Một số đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh nhắc lại những giai thoại khi Sư phụ đích thân truyền Pháp (Phần 4)
Trong những buổi giảng Pháp truyền công tại Bắc Kinh, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tận mắt chứng kiến nhiều giai thoại, tưởng như chỉ có trong chuyện cổ tích, càng bội phục và biết ơn Sư phụ chân chính đã đến truyền Phật Pháp cho chúng ta.
- Một số đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh nhắc lại những giai thoại khi Sư phụ đích thân truyền Pháp (Phần 1)
- Một số đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh nhắc lại những giai thoại khi Sư phụ đích thân truyền Pháp (Phần 2)
- Một số đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh nhắc lại những giai thoại khi Sư phụ đích thân truyền Pháp (Phần 3)
Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh
Nhiều học viên tại Bắc Kinh đã may mắn có cơ hội được tham gia khóa học do đích thân Sư phụ Lý Hồng Chí giảng Pháp truyền công. Tại các buổi học, các học viên đã được tịnh hoá thân thể và cảnh giới tư tưởng cũng được thăng hoa lên. Chúng tôi cũng được trải nghiệm và nghe được rất nhiều những câu chuyện về Sư phụ, có những câu chuyện kể ra nghe thật giống như truyền thuyết nhưng tất cả đều là sự thật. Và qua đó, chúng tôi cũng cảm nhận được Sư phụ vì để cứu độ chúng ta mà đã phải chịu rất nhiều vất vả, Sư phụ đã phải trải qua rất nhiều ma nạn. Đại ân này, vốn dĩ không có lời nào có thể cảm tạ hết được! Cách duy nhất có thể làm là chúng ta hãy nỗ lực làm tốt trên con đường tu luyện của chính mình, đạt được tiêu chuẩn của đệ tử Đại Pháp, một tâm hướng thiện, đó mới là cách hồi đáp tốt nhất dành cho Sư phụ.
10. “Đến giờ rồi ai còn làm điều đó nữa? Chỉ có hai vị thôi?”
Có một ngọn núi gần Tế Nam tên là Thiên Phật Sơn, trên núi có động Vạn Phật và bên trong có rất nhiều hang đá có tượng điêu khắc. Cô Phó cùng đồng tu sau khi nghe Sư phụ giảng Pháp xong thì đến núi Thiên Phật Sơn để thắp hương và đảnh lễ Đức Phật.
Khi vị đồng tu đi cùng nhìn thấy tượng Phật liền quỳ xuống và nói với cô Phó rằng: “Ở đây thật sự có Phật, tôi có thể cảm nhận được năng lượng mà họ phát ra, cô cũng quỳ xuống bái lạy đi”.
Nghe xong, cô Phó vừa mới quỳ xuống tấm chiếu thì đã cảm thấy rất lạnh và cứng như xi-măng khiến đầu gối của cô rất đau. Cô liền vội vàng đứng dậy.
Trên lớp học của buổi học sau đó, Sư phụ đã nói với mọi người rằng: “Chư vị có thể kính Phật nhưng chư vị không thể cầu Phật. Nếu chư vị vẫn cứ muốn thắp hương quỳ lạy thì chúng tôi cũng không phản đối, nhưng cũng không tán thành. Bây giờ ai còn làm điều đó nữa? Chỉ có hai vị làm thôi!”.
Thuận theo việc học Pháp, hai đồng tu này đã minh bạch ra trường năng lượng mà tượng Phật phát ra hôm đó là ma quỷ ở bên trong phát xuất ra. Nếu không nghe lời dạy của Sư phụ thì thật sự quá nguy hiểm rồi!
11. “Có người lúc luyện trạm trang, chân mỏi đến phát run nhưng đầu óc vẫn không ngơi nghỉ.”
Trong lớp giảng Pháp tại Tế Nam, cô Phù ngồi ở hội trường phía sau lưng Sư phụ. Một ngày trước khi khoá học bắt đầu, mọi người đứng ở đúng vị trí mình ngồi để luyện công. Cô Phó cũng đứng tập động tác tay ôm Pháp Luân.
