Mắc bệnh, sợ làm khổ người ta nên không dám lấy chồng. Cuộc đời cô Ngô Bình tưởng rằng sẽ luôn cô đơn, nhưng giờ đều là niềm vui mỗi ngày.

Tuổi trẻ và những căn bệnh, lỡ dở đường hôn nhân

Cô Ngô Thị Bình, sinh năm 1965, quê tại tỉnh Hòa Bình. Cô giống như bao người con gái miền quê khác, đến tuổi trăng tròn, má hồng chúm chím, căng đầy sự sống, tương lai hạnh phúc đang vẫy chào phía trước; nhưng, giữa tuổi xuân sắc ấy, bạo bệnh đã sớm gõ cửa.

Đang học lớp Trung cấp y Hòa Bình, cô gặp nạn lớn, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng. Từ đó, sức khỏe cô giảm sút, thường xuyên đau đầu, mất ngủ. Sau mắc thêm bệnh: dạ dày, đại tràng, xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, xương đầu, đau thần kinh tọa,… Ra trường, xin việc làm nhưng không làm nổi vì sức khỏe yếu. Học thêm nghề làm đầu, rồi nghề may, làm được một thời gian rồi cũng bỏ.

Tuổi trẻ và những căn bệnh, lỡ dở đường hôn nhân
Vì sức khỏe yếu, cô Bình sợ không dám lấy chồng (ảnh nhân vật cung cấp)

Thân thể cô lúc nào cũng đau, cũng mệt mỏi. Đến bệnh viện khám, bác sĩ không tìm ra bệnh, chỉ kết luận bị suy nhược, loạn nhịp tim nhưng loạn thế nào không tìm ra. Về sau, cô giáo bên Đông y đã bắt mạch tìm ra. Cô có một nhịp đập, một nhịp ngừng, khiến máu không lưu thông đều, người luôn ở trạng thái mệt mỏi.

Uống các loại thuốc tây, đông y đều không có tác dụng. Nghĩ người ốm quanh năm, có lấy chồng rồi sớm muộn gì họ cũng bỏ nên cô không muốn lấy chồng. Một lần, cô định lấy nhưng ốm quá nên từ đó cô bỏ hẳn việc lấy chồng.

Cùng đường tìm đến phương thuốc tâm linh

Người phụ nữ không chồng cảm thấy mình không bình thường, nghĩ bị tâm linh nào đó nên cô ấy đã tìm đến các thầy bói. Thầy bói nào cũng phán: “cô bị duyên tiền kiếp nên phải làm lễ cắt duyên”. Cắt hết ông thầy này sang ông thầy khác, hết khóa lễ này đến khóa khác, cúng lễ to lễ nhỏ, tốn bao nhiêu tiền mà bệnh dương hay âm đều không khỏi.

Có cô bạn cho chung vốn làm ăn, may mắn mua mảnh đất nào bán đi đều có lãi; số tiền ấy cô lại biếu cho thầy thuốc, thầy lang, thầy bói, tiền của cứ đội nón ra đi mà bệnh vẫn dai dẳng ở lại.

Cùng đường tìm đến phương thuốc tâm linh
Tìm đến thầy bói, thầy lang, thầy cúng, lễ bái đều không có kết quả tốt (ảnh nhân vật cung cấp)

Năm 2007, khi đi xem bói, thầy phán chỗ đất gần nhà cô trước có cái đền Chúa Thượng Ngàn rất linh thiêng, sao không xây dựng lên mà cúng bái. Cô về kêu gọi và xây lên ngôi đền nhỏ. Cô Bình đảm nhiệm dọn dẹp, dâng hương, sắp lễ; một cô khác làm thầy và một cô nữa chuyên mua lễ; ba người đảm nhận trong coi đền.

Nhiều thầy đến chùa, khi nhìn thấy cô đều bảo: “cô trốn việc nên ốm, phải ra làm thầy”. Người ta bảo làm công quả cô chuyên tâm ở đền; bảo cô trình đồng mở phủ, cô xuống tận bà The, Hải Dương làm lễ, mục đích khỏi bệnh nhưng sức khỏe không hề khá lên, càng ngày càng ốm thêm…

Cuộc đời người phụ nữ không chồng – 26 năm ảm đạm

26 năm bệnh tật, là 26 năm triền miên mất ngủ, cuộc đời người phụ nữ không chồng ấy thật quả là ảm đạm, đau khổ. Cao 1m6, cân nặng 46 – 47kg, người cô mỏng dính, da vàng bủng beo, dung nhan tiều tụy. Đôi mắt của cô nếu nhìn từ xa thì quầng thâm quanh mắt giống như đeo kính dâm. Bệnh này chưa khỏi lại thêm bệnh khác: đau xoang trán, đau răng, viêm tuyến giáp cổ, đau tim,… Toàn thân cô là một khối bệnh, bệnh từ thân khiến ảnh hưởng cả tâm tính.

