Bà Damler (người Mỹ) thấu hiểu sâu sắc với triết lý cải thiện bản thân thông qua việc chịu khổ. Bà nhận ra chịu nhiều đau khổ khiến bà quan tâm đến người khác hơn.

Sau khi bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí được đăng trên Epoch Times và NTD; một độc giả bang Indiana, Mỹ đã bày tỏ sự hưởng ứng và sự xúc động, bởi bà là người đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời.

“Khi bạn nghe ai đó hỏi: ‘Tại sao những điều xấu lại xảy ra với người tốt’? Không ai đưa ra được câu trả lời thỏa đáng. ‘Tại sao những điều xấu không nên xảy ra với những người tốt?’. Đó có lẽ là một câu hỏi hay hơn và thực sự không có câu trả lời thỏa đáng.”

Bà Patricia Damler theo đạo Thiên Chúa, bà luôn suy nghĩ và theo đuổi tâm linh. Gần 80 tuổi, bà đã có đông đủ con cháu. Vào đầu năm nay, sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Công; cuối cùng bà đã minh bạch lý do tại sao bà đã phải chịu nhiều đau khổ trong cuộc đời đến vậy.

Bà Damler nói rằng: “Bài viết “Vì sao có nhân loại” đã đưa mọi người lên một tầm suy nghĩ cao hơn. Bạn hiểu rằng, trong cuộc sống những điều tốt và điều xấu xảy đến với bạn đều là do nguyên nhân kiếp trước tạo thành”.

Bài viết “Vì sao có nhân loại” bùng nổ vượt ra ngoài luận thuật trong tôn giáo

Bà Damler cho biết, khi lần đầu tiên đọc bài viết này, bà có chút chưa thể tiếp nhận nổi. Bà đặt bài viết xuống và nghĩ “cho bộ não một chút thời gian” và bà đọc lại. Sau khi đọc đi đọc lại bài viết 2, 3 lần, bà thấy mình đã hiểu thêm được nhiều điều.

Bà nói: “Mỗi lần đọc bài viết này, tôi lại hiểu thêm được một điều gì đó; như quan niệm về khổ nạn trong cuộc đời con người”.

Sau khi đọc bài viết hơn chục lần, bà nhận ra rằng nội dung của bài viết còn nhiều hơn nữa; nội hàm bài viết còn thâm sâu hơn những gì mà bà đã học được ở Công giáo.

Bà nói: “Nữ tu sĩ nói với chúng tôi rằng: ‘Chịu đựng đau khổ không chỉ cho riêng bản thân bạn; mà về cơ bản là cho tất cả mọi người trên thế giới…’ Bài viết này đã vượt khỏi điều đó. Tôi không thể dùng ngôn ngữ ngày nay để miêu tả những gì mà tôi đã thấy; tôi có thể thấy điều đó đã được áp dụng như thế nào. Nguyên tội cũng không phải của cá nhân mà nó có tính phổ quát. Tội lỗi của tôi không chỉ là tội lỗi của riêng mình tôi mà nó còn ảnh hưởng đến thế giới theo cách này hay cách khác”.

Bài viết "Vì sao có nhân loại" bùng nổ vượt ra ngoài luận thuật trong tôn giáo
Bài viết “Vì sao có nhân loại” bùng nổ vượt ra ngoài luận thuật trong tôn giáo.

Bà Damler nói thêm rằng, bất luận là làm việc tốt hay làm việc xấu; thì nó đều có hiệu ứng dây chuyền đến thế giới này. Từ bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý, bà đã hiểu được nguyên nhân sâu xa khiến một người gặp phải những điều tốt hay những điều xấu trong cuộc sống.

“Trong Kinh Thánh hay Kinh Cựu ước cũng có nói rằng, khi một đứa trẻ đột nhiên bị mù hoặc bị mù bẩm sinh; thì mọi người đều cho rằng đó là do cha mẹ của chúng đã làm điều ác hoặc xấu xa; còn một người trưởng thành đột nhiên bị mù thì đó là do anh ta là kẻ xấu”.

