Châu, thường được mọi người gọi là “Nghiêm thủ tọa” (thủ tọa tức là người đứng đầu của ngôi chùa), tên tục của ông là Nghiêm Bá Uy, là anh em với bà nội của Vương Thập Bằng.
Hòa thượng Xử Nghiêm giỏi văn chương và bút nghiên, giữ giới cũng rất nghiêm túc. Ngoài ra ông cũng tu xuất được công năng siêu phàm. Vào năm Tuyên Hòa, ông từng bị cướp truy đuổi và bị rơi xuống núi. Lúc đó ông liền vỗ áo bay lên, hoàn toàn không bị tổn thương một chút nào.
Có nhiều nét giống với vị cao tăng đã viên tịch
Vương Thập Bằng có một người anh họ cũng là người xuất gia, tên là Bảo Ấn đại sư, giữ giới rất nghiêm cẩn. Người anh họ này gọi Nghiêm thủ tọa là cậu; Nghiêm hòa thượng cũng là sư phụ bên phật môn của ông.
Người anh họ nói Nghiêm thủ tọa và Vương Thập Bằng rất giống nhau, mày rậm rủ xuống, mắt sâu ẩn giấu thần khí. Người anh họ nói: “Sư Phụ của ta thông minh hơn người, từ nhỏ đã có thể thuộc lòng hơn 1000 bài thơ. Hơn nữa rất ưa thích làm thơ.”
Nhưng vào thời điểm đó, Vương Thập Bằng vẫn mang một thái độ hoài nghi; chưa thực sự tin đây là thật. Ông nói rằng Nghiêm thủ tọa có thủ pháp viết chữ Khải trong thư pháp rất tài giỏi, nhưng bản thân ông thì lại tệ nhất món này.
Tái hiện chuyện trong mộng
Vào một ngày trong năm Thiệu Hưng, Vương Thập Bằng đã có một giấc mơ báo trước sự việc trong tương lai. Sau khi ông tỉnh dậy thì sự việc xảy ra đúng như những gì ông đã mơ thấy. Cuối cùng ông cũng tin rằng luân hồi chuyển kiếp là có thật.
Trong mơ, Vương Thập Bằng đến một nơi có một cây cầu đá ở phía trước, ẩn trong làn sương mù mịt; cảm giác như cây cầu này chia cách hai cõi thần tiên và phàm trần vậy. Có rất nhiều vị tăng nhân đi bộ bên cạnh cầu; nhưng họ đều không thể bước lên trên cây cầu.
Về sau, Vương Thập Bằng đi tới chùa Thạch Kiều; khi chiếc cầu đá vẫn còn chưa ở trong tầm mắt thì ông đã cảm thấy nơi này rất quen thuộc. Vừa nhìn thấy chiếc cầu đá, quả là giống hệt với chiếc cầu ông đã thấy trong mơ.
Luân hồi chuyển kiếp thực sự tồn tại
Khi ông tới chùa thì các vị tăng nhân ở đó đều gọi ông là “Nghiêm thủ tọa”; bởi vì vào đêm hôm trước họ đều mơ thấy sẽ đón tiếp Nghiêm hòa thượng đến chùa. Nhưng hòa thượng Xử Nghiêm đã viên tịch rồi, chuyện này là thế nào? Kết quả là vào sáng hôm sau, Vương Thập Bằng đã đến.
Các vị tăng nhân đã nói với Vương Thập Bằng rằng, phiến bia Thạch Kiều trên thiên đài chính là do ông viết trong tiền kiếp. Vương Thập Bằng lúc này mới thực sự tin ông là Xử Nghiêm hòa thượng chuyển sinh. Ông đã viết 2 bài thơ “Thạch kiều ký” để ghi nhớ lại vấn đề này.
Vương Thập Bằng sau khi nghe Phật Pháp thì không còn mong cầu danh lợi nữa. Vào đời nhà Tống, cả đời danh thần Vương Thập Bằng thanh liêm chính trực đã chứng nghiệm chuyện tiền kiếp tái sinh.
Theo NTDTV