Cô trở lên cau có, khó tính, nóng nảy, động tí là quát mắng người khác. Cô ở với chị gái, các cháu, hay bất kỳ ai đều thấy sợ. Mỗi tối em gái hoặc cháu phải giác hơi, bóp đầu cho thì mới ngủ được. Tuy vậy, nếu không làm hoặc động tí là cô quát mắng người khác.

Cuộc đời người phụ nữ không chồng – 26 năm ảm đạm
Cô Bình thời đau ốm (ảnh nhân vật cung cấp)

Còn về phía cô, cô không ngừng hỏi: “Vì sao mình đi lễ, làm giúp bao nhiêu người, viết bao nghìn lá sớ giúp người mà sao vẫn lắm bệnh thế?”. Có thầy bảo: “Ở quê có ngôi mộ bị mất nên động”, cô cũng về quê, bỏ một số tiền lớn tìm mộ, xây mộ,… nhưng tất cả chỉ phí công, tốn tiền, bệnh vẫn mang. Nhiều khi cô ước ao: “Có phương thuốc nào mà không uống thuốc vẫn khỏi, thì dù khó khăn thế nào cũng vượt qua…”

Trên đời có một phương pháp: “không uống thuốc bệnh vẫn khỏi”

Năm 2018, cổ của cô Bình xưng to, gây khó thở, buồn rầu cô gọi điện cho người bạn trên Mai Châu. Cô bạn mắng cho một trận, nói:

– Mày đi lễ nhiều như thế mà suốt ngày ốm, về bệnh viện lớn mà khám.

Rồi lại nói:

– Thôi về bên này mà tu đi. Bạn A bị dạ dày, tập mới một tháng mà giờ ăn hết được mọi thứ, thích lắm…

– Được rồi, để tao sang bên đấy.

– Thế mai sang tao lấy sách đi.

– Để qua rằm tao đi, tao đang phải viết sớ, làm nốt các thủ tục bên đền đã. Thế trước tiên tao làm gì?

– Mày mở điện thoại, tìm 5 bài tập Pháp Luân Công dành cho người mới tập, mày tranh thủ tập đi, chỗ nào không đúng lên tao tao sửa cho.

Trên đời có một phương pháp: “không uống thuốc bệnh vẫn khỏi”
Cô Bình đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân cùng gia đình (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô bạn trên Mai Châu, cách đây 2 năm bị ung thư vú, tình cờ đọc trên mạng thấy bài chia sẻ và thử tập Pháp Luân Công. Kết quả, cô bạn đã khỏi bệnh. Trong quá trình này, cô ấy có nói với cô Bình nhưng không nói rõ môn tập.

Khi vừa nhận lời tu luyện thì đầu cô Bình đau dữ dội đến một ngày rưỡi. Mở mạng xem thông tin thì gặp ngay bài nói xấu Pháp Luân Công. Cầm sách về nhà, chưa kịp đọc, khi đang ngủ trưa, thì một luồng nhiệt rất mạnh, cuồn cuộn như nước lũ từ đỉnh đầu cuộn xuống dưới thân, cảm giác rất khó chịu. Cô bạn không giải thích nhiều, chỉ nói: “Không sao, hảo sự!”

Cuộc đời người phụ nữ không chồng lột xác thành con người mới 

Bạn bảo phải ngồi được song bàn (vắt hai chân lên đùi), cô Bình cũng cố gắng làm. Bạn bảo đả tọa ngồi một tiếng mới tốt, cô cũng ngồi một tiếng dù đau thế nào cùng cố chịu. Bạn bảo chịu khó đọc sách, cô cũng dành thời gian đọc, càng đọc càng cuốn hút. Cô Bình mang một tâm thuần tịnh, giản đơn như thế bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Tập được 1 tuần, bạn gọi điện hỏi:

– Còn đau dạ dày không?

– Tao không để ý, hình như không thấy đau.

– Vậy, không phải ăn kiêng nữa đâu.

Cô thử đi mua măng chua, vịt về nấu. Kết quả, ăn vào không thấy hiện tượng gì. 26 năm mất ngủ nhưng từ khi tập thì cô ngủ từ tối đến sáng. Tập buổi sáng xong, cô thấy toàn thân khỏe mạnh, không còn tình trạng mệt mỏi, đau đớn như trước.

Tập được một tháng rưỡi, thì toàn thân cô chuyển sang đau đớn. Chỗ nào có bệnh thì chỗ đó biểu hiện ra, vô cùng khó chịu. Cô không hiểu điều gì. Cô bạn nói:

– Không ai nhiều bệnh như mày. Mày ăn lắm đồ cúng bái quá, trên thân toàn nghiệp, giờ phải hoàn trả, trả xong sẽ khỏi.

