Bác sĩ cũng phải bó tay mà nói với bác Thảo rằng sẽ phải sống với bệnh cho đến cuối đời, nhưng vận may đã mỉm cười với bác.

Bệnh tật chạy chữa khắp nơi không khỏi

Vào năm 2011, khi mà con cái đã trưởng thành và ổn định được cuộc sống, bác Nguyễn Thị Thảo (65 tuổi) ở thôn Xuân Lê, xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, tưởng rằng cuộc đời đã đến lúc được an nhàn hưởng phúc, nhưng người già lại có nỗi khổ của người già, bác bị bệnh tật hành hạ không thôi.       

Bác bị đau từ cổ trở xuống 2 đầu gối, tràn dịch khớp gối. Từ cổ đến vai thì như bị như kiến cắn, dằm đâm. Bác đi khám từ bệnh viện đa khoa Thuận Thành, cho đến các bệnh viện lớn như bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, nhưng cũng không khỏi.

Khi ra bệnh viện 108 khám, các bác sĩ bảo đến mùa xuân sẽ khỏi. Vậy mà mùa xuân đến bệnh vẫn y nguyên. Bác lại chuyển sang bệnh viện Bạch Mai điều trị tiếp 3 tháng nữa, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh. Bác sĩ kết luận bác bị viêm khớp dạng thấp, tràn dịch khớp gối, phù nề toàn thân, đến nỗi cầm dao để thái miếng thịt luộc cũng không thái được; xách nồi cơm điện để cắm cơm cũng không xách nổi. Bác sĩ ở bệnh viện Bạch Mai nói: “Bệnh của bà bây giờ cả thế giới cũng bó tay!” Nhưng bác vẫn luôn nghĩ rằng sẽ gặp một vận may nào đó để thay đổi cuộc đời.

Có người cùng đi chữa bệnh với bác thì khuyên: “Tây Y bó tay rồi thì tìm sang Đông y để chữa may ra…” Nghe mọi người giới thiệu bác lên cả Tân Yên để chữa bệnh chỗ cô Liên là thầy thuốc học Đông y ở Hồng Kông. 4 năm liền bác uống thuốc bột mà cô Liên mang từ Hồng Kông về cũng không khỏi.    

Lúc uống thuốc thì còn nhúc nhắc được đôi việc, hết thuốc lại đâu về đó. Chồng bác hỏi cô Liên thì nhận được câu trả lời: “Chị ấy phải sống chung với lũ cả đời như thế này thôi!”

Có người giới thiệu một bác sĩ đông y tên là Đặng Thị Phúc ở Hưng Yên. Bác cũng tìm đến nhưng cũng chẳng ăn thua gì.

Ông Trời không tuyệt đường người

Nhưng ông Trời không tuyệt đường người, vận may mà bác hằng mong ước cũng đã đến. Tháng 9 năm 2016, vào một buổi trưa nọ, bác chở đứa cháu nội đi chơi nhà bà Hạnh (là mợ chồng bác). Bà Hạnh thấy chân của bác Thảo chưa khỏi nên mới nói: “Cháu đến nhà ông Thường luyện công cùng với mợ, môn tập này hay lắm đấy”.

Thế là ngay tối hôm ấy bác đã đến nhà bác Thường và luyện theo hết 5 bài công Pháp cùng mọi người. Lúc luyện công xong, bác Thường đưa cho bác cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) và hướng dẫn bác cách đọc sách. Bác về nhà đọc luôn và tối hôm sau lại đến đọc sách chung cùng với mọi người.

Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà
Sách Chuyển Pháp Luân (ảnh: Facebook)

Mới luyện công được 2 buổi thì bác thấy ngứa ngáy khắp người (trước đây bác uống thuốc thường bị ngứa, nổi mề đay). Bác nghe mọi người chia sẻ thì biết rằng tu luyện phải chuyên nhất, nếu vẫn dùng dằng giữa việc trị bệnh và tu luyện thì rốt cuộc cũng không đạt được gì; vậy nên bác cho luôn thuốc vào sọt rác, vì sợ nhỡ đau quá lại lôi thuốc ra uống thì uổng công tập luyện.

Chỉ khoảng 4 ngày bác đã đọc hết cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Vài hôm sau bác thấy người ngây ngấy sốt, nhưng bác cũng kệ nó mà nghĩ rằng mọi việc đều là hảo sự; chắc là bản thân đang được thanh lọc. 

Sau khoảng 2 tháng tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), bác thấy người nhẹ nhõm, dễ chịu. Qua tháng thứ 3 chân đau tăng lên tưởng như không chịu được nữa. Mùng 6 tết năm 2017, thấy bác bị đau như vậy, chồng và các con nhất định đưa bác đi kiểm tra nên bác đành chấp nhận.

Vừa đi đường bác vừa niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” và nghĩ rằng đi khám để chồng con khỏi lo lắng chứ mình không có bệnh gì hết. Quả nhiên khi đến bệnh viện Thể dục thể thao Trung ương kiểm tra thì các chỉ số rất đẹp, không sao cả. Bác nói với các con: “Các chỉ số của mẹ bình thường hết rồi nhé. Các con đưa mẹ về đi!”

