Thế gian tại sao lại có ôn dịch?
Con người vẫn thường tự hỏi “thế gian tại sao lại có ôn dịch?”. Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời từ các bậc cao nhân.
Cuốn sách “Đạo tạng”, một tập hợp các tác phẩm kinh điển của Đạo giáo, nghi lễ và thuật giả kim, có ghi chép lại Nguyên Thủy Thiên Tôn, cao nhân Hứa Tốn thời Đông Tấn, đã giảng giải cho mọi người nguyên nhân của ôn dịch.
Nội dung chính
Nguyên Thủy Thiên Tôn giải thích nguyên nhân tại sao lại có ôn dịch?
Một lần, Nguyên Thuỷ Thiên Tôn thấy người ở hạ giới bị nhiễm dịch hạch; khiến tứ chi phát nhiệt và đau nhức, đau đầu, chóng mặt, ngũ tạng phát sốt. Toàn thân giống như bị kim châm, cực kỳ thống khổ; không thể ăn uống, cũng không ai chữa được.
Lúc này, Thiên Tôn bèn giảng về nguyên nhân tại sao lại có ôn dịch. Nguyên lai là do dân chúng nơi đó đã lâu không còn kính Thần, bất kính Thần linh, mắng trời trách đất; tất cả nhân tâm đều đã như vậy.
Hoặc giả có kẻ miệng lưỡi xảo trá, làm điều sai trái, tạo nhiều ác nghiệp; khiến chiêu mời dịch bệnh. Giải pháp là, bất luận là người nam hay nữ, cần dừng làm điều xấu, nói năng hòa ái; có thể làm cho thân xác và tinh thần trở nên ôn nhu; bảo trì tâm từ bi. Đồng thời, dâng hương cúng tế Thần linh, khôi phục sự kết nối với Thần; khẩn cầu Thần linh “cải tử lưu sinh”.
Khi con người thật sự kính Thần, đọc tụng kinh sách, thì Thần Ôn dịch sẽ thu lại độc bệnh, dịch cũng sẽ ngừng lây lan.
Trong tâm có chấp niệm, không thể thấy được chân tướng
Theo ghi chép của bộ Thái Bình trong “Tuyển tập đạo giáo chính thống”, vào thời Tấn có một danh sĩ tên Hứa Tốn; đã từng làm quan, nhưng sau lập chí tu hành. Vì căn cơ tốt, nên đắc được đại thần thông; lưu lại không ít thần tích nơi nhân gian. Thời kỳ Bắc Tống, triều đình đã ban cho ông danh hiệu: “Cửu thiên cao minh đại sử thần công diệu tể chân quân” .
Đối với nguyên nhân phát sinh ôn dịch, Hứa Tốn đã có một cuộc đối thoại vô cùng hay với đệ tử Huệ Văn của mình.
Có một lần, Hứa Tốn đang thuyết giảng cho mọi người. Chợt nhìn thấy đệ tử Huệ Văn đứng ngay phía trước, mặt mũi ưu sầu; tinh thần bi uất, tâm tình rối loạn, bộ dạng thất thần. Hứa Tốn biết rõ Huệ Văn trong lòng còn rất nhiều vướng bận. Giống như người mê ở cõi phàm trần, chưa hiểu được chân lý, khó có thể cứu độ.
Vì thế ông bèn hỏi Huệ Văn, bởi vì chuyện gì mà ảo não thế? Huệ Văn chắp tay cúi đầu, khóc lóc nói ra nguyên nhân.
Nỗi lòng của Huệ Văn
Thì ra, Huệ Văn nghe nói ai đeo bùa bảo lục thì có thể thoát khỏi tất cả tai nạn. Nhưng quê hương Huệ Văn đang bị ôn dịch, lây nhiễm khắp nơi. Bất luận là người thiện hay kẻ ác đều bị nhiễm bệnh. Em trai, em gái cùng nhiều đệ tử cũng bị nhiễm bệnh, thống khổ chịu không nổi. Bản thân Huệ Văn may mắn được Sư Phụ dạy bảo, tu học đạo pháp, chưa từng giải đãi.