Cuộc đời người phụ nữ không chồng lột xác thành con người mới
Trong thời gian ngắn tập các bài công pháp, cô Bình nhanh chóng khỏi bệnh (ảnh nhân vật cung cấp)

Đúng vậy, chịu mấy hôm thì khỏi. Mọi người nhìn cô phải tròn mắt ngạc nhiên. Cô chuyển biến ngoại hình khác hẳn. Da cô trắng, hồng hào, chỗ thâm quầng đôi mắt tan biến hết, toàn thân cô nhẹ nhàng, vô bệnh. Giống như cô được lột xác thành một người khác vậy.

Tu Pháp Luân Công – gặp sự phản đối từ những người bạn

Chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong Pháp Luân Công tu sửa tâm tính, cô Bình giống như bao học viên khác, đều thay đổi tâm tính. Từ một người vì khó chịu bệnh tật mà nóng nảy, đối đãi với mọi người không tốt thì nay cô thay đổi hẳn. Không nóng tính, đòi hỏi, yêu cầu người khác phục vụ mình, cô dọn nhà, nấu cơm, làm mọi việc cho em gái; các cháu đi học về có cơm ăn khiến các cháu cảm động lắm. Thấy sự chuyển biến lớn lao ấy, cả gia đình đều ủng hộ cô tu luyện.

Tu Pháp Luân Công - gặp sự phản đối từ những người bạn
Cô Bình chụp ảnh cùng các học viên Hòa Bình (ảnh nhân vật cung cấp)

Tuy nhiên, những người bạn trong đền thì quay ra phản đối kịch liệt. Dọa công an bắt không được, họ quay ra mắng chửi, nói lời khó nghe, còn tung tin, nói xấu cô khắp nơi. Cô bạn làm ăn cũng nói lời xúc phạm, nghĩ rằng cô bỏ làm ăn là không đúng… Mọi người nhìn cô thấy thương vì nghĩ rằng: “cô đang đi đền đông vui, giờ ở nhà buồn, lại bị mấy chị kia nói xấu…”

Đối mặt với hiểu nhầm và khó khăn ấy, cô Bình chỉ nói: “Không sao, tôi cũng thử hết cách rồi mà không khỏi bệnh, giờ chỉ có con đường này thôi. Tôi không có thời gian để buồn. Ngoài làm may kiếm tiền, chăm lo gia đình, tôi đọc sách, luyện công, giờ khỏi hết bệnh, còn gì sung sướng bằng…”

Những người phản đối, sau cũng bước vào tập Pháp Luân Công

3 chị em gái của cô ban đầu phản đối, nói: “Tu, ngồi chờ tu mà khỏi được bệnh”. Khi bệnh của cô khỏi hết, trái gió dở trời mọi người đều ốm, mỗi cô khỏe mạnh. Mọi người dần dần thay đổi và quyết định bước vào tập. 2 người em dâu, em trai cũng vào tập nhưng sau bận công việc nên bỏ, còn lại 3 chị em gái của cô vẫn kiên trì tập luyện. Ai cũng có được sức khỏe tốt và tâm tính đều thay đổi tốt đẹp.

Người bạn làm ăn trước chửi cô nhiều bao nhiêu, khi bệnh tật ốm đau nhiều quá đã nói: “Thôi, tôi cũng bước vào tu’. Sau 2 năm, toàn bộ bệnh của người bạn này cũng khỏi hết. Vui mừng, cô bạn này giới thiệu cho chị bạn bị ung thư, chị này cũng khỏi. Rồi anh em, con cháu, bạn bè của cô bạn này đều bước vào tập Pháp Luân Công. Giống như điều tốt đẹp cần được lan tỏa để mọi người cùng hưởng.

Những người phản đối, sau cũng bước vào tập Pháp Luân Công
Cô Bình hiện đang làm may, sống cuộc sống an nhàn, vui sướng (ảnh nhân vật cung cấp)

Lời kết

Câu chuyện về người phụ nữ không chồng tên Ngô Bình, tại Hòa Bình, vì bệnh tật mà không dám chọn con đường hôn nhân như bao người. Trải qua 26 năm bệnh tật, tìm đủ mọi phương thức, từ khoa học đến tâm linh đều không khỏi. Chỉ đến khi cô ấy tập Pháp Luân Công, mọi vấn đề mới được giải quyết.

Giờ đây, cô cảm thấy niềm vui đến từ trong tâm mỗi ngày. Mỗi ngày mở mắt ra là một ngày mới, bình yên và an nhiên. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm, vui lòng liên hệ qua số điện thoại 037 5024770. Hoặc muốn tìm hiểu Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/  hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn chi tiết.