Nhân quả  báo ứng có thể đến muộn nhưng nhất định sẽ báo, người hành ác sẽ bị trừng trị, Thần sẽ không để cho người tốt bị oan uổng.

Thiếu phụ hành vi bất chính

Trong “Di kiên chí” của Hồng Mại viết vào thời Nam Tống có kể lại một câu chuyện như sau:

Vào tháng 8 năm Thiệu Hưng thứ 19 (năm 1149) thời Tống Cao Tông, trong nha môn của huyện Đại Dữu có một vị quan tên là Hoàng Tiết. Vợ của ông tên là Lý Tứ Nương. Lý Tứ Nương này hành vi không đoan chính, đã cùng với người khác gian dâm. 

Một ngày nọ, cô ta nhân lúc chồng đi ra ngoài làm việc, đã mang theo đứa con trai 3 tuổi cùng với người tình bỏ trốn. Đứa bé không ngừng khóc lớn suốt chặng đường đi. Cô ta sợ đứa bé sẽ làm hỏng kế hoạch bỏ trốn của mình nên đã nhẫn tâm mang đứa bé bỏ lại ở trong đám cỏ ở bên đường. Sau đó tiếp tục cùng với người tình bỏ trốn.

Người tốt bị oan uổng; Người bị án oan; Cứu người bị oan
Thiếu phụ bỏ lại con và chạy trốn cùng người tình (ảnh minh họa Zhihu)

Có một người tên là Lý Tam, trong lúc đi qua bụi cỏ thì thấy có một đứa bé lăn lộn trên mặt đất, không ngừng kêu khóc. Người này không đành lòng bỏ đi, liền lớn tiếng gọi: “Con cái nhà ai mà lại lạc đến đây? Mau đến mang đứa bé về đi!” Lý Tam đứng đó chờ rất lâu nhưng cũng không có ai đến nhận đứa bé. Vì vậy anh đành phải ôm đứa bé trở về nhà, người nhà thấy vậy thì đều rất vui mừng. Vậy là Lý Tam đã nhận nuôi đứa bé này.

Bức cung, ép người nhận tội

Còn nói về Hoàng Tiết, sau khi làm công việc xong và trở về nhà thì tìm mãi cũng không thấy vợ con đâu, vô cùng kinh hãi. Ông đi khắp nơi nghe ngóng điều tra. Sau nhiều ngày tìm kiếm thì bất ngờ một ngày kia Hoàng Tiết phát hiện ra Lý Tam đang cùng con trai của mình chơi đùa vui vẻ. Ông lập tức bắt Lý Tam và đưa đến nha môn.

Người phụ trách xử án ở nha môn đã tra khảo Lý Tam rất nghiêm khắc, tra tấn để bức cung. Lý Tam thật là khổ sở vô cùng. Cuối cùng thì đành phải theo lời xui khiến của họ mà nhận tội. Lý Tam nhận tội nói rằng: “Là vì tôi không có con trai, cho nên mới giết chết vợ của Hoàng Tiết; mang thi thể của cô ta ném xuống sông. Sau đó bắt cóc con trai của họ mang về nhà. Bây giờ tôi bị bắt được, xin nhận tội và chịu hình phạt của pháp luật”.

Người bị kết án oan; Bức cung nghĩa là gì; Tội bức cung là gì
Lý Tam bị bức cung nên đành phải nói sai sự thật (ảnh minh họa Sohu)

Huyện lệnh xem kỹ bản án, chuẩn bị trình lên quận trưởng, đề nghị mang Lý Tam ra chém đầu.

Lý Tam đeo gông cùm, đứng trong sảnh đường của của nha huyện, vừa nghe lời tuyên án của huyện lệnh xong thì đột nhiên mây đen kéo tới, sấm sét nổ ra như xé toạc bầu trời, gông cùm của Lý Tam tự nhiên vỡ ra. Lý Tam cũng không biết là chuyện gì đã xảy ra. 

Thần sẽ không để cho người tốt bị oan uổng

Huyện lệnh ở trên công đường sợ tới mức hồn bay phách lạc; phải mất một lúc sau mới tỉnh táo lại. Huyện lệnh nhìn kỹ vị quan phụ trách bản án này thì thấy đã bị sét đánh chết rồi. Trên lưng của người này có lộ ra chữ màu đỏ viết rằng: “Thần sẽ không để cho người tốt bị oan uổng”

Nhân quả báo ứng có thật không; Nhân quả báo ứng là gì; Bị người khác đổ oan
Báo ứng hiện thời trừng trị kẻ ác (ảnh minh họa Pinterest)

Ngoài ra, hơn 10 người tham gia vào vụ án này, mũ mạo hoặc khăn quấn trên đầu đều đã bay đi đâu mất. Huyện lệnh lại hỏi Lý Tam: “Ngươi vừa rồi nhìn thấy gì không?” Lý Tam thưa: “Tiểu nhân lúc đó đầu óc mơ màng, chỉ thấy quan lớn ngồi ở trong màn, hai mắt từ từ nhắm lại”.

Huyện lệnh vậy là đã hiểu ra, Lý Tam đã bị oan trong vụ án này, anh ta đã bị người khác bức cung. Huyện lệnh tuyên bố: “Lý Tam vô tội, lập tức thả người”.

Trên đầu ba thước có Thần linh, con người tưởng một tay có thể che được mắt Thánh, lén lén lút lút mà làm những việc đại nghịch vô đạo, tưởng rằng không ai biết. Kỳ thực mọi việc làm tốt xấu của con người đều được Thần minh nhìn rõ không sót một việc nào; chỉ là tùy thời báo ứng mà cảnh bảo thế nhân.

Thần sẽ không để cho người tốt bị oan uổng, nhưng con người thế gian cũng nên sớm tỉnh ngộ, đừng cứ báo ứng xảy ra rồi mà vẫn cố chấp không tin.

Theo Epoch Times