Quỷ Cốc Tử nhìn nhận: Một người không thành công vì thiếu 4 điểm này
Quỷ Cốc Tử là nhân vật nổi tiếng thời Xuân Thu Chiến Quốc. Ông là mưu lược gia, binh pháp gia nổi tiếng và thủy tổ của tung hoành gia. Cách nhìn người, xử thế vô cùng uyên thâm từ xa xưa của ông vẫn được lưu lại tới ngày nay. Ông nhìn nhận, một người vì thiếu 4 điểm này nên làm việc không thành công.
Quỷ Cốc Tử rất lợi hại, sau khi không được người khác xem trọng, ông ẩn cư trong núi; dạy dỗ và đào tạo ra một lớp đệ tử một đời nhân kiệt như Trương Nghi, Tô Tần, Bàng Quyên, Tôn Tẫn, Thương Ưởng…Tư tưởng cốt lõi của ông kỳ thực là dạy người ta cách đối nhân xử thế, làm việc hành sự, học cách mưu lược. Mặc dù tinh thông am hiểu thuật nhìn người; nhưng ông chưa từng hại người khác. Những người trên thân thiếu 4 điểm này; nhất định hãy cố gắng đọc kỹ, thay đổi bản thân, thành công tự nhiên sẽ tới.
Nội dung chính
1. Thành tín
Diễn giải: Thành tín là gốc căn bản khi làm người làm việc. Mất đi sự thành tín là mất đi bạn bè và tất cả. Có những người vì lợi ích cá nhân, mà đánh mất đi hai chữ này, thậm chí còn đâm sau lưng người khác; vì lợi nhỏ mà mất đi lòng tín nghĩa và danh dự của bản thân, mất đi sự hợp tác lâu dài. Đây chính là hành vi thiển cận, tầm nhìn hạn hẹp. Người không có bản sự cần ghi nhớ, thành tín vĩnh viễn đứng vị trí hàng đầu; khi mất đi thành tín sẽ rất khó có chỗ đứng trong thiên hạ.
Người xưa có câu “Lời hứa đáng giá ngàn vàng”. Câu thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện về một danh tướng cuối thời Tần tên Qúy Bố. Ông là người luôn biết giữ lời hứa, danh tiếng khắp vùng; nhiều người muốn kết giao làm bạn. Khi đó còn lưu truyền câu nói “Được trăm lượng vàng không bằng một lời hứa của Qúy Bố”.
Sau này, bởi đắc tội với Lưu Bang, triều đình treo thưởng nếu ai bắt được ông. Tuy nhiên, những người bạn của ông không vì sự cám dỗ của tiền tài danh vọng; bất chấp nguy hiểm chu di cửu tộc bảo vệ và giúp ông thoát khỏi tai họa. Câu chuyện cho thấy một người thành tín tự nhiên sẽ nhận được sự giúp đỡ, tôn trọng và yêu mến của nhiều người.
2. Kiên trì
Diễn giải: Trên bước đường thành công phải trải qua nhiều thăng trầm lên xuống, cũng không ít lần bị thất bại. Nếu không có tinh thần kiên trì không lay động, sẽ khó có thể tiếp tục. Nếu một người vì rào cản và thất bại dễ dàng từ bỏ, sẽ vĩnh viễn không thể làm nên đại sự.
Tôi từng đọc được một câu chuyện về Huyền Vũ Đại Đế tu luyện tại núi Võ Đang. Chân Võ tức Huyền Vũ Đại Đế tu luyện rất nhiều năm và đạt tới một tầng thứ rất cao. Một hôm trong mộng ông bị ma can nhiễu và không giữ vững được tín tâm. Sau đó, ông thấy tức giận và hối hận không biết việc tu luyện này có hy vọng gì không.
Trong cơn giận dữ chán nản ông đã xuống núi. Đi nửa đường, ông gặp một bà lão đang dùng một que sắt mài thành kim. Ông hỏi bà tại sao lại dùng thanh sắt to như thế mài kim? Cụ bà đáp: “Lâu dần rồi tất nhiên sẽ mài thành”. Chân Võ máy động tâm.
Lúc bà đổ nước vào trong bát nước đầy rồi bà vẫn đổ vào. Ông nhắc bà lão “Nước tràn cả rồi”. Bà đáp: “Nước đầy thì tự nhiên tràn ra”. Đây chính là điểm hóa cho ông, ý bà muốn nói: “Một người trong quá trình tu luyện, một lần làm chưa tốt thì lần sau cố gắng làm cho tốt”. Đời người cũng vậy, cần luôn giữ được ý chí kiên trì, bền bỉ; dù trải qua bao nhiêu thất bại vẫn luôn giữ lý tưởng và tín niệm của mình.
3. Độ lượng
Diễn giải: Người không thành công, đại đa số đều cam chịu, không cầu tiết; không có ý chí hoài bão rộng lớn và lòng bao dung, độ lượng.
Khi kết giao tiếp xúc với người khác, cần học cách nhìn vào ưu điểm của họ mà tự đề cao bản thân, nỗ lực, cố gắng học hỏi. Đối với cấp dưới, cần học cách giao quyền; để họ có thể phát huy sở trường của bản thân, mới có thể phát huy hết tiềm năng của họ.
Một người khoan dung độ lượng sẽ dễ dàng biết tha thứ và tìm được niềm vui cho bản thân; từ đó mang lại sự trí dũng cho bản thân, cũng có thể ngẩng cao đầu thoát khỏi bế tắc. Độ lượng là biểu hiện của khiêm nhường. Trong ba người ắt sẽ có người là thầy của ta; bởi vậy đừng nên xem thường hay đánh giá thấp bất cứ ai. Hãy tìm ra điểm yếu của mình ở sai lầm của người khác; đừng nên tôn sùng bất kỳ ai nhưng luôn cần có tinh thần học hỏi những điểm mạnh của họ.
4. Tự ràng buộc bản thân
Diễn giải: Người không thành công, thường khả năng tự hạn chế bản thân rất kém.
Trong thế giới đầy hỗn loạn và nhiều cám dỗ, mê hoặc; một người không biết tự ràng buộc ước thúc bản thân sẽ dễ dàng bị mê lạc trong đó. Chỉ có nội tâm ý chí kiên định, kiên trì ước thúc yêu cầu bản thân, mới khiến mình không ngừng tiến bộ. Nếu không biết tự ràng buộc, ước thúc bản thân sẽ khó làm nên đại sự. Khi có địa vị thân phận nhất định, sẽ gặp phải rất nhiều loại cám dỗ, khiến nhiều người không vững vàng sẽ bị lạc lối từ đó dễ bị sai lầm.
Theo aboluowang
Xem thêm: