Sống khoẻ mạnh và trường thọ là điều con người mong muốn. Thời gian kéo dài sự sống lại phụ thuộc nhiều vào hành vi sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên nhiều người lại không xem trọng những hành vi này. Thực tế là một số phương thức sinh hoạt có ảnh hưởng phụ diện không ít tới sức khỏe, khiến rút ngắn tuổi thọ. Dưới đây là 5 thói quen không tốt, đang dần “đánh cắp” thọ mệnh của bạn.

Tức giận sẽ rút ngắn tuổi thọ

Người xưa thường có câu ‘Cả giận mất khôn’. Hàm ý là khi giận dữ mà làm việc gì, đều trong trạng thái không sáng suốt. Như vậy có thể để lại hậu quả nghiêm trọng do lỡ lời hoặc hành động sai. Về khía cạnh sức khỏe, nóng giận gây ra tác hại vô cùng to lớn. 

Theo y học Trung quốc, mỗi khi bạn tức giận, bản thân bạn đã tự gây ra một “trận động đất” cho cơ thể. Nó ngay lập tức gây ra tác động rất lớn trên cơ thể. Hậu quả vô cùng lớn và không thể phục hồi.

Trong tiếng Trung, “giận dữ” trong tiếng Trung được viết là ‘怒’, có nghĩa là nô lệ của trái tim. Đây chính là cách tự nhắc nhở bản thân đừng bao giờ là nô lệ cho cảm xúc. Tốt nhất không nên tức giận quá 3 phút và không đưa ra quyết định mù quáng khi còn cảm xúc tức giận.

Theo Tây y, mỗi cơn tức giận sẽ làm tăng nguy cơ sinh ra 20 loại bệnh tật khác nhau. Đơn cử là: suy nhược thần kinh, mất ngủ, nhồi máu não, đột quỵ, viêm loét dạ dày, cường tuyến giáp, mọc u, tức ngực, khó thở, ung thư phổi…

Khi tức giận, một lượng lớn máu sẽ di chuyển lên não và mặt. Máu cung cấp cho tim giảm và gây ra tình trạng thiếu oxy tại cơ tim. Để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, trái tim phải làm việc gấp đôi. Điều này khiến nhịp tim sẽ đập bất thường và gây nguy hiểm tới tính mệnh.

Vậy nên hãy học cách đừng để bản thân bị chi phối mạnh bởi cảm xúc giận dữ. Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất rút ngắn tuổi thọ của bạn.

Tuổi thọ tự nhiên của con người có thể rất dài, nhưng vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà đa số mọi người đều sống không đến độ tuổi đó.

Cơ thể khỏe mạnh cần 5 yếu tố quyết định: môi trường tự nhiên chiếm 7%, điều kiện y tế chiếm 8%, hoàn cảnh xã hội chiếm 10%, di truyền từ bố mẹ chiếm 15%, còn lối sống chiếm đến 60% – đây chính là điều tác động chủ yếu.
Tức giận sẽ khiến tuổi thọ bị rút ngắn (ảnh pixabay)

Ăn uống không kiểm soát

Tục ngữ nói “Bệnh từ miệng vào”. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ. Ví dụ, ba bữa một ngày không theo quy luật, ăn uống không điều độ, ăn theo sở thích, những món mình thích thì ăn thật nhiều, không thì nhịn đói… Đây đều là hành vi ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Nhiều người thích ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, calo, đường, thịt cá… Nếu cứ tiếp tục như vậy không chỉ gây hại cho dạ dày mà còn gây hại cho tế bào gan và gây ra các bệnh tim mạch, mạch máu não. Đặc biệt nếu ăn đêm quá no còn có thể gây tích mỡ, tăng cân và mang đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Do vậy, điều quan trọng là phải xây dựng một chế độ ăn tốt, hợp khẩu vị, ít dầu, ít muối, ít đường, ít chất béo để đạt được cân đối dinh dưỡng. Đừng ăn theo ý thích, bởi ý thích cũng chỉ là thói quen và mang tính thời điểm. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi được.

Hút thuốc và uống rượu nhiều, tuổi thọ không thể kéo dài

Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Cụ thể là gây hại cho phổi, tăng nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như ruột, thực quản, khoang miệng. Hành vi hút thuốc không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính mình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người khác.

Uống rượu bia trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, đẩy nhanh quá trình lão hóa gan, gây tổn hại đến chức năng gan. Gan không thực hiện tốt chức năng lọc, đào thải chất độc sẽ khiến các chất độc bị lưu giữ lại. Kết quả bệnh tật phát sinh, tuổi thọ con người bị rút ngắn.

Thức khuya có thể gây tổn thọ

Nhiều người hiện nay có xu hướng thức khuya. Dần dần trở thành thói quen sinh hoạt thường gặp trong cuộc sống bận rộn. Thường xuyên thức khuya trong thời gian dài sẽ gây tác hại tương đối lớn tới tim mạch và mạch máu não. Thiếu ngủ, thời gian ngắn sẽ gây ra huyết áp cao, dẫn đến co mạch bất thường. Đồng thời khiến khả năng dung nạp glucose của cơ thể cũng sẽ giảm. Những nhân tố này đều là nguyên nhân dẫn tới bệnh động mạch vành.

Theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm giấc ngủ, Bệnh viện A. Véssale thuộc Đại học Libre de Bruxelles, Bỉ, một trong những tác dụng nguy hiểm của việc thiếu ngủ là tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngồi lâu, ít vận động

Tuổi thọ cao là khả năng sống thời gian dài hơn bình thường, hơn đa số những người chung quanh mình
Ngồi lâu ít vận động sẽ không giúp kéo dài tuổi thọ (ảnh: pixabay)

Cách làm việc của con người hiện đại ngày nay, đa phần thường là ngồi lâu trong cả ngày. Giới văn phòng nhiều người có thể ngồi cả ngày. Họ ngại đứng dậy vận động, cũng ít tập thể thao. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm cơ xương không khoẻ. Thêm nữa, khí huyết không thể lưu thông xuống chi dưới. Từ đó xuất hiện các dấu hiệu phù thũng, thoái hóa đốt sống cổ, viêm vai gáy… Bên cạnh đó còn dẫn đến máu lên não không đủ, thiếu oxy. Kết quả dễ làm xuất hiện các dấu hiệu mệt mỏi, buồn ngủ, suy giảm trí nhớ.

Ngoài ra, ngồi nhiều lười vận động cũng không có lợi cho nhu động đường ruột. Còn gây tích tụ mỡ thừa trong cơ thể, dễ gây béo phì. Hậu quả là sinh ra các bệnh mãn tính như cao huyết áp, mỡ máu, tiểu đường, trĩ, táo bón… Lâu dần sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ. 

Theo Secret China