Bà còn nói rằng: “Con người luôn cố gắng tìm ra lý do đằng sau mọi thứ xảy ra trong cuộc sống; thay vì nghĩ rằng có một lý do hay lực lượng siêu nhiên hơn; thì họ không bao giờ quay ngược trở lại xa hơn để suy xét vấn đề đó.

Ví như, quay lại 1000 năm về trước, khi linh hồn đó còn đang ở một nơi nào đó khác. Những điều xấu đã được thực hiện thông qua thân thể của một người nào đó; và bây giờ linh hồn đó đang ở trong một cơ thể mới khác. Vì vậy, giờ đây người này gặp phải những điều tồi tệ hay bất hạnh trong cuộc sống. Cách duy nhất để thoát khỏi những tội ác đã gây ra 1000 năm trước; là hãy làm nhiều việc tốt để tiêu trừ tội nghiệp”.

Chịu nhiều đau khổ khiến tôi quan tâm đến người khác nhiều hơn

Bà Damler chia sẻ rằng, bà đã có sư cộng hưởng sâu sắc với những đạo lý về việc cải thiện bản thân thông qua việc chịu khổ trong bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý Hồng Chí.

Bà Damler rất tâm đắc với nội dung của một đoạn trong bài viết rằng: “Vậy hỏi tại sao Sáng Thế Chủ bảo chúng Thần tạo người nơi hoàn cảnh thấp và ác liệt như thế? Vì nơi đây là tầng thấp nhất của vũ trụ, là nơi khổ nhất; khổ mới có thể tu luyện, khổ mới có thể tiêu tội nghiệp. Trong khổ ấy người vẫn có thể bảo trì thiện lương, còn biết tri ân, làm một người tốt, thì đó chính là đề cao bản thân”. (Trích: Vì sao có nhân loại – Đại sư Lý Hồng Chí)

Chịu nhiều đau khổ khiến mỗi người biết quan tâm đến người khác nhiều hơn (ảnh: internet).

Bà Damler biết và hiểu rất rõ về điều này. Bởi vì bà đã chịu nhiều đau khổ từ khi mới chào đời. Mẹ của bà đã bỏ rơi bà và anh trai của bà khi bà mới được ba tháng tuổi; và người mẹ ấy đã không liên lạc với họ kể từ ngày đó. Chính trải nghiệm đầu đời này khiến bà sống với lòng tự ti trong suốt nửa cuộc đời; bà nghi ngờ rằng cuộc sống của mình thật là vô giá trị.

Nhưng khi bà dần lớn lên và trưởng thành thì bà hiểu được nỗi đau của mẹ; bà đồng cảm với những khó khăn của mẹ; bởi khi đó bà làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ; bà buông hết mọi oán hận và cảm ơn mẹ của bà đã cho mình cuộc sống; cảm ơn mẹ đã không phá bỏ bà ngay từ khi còn trong bụng.

Bà Damler nói thêm rằng: “Đó chính là một hành động của sự tha thứ; một hành động thể hiện sự thấu hiểu. Nó khiến tôi ý thức rõ hơn rằng, mỗi khi tôi làm điều gì đó tốt hay xấu; đều có một hậu quả mà tôi có thể không nhận thức được. Vì vậy, điều quan trọng hơn là phải nhận thức được các hành vi cá nhân và tương tác với người khác; điều đó quan trọng hơn nhiều so với chúng ta nghĩ; cuối cùng khiến những gì bạn làm những gì bạn tiếp xúc có kết quả tốt; và ngày càng tốt hơn.”

Sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Đại sư Lý khiến bà Damler luôn nảy sinh những suy nghĩ mới; và bà không ngừng tự đặt ra những câu hỏi mới về “sự đau khổ”, về “những người đau khổ”. Chuyện gì đang xảy ra vậy?

Khi đã trải qua và chịu nhiều đau khổ, cuối cùng bà nhận ra và lý giải được rằng: “Tôi nghĩ rằng có những sinh mệnh cao hơn đang quyết định tất cả những điều này. Đây quả thực là một bài viết chấn động, không thể chỉ xem một lần rồi để đấy mà cần đọc nhiều lần hơn nữa, và hiểu nó dần dần”.

Theo NTDVN.Net