Người xưa luôn nhìn nhận, hai người xa lạ kiếp này có thế đến bên nhau chính là duyên nợ kiếp trước. Nhờ mệnh trời sắp đặt, được cha mẹ đồng ý, họ mới kết nghĩa phu thê. Trong quan hệ vợ chồng chữ “ân” đặt trước chữ “ái”, giữa vợ chồng ân nghĩa được coi là nền tảng.

Đức Phật giảng: “Kiếp trước ngoảnh đầu nhìn lại 500 lần mới đổi được một lần gặp thoáng qua trong kiếp này”. Người với người gặp nhau cũng là duyên nợ.

Ý nghĩa của hôn nhân là gì?

Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi, phát triển. Đó cũng là lời cam kết của con người đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này.

Dù cuộc hôn nhân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng chung thủy, sắt son. Dù nghèo khó, bệnh tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng, bù đắp cho nhau. Phu thê yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của bản thân.

Vợ chồng nắm tay nhau, không rời nhau, đến lúc đầu bạc răng long.
Vợ chồng đến với nhau vì cái tình, ở với nhau vì cái nghĩa (ảnh Adobe Stock).

Yêu cầu đối với vợ chồng trong hôn nhân

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối thiện duyên đời trước, nam nữ phải luôn luôn cảnh giác. Hai người không được vì tình yêu mà phóng túng dục vọng, không được vì tình yêu mà thiên vị công tư. Phu thê không được vì tình yêu mà mất đi chí hướng, cần phải cân bằng, tiết chế dục vọng. Nam cương nữ nhu, âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở đời sau. Vợ chồng kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, đi cho hết chặng đường của đời người.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối ác duyên đời trước, nam nữ cần tự suy xét bản thân. Hai người không nên vì tranh đấu mà làm tổn thương nhau, không nên vì sắc đẹp mà phản bội nhau. Phu thê không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, càng không nên vì họa hoạn mà xa rời nhau; nên cùng nhau chịu nhục, chịu khổ, kiềm chế nóng giận; tránh xa những thứ dơ bẩn, chịu khổ tiêu nghiệp. Chỉ có làm như vậy thì hôn nhân vợ chồng mới có thể được tôi luyện mà thăng hoa.

Giữa vợ chồng tồn tại sợi dây vô hình kết nối. Phu thê không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau.
Giữa vợ chồng tồn tại sợi dây vô hình kết nối (nguồn ảnh:guu)

Phu thê chia ly hơn 30 năm

Câu chuyện của đôi uyên ương trong thời loạn thế phải chia ly tới hơn 30 năm, cuối cùng mới có thể trùng phùng tương ngộ dưới đây chính là ví dụ minh xác nhất.

Thời Nam Tống, có một người tên Trình Bằng Cử bị bắt làm tù binh tới phương Bắc. Anh làm nô lệ trong gia đình quan võ tam phẩm Trương Vạn Hộ tại Bản Kiều đường Hưng Nguyên. Trương Vạn Hộ thấy anh cô đơn lẻ loi, nên cưới cho anh một cô gái. Người con gái ấy vốn xuất thân trong gia đình quan chức trong triều Nam Tống.

Ngày thứ ba sau khi kết hôn, người vợ lặng lẽ nói với chồng: “Tài cán và tướng mạo của tướng công, chắc chắn không phải là người có thể dưới trướng người khác lâu dài. Sao chàng không nghĩ cách trốn thoát mà lại cam tâm làm nô lệ ở đây?”. Nghi ngờ vợ đang thử thăm dò mình, Trình Bằng Cử vội chạy đi bẩm báo. Trương Vạn Hộ lập tức sai người đánh cho người vợ một trận rất đâu.

Ba ngày sau, người vợ lại nói với anh: “Tướng công nếu trốn khỏi đây, tương lai có thể thành đại khí, làm nên nghiệp lớn. Nếu không cả đời chỉ đi làm nô bộc cho người khác”. Càng thêm nghi ngờ vợ, anh ta lại chạy đi bẩm báo họ Trong. Lần này ông ta vô cùng tức giận, bắt họ Trình bỏ vợ và bán cô gái cho một gia đình trong thành.