Có một lần khi đang nằm nghỉ trưa, bác thấy có một luồng nhiệt thông thấu toàn thân từ đầu đến chân. Luồng nhiệt dẫn đến đâu thì cơ thể nhẹ đến đó. Bác biết rằng mình đang được Sư Phụ tịnh hóa thân thể.

Khảo nghiệm tâm tính

Nhưng Pháp Luân Công là một môn tu luyện của Phật Gia chứ không phải để chữa bệnh khỏe người. Người tu luyện đề cao tâm tính thì thân thể tự nhiên được tịnh hóa, nhờ đó mà bệnh tật tiêu tan. Bác Thảo tu luyện được 1 năm thì cũng có khảo nghiệm lớn về tâm tính.

Bác sĩ phải bó tay; Bác sĩ cũng phải bó tay; Bệnh gì bác sĩ phải bó tay; Bệnh gì bác sĩ cũng phải bó tay
Bác Thảo luyện bài công pháp thứ 5 của Pháp Luân Công (ảnh nhân vật cung cấp)

Bác có 2 đứa cháu ruột cùng làm công an huyện đến gặp bác. Do cũng chưa tìm hiểu kỹ về Pháp Luân Công nên 2 người cháu của bác có những hiểu lầm về pháp môn này, họ nói với bác: “Muốn tu gì thì già ra chùa mà tu chứ đừng tu Pháp Luân Công!” 

Con rể bác thì bảo: “Ông bảo bà cứ đi như thế rồi người ta sẽ bắt bà lên huyện.” Bác nghĩ mình có làm gì sai đâu, có vi phạm cái gì đâu mà bị bắt lên huyện. Nếu phải lên đó bác nghĩ mình càng có dịp nói rõ cho họ hiểu Pháp Luân công là tốt, là tuyệt vời, là may mắn cho những ai tu luyện được môn này. 

Thời gian ấy thật là căng thẳng, bác trai cứ tối đến là cất chìa khóa cổng và đèn pin đi. Bác phải nghỉ 2 tuần. Sau đó bác lẳng lặng đánh thêm 1 chiếc chìa khóa cổng cho riêng mình. Vì chưa hiểu và nghe nhiều thông tin sai lệch, chồng bác bảo: “Bà chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ cho người khác, cho chồng và các con!” Bác nghĩ bụng sao người ta lại cứ hiểu sai thế nhỉ? Pháp môn tốt thế này mà cứ ngăn cản mình tu luyện. Nếu mình khỏi bệnh có phải mọi người cũng đỡ vất vả hơn không?

Bác đành phải tự tìm cách cho riêng mình. Buổi tối khi mọi người còn đang bận việc riêng thì bác lẳng lặng mở cửa để đi tập công. Luyện công xong bác lại trở về rất nhẹ nhàng. Bác nghĩ thế này thì cũng không đường đường chính chính lắm, nhưng giai đoạn này đành tạm thời vậy thôi! Thấy bác kiên quyết như vậy thì chồng bác cũng làm ngơ; còn mọi người đều nhận thấy bác mỗi ngày một khỏe ra, nên cũng mừng cho bác.

Mọi người dần hiểu ra Pháp Luân Công là tốt

Khoảng 1 tháng sau bác trai bảo: “Bây giờ chuyện của các bà lại im rồi đấy nhỉ!”. Về sau bác trai không còn ngăn cấm bác tu luyện nữa, ngược lại đi đâu cũng khen Pháp Luân Công là tốt và bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Còn con rể bác thì nói với bác Thường: “Lúc trước cháu không biết là môn này lại tốt đến thế cho nên mới cản mẹ cháu tu luyện!”  

Có một lần nhà ngoại có việc, bác ngủ lại nhà em gái thì chính đứa cháu làm công an hôm trước cản bác không cho tu luyện, lúc này nó bê cả một cái đệm giường xuống nền nhà để cho bác tập công và nó bảo: “Cái gì tốt thì già cứ theo!” Nó ngồi quan sát bác tập công và bảo: “Già tập được lâu thế! Phải hơn 1 tiếng nhỉ?”

Cách tu luyện Pháp Luân Công; Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công
Người nhà cũng dần hiểu ra và ủng hộ bác Thảo tu luyện (ảnh nhân vật cung cấp)

Cô con gái lớn của bác (sinh năm 1977) cũng theo mẹ bước vào tu luyện; tu một thời gian thì khỏi được bệnh đau đầu.

Đại Pháp đã ban cho cuộc đời mới

Khi chưa tu luyện bác chỉ nặng có 45 kg, nhưng sau 3 năm tu luyện bác đã tăng thêm được 10 kg, da dẻ trắng trẻo hồng hào và leo được cầu thang bình thường. 

Bác Thảo cứ say sưa câu chuyện kể về cuộc đời của mình và Pháp Luân Công, bác nói với giọng đầy xúc động và rưng rưng nước mắt: “Nếu không may mắn gặp được Pháp môn này của Sư Phụ Lý Hồng Chí thì có còn sống đến giờ tôi cũng chẳng bưng nổi bát cơm mà ăn!”

Bạn đọc nếu muốn nghe bác chia sẻ thêm về tu luyện có thể liên hệ với bác qua số điện thoại 0373.138.101. Hoặc bạn cũng có thể vào trang web chính của Pháp Luân Công https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.