Cuộc sống của cô Phó vô cùng khó khăn, cô làm kế toán ở một đơn vị công tác nhưng đơn vị chủ quản muốn cô làm giả sổ sách. Cô rất ngay thẳng từ chối không làm, kết quả là lãnh đạo không chịu trả lương cho cô, buộc cô phải sống lưu lạc ở ngoài đường. Khi cô đứng tập động tác trạm trang, vì khi đó cũng mới bắt đầu luyện nên phía chân vô cùng mỏi nhưng trong tâm vẫn nghĩ: “Tại sao người quản lý đơn vị mình lại tệ đến mức như vậy? Bắt nạt mình, mình phải luyện xuất ra được công năng để trị anh ta một trận! Sao đại nạn vẫn còn chưa tới nhỉ? Nếu đại nạn có đến thì mình đã luyện Pháp Luân Công rồi nhất định sẽ không có chuyện gì, có Sư phụ bảo hộ mình! Sư phụ sẽ loại bỏ tất cả chúng!”.
Khi đến giờ học, Sư phụ giảng có người luyện tà pháp mà không tự biết, Sư phụ giảng đến đoạn: “Có người khi luyện trạm trang, chân mỏi đến phát run mà đầu não vẫn không ngơi nghỉ, nghĩ sao mà người quản lý đối xử với mình sao tệ quá, sao mình luyện mãi mà không xuất công? Mình phải luyện xuất ra công năng để trị cho anh ta một trận!”
Sau khi buổi học kết thúc, cô Phó đã hỏi một đồng tu rằng: “Sao Sư phụ lại biết được tôi nghĩ gì nhỉ?” Đồng tu bèn trả lời: “Khi cô thực hiện động tác tay ôm bão luân trước giờ học, Sư phụ đã đến điều chỉnh lại động tác cho các học viên và Sư phụ đi ra từ phía sau lưng cô”.
Lúc này, họ từ Đại Pháp mà đã hiểu ra rằng cho dù người khác đối xử tệ với chúng ta thì chúng ta cũng phải thiện đãi họ, không nên tức giận hay uỷ khuất, càng không được có tâm muốn hại người ta. Nếu như tâm không chính thì khi luyện công cũng rất dễ luyện tà pháp mà không tự biết. Vì vậy, sau này những kẻ tiểu nhân hợm hĩnh tung tin đồn rằng, luyện Pháp Luân Công khiến cho người ta trở nên độc ác, tung tin đồn ác ý nói Sư phụ, tất cả những điều thuần tuý thanh tịnh đều bị chúng đổi trắng thay đen.
12. Một cư sĩ chuyên nhất tu luyện Đại Pháp
Phổ Chí (hoá danh) trước kia là một cư sĩ Phật giáo, ông ấy có người nhà tu luyện Pháp Luân Công và bị người nhà kéo đến lớp giảng Pháp. Người này lúc đầu mang suy nghĩ thử đến nghe xem thế nào, dùng Phật Pháp mà ông ấy lý giải được để xét xem rốt cuộc thì Pháp Luân Công có tốt hay không.
Vị cư sĩ này đã tham gia khóa giảng Pháp thứ hai của Sư phụ tại thành phố Tế Nam, ban đầu ông ấy dùng những tri thức ít ỏi của bản thân về Phật giáo để đánh giá những lời Sư phụ giảng. Lúc này, Sư phụ giảng: “Có vị cư sĩ cũng đến đây, chư vị mang mục đích muốn thử xem thì chư vị sẽ không đắc được gì cả, hoà thượng ở trong chùa tự độ bản thân đã khó, huống hồ chư vị vẫn còn là người nghiệp dư! Tôi không độ được chư vị thì ai cũng không độ được chư vị. Chư vị muốn học Pháp Luân Công thì chư vị chỉ chuyên nhất học…”
Lời này của Sư phụ khiến cho nội tâm của ông ấy chấn động, dần dần đã buông tâm xuống để nghe Pháp và cuối cùng ông ấy đã hiểu ra đây mới chính là môn tu luyện Đại Pháp chân chính!
Sau khi chuyển sang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, những cư sĩ trước kia của ông ấy đã vây vào, đồng loạt dùng những lời lẽ độc ác để chỉ trích ông ấy nhưng cũng không thể lay chuyển được đức tin của ông.
Sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, bởi vì trước đó ông là phụ đạo điểm luyện công nên đã phải chịu rất nhiều đả kích nhưng tâm thái của ông từ đầu đến cuối vẫn luôn điềm tĩnh và ôn hoà, kiên định không từ bỏ tín ngưỡng của bản thân. Có rất nhiều học viên nhìn thấy những hành động của ông ấy đều nói rằng: “Ông ấy không từ bỏ thì tôi cũng không từ bỏ; ông ấy mà bị chuyển hoá thì tôi cũng không kiên trì nữa”. Tuy nhiên sau đó, những người nhìn người khác làm thế nào thì mình thế nấy, đều không kiên định được mà bị chuyển hoá, còn ông ấy thì vẫn thản đãng bất động.