Trước giờ những người sống thiện tâm, chính là vì để miễn trừ tai nạn. Nhưng hiện nay những người có tín niệm cũng không tránh khỏi tai ương; cho nên vì thế mà ông sinh lòng lo lắng.
Hứa Tốn vì Huệ Văn và thế nhân còn đang mê mờ, mà giảng nói về nguyên nhân của ôn dịch; giải rõ vì sao người có tín tâm với Thần, nhưng vẫn bị độc bệnh nhiễm vào thân.
Ông nói, Trời đất công bằng, nuôi dưỡng vạn vật; vốn tùy theo thiện ác mà tạo ra báo ứng tương xứng. Con người vì tư tâm, ích kỷ, đạo đức bại hoại, phá hủy sự thiện lương vốn có; cho nên phải thụ nhận tai họa. Vì để tránh cho thế nhân trở nên bại hoại, mà thiên thượng đã truyền đạo, dạy cho con người về đạo trường sinh.
Những dịch bệnh và thiên tai nơi nhân gian vốn có Thần chủ quản; người tốt sẽ bình an vượt qua, còn kẻ xấu sẽ vì đó mà lo sợ.
Tâm giữ thiện niệm, được chính thần bảo hộ
Hứa Tốn nói rằng, có những đệ tử trong các pháp môn tu luyện, có người không tuân theo lời dạy; tâm nghĩ xằng bậy không có thực tu. Hoặc giải đãi tu luyện, không thường xuyên học tập pháp lý; bình thường ăn uống không có tiết chế. Tất cả những điều này khiến cho chính Thần đều rời đi.
Nếu không có thiện hạnh, thiện niệm, các vị thần chủ quản sẽ trừng phạt; vì đó mà sinh ra ôn dịch.
Một khi bị nhiễm bệnh, lại không thức tỉnh sai lầm, quay sang oán giận đạo pháp; đem đại nạn này quy tội cho thầy. Người như vậy càng không được Thần bảo hộ; bởi vậy mà bệnh càng ngày càng trầm trọng.
Hoặc là, trong nhà cũng có người cùng tu, nhưng không thể tu hành giác ngộ; thường làm việc trái với đạo, hoặc sửa đạo loạn tu. Như vậy quỷ thần cũng tùy thời mà làm, âm thầm trừng phạt.
Ở đây không phải ông Trời bất công, mà sự trừng phạt chính là để giúp con người hối cải, quy chính làm lại cuộc đời.
Có người thành tâm tín Thần, tín Phật, vì sao vẫn bị nhiễm ôn dịch?
Có những người xem ra cũng rất có tín tâm, tại sao cũng không thoát được nạn?
Hứa Tốn nói, có người thân đầy tội lỗi mà vẫn hai lòng. Miệng nói tin Phật, theo Phật, không cần đến vợ con, đàn bà. Nhưng trong tâm lại không thế, thường có dâm ý; có thể bảo hộ người đó sao?
Hứa Tốn cho biết, trời phái người xuống truyền đạo, truyền Pháp, là để tuyên dương thiện hạnh, bồi đắp chính khí nơi nhân gian. Ông làm bùa hộ thân cho đệ tử mang, là để chấn kinh trăm quỷ, lại khiến thiện thần theo bảo hộ.
Tuy nhiên, có nhiều đệ tử tuy có bảo phù hộ mệnh, nhưng trong tâm lại thường trái lời sư phụ dạy. Rốt cục vẫn nhận tai ương. Sau đó lại nói: “Thân là đệ tử của Thái thượng, cũng không thể miễn trừ được tai nạn”. Đúng là không trồng trọt lại muốn thu hoạch; không nuôi tằm lại muốn có y phục, điều này làm sao có thể được?
Như vậy dù là người bình thường hay người tu hành, cần tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức; có niềm tin kính Thần thì mới có thể thoát khỏi ôn dịch.
Theo Secretchina