Trao gửi giày hoa, chờ ngày tái ngộ

Trước khi bị đưa đi, người vợ cởi một chiếc giày thêu hoa, đổi cho chồng và nói: “Mong rằng một ngày nào đó, nhờ vào chiếc giày này mà chúng ta có thể tương phùng”. Lúc này Trình Bằng Cử mới tỉnh ngộ, hiểu rằng vợ thật tâm với mình, nhưng tất cả đều đã muộn.

Phu thê chia ly, mỗi người giữ một chiếc giày thêu hoa, hẹn ngày tái ngộ
Duyên vợ chồng cũng là do Thần Phật an bài (ảnh Zhihu).

Sau đó, năm 17, 18 tuổi, người chồng thực sự tìm thấy cơ hội chạy về phương Nam. Được sự phù hộ của cha mẹ, nhanh chóng sớm được bổ nhiệm làm quan. Khi cục diện chính trị dần ổn định, anh từng bước được thăng chức và trở thành Tham Chi Chính sự của tỉnh Thiểm Tây. Từ khi từ biệt vợ, thấm thoắt đã hơn 30 năm. Vì kính trọng sự trung nghĩa của vợ, nên anh không cưới người khác. Trong lòng anh luôn tưởng nhớ tới người vợ năm xưa. Khi tới nhận chức tại Thiểm Tây, anh sai người tới đường Hưng Nguyên tìm người.

Sự nghiệp thành công, chồng đi tìm vợ

Sai nha tìm tới gia đình đã mua người vợ Trình Bằng Cử năm xưa, chủ nhà nói: “Cô gái này sau khi tới nhà tôi rất siêng năng chịu khó; quần quật làm lụng dệt vải cả ngày tới tối khuya. Vì cô ấy rất kiên quyết và cương trực, nên không thể xúc phạm. Vợ tôi thấy cô ấy khác với những người bình thường, nên đối đãi như những cô gái khuê các cao quý. Cô ấy tới được gần nửa năm, liền mang hết số vải đã dệt ra nhờ chúng tôi định giá. Cô nói trả nợ lại số tiền chúng tôi đã mua cô ấy, xin phép cho cô xuống tóc làm ni cô. Vợ tôi ủng hộ và giúp cô ấy hoàn thành tâm nguyện. Hiện nay vẫn sống trong một am ni cô nhỏ ở phía Nam thành”.

Người sai nha vội vàng tìm tới am ni cô nọ và tìm thấy người vợ. Ông giả vờ phơi quần áo và cố ý đánh rơi chiếc giày thêu hoa trên sàn nhà. Nhìn thấy vật cũ, ni cô vội vàng hỏi ông chiếc giày từ đâu mà có?

Giày thêu đã lại có đôi, phu thê chờ nhau 30 năm mới được tương phùng
Giày thêu đã lại có đôi, phu thê chờ nhau 30 năm mới được tương phùng (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Ông đáp: “Chủ nhân của tôi là Tham Chi Chính sự Trình Bằng Cử. Người sai tôi mang chiếc giày này đi tìm người”. Ni cô bèn lấy chiếc giày còn lại trong túi ra, vừa vặn là một đôi. Người sai nha vội vàng quỳ xuống hành lễ và nói: “Phu nhân, đúng là người rồi”.

Phu thê đoàn tụ

Ni cô nói: “Giày thêu lại đã có đôi, tâm nguyện của ta vậy là đã toại rồi. Xin hãy quay về cho ta gửi lời hỏi thăm Trình đại nhân và phu nhân”. Nói rồi bà đi vào phòng và không ra nữa. Người sai nha nói với bà ông chủ của ông chưa bao giờ tái hôn, nhưng bà vẫn không chịu xuất hiện.

Người sai nha vội vàng bẩm báo với chủ nhân. Trình Bằng Cử gửi thư tới, nhờ quan phụ trách tại đường Hưng Nguyên chuẩn bị nghi lễ. Sau đó ông để phụ tá mang xe tới làm lễ đón rước dâu lại lần nữa và vợ chồng họ cuối cùng được đoàn tụ.

Theo Epoch Times

Xem thêm: