4 chị em, mỗi người mỗi cảnh, nhưng cuối cùng đều bén duyên với Phật Pháp và cùng nhau tu luyện, quả là duyên lành hiếm gặp!

Phật Pháp nói là xa, thì có người tìm cả đời cũng không gặp; nói là gần, thì có người lại đắc được mà chẳng tốn chút công sức nào. Tất cả đều là do duyên phận! Vậy mà gia đình cụ ông Nguyễn Kim Kỷ và cụ bà Nguyễn Thị Thông ở thôn Lựa, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có tới 4 người con gái cùng tu luyện Phật Pháp, thật lành thay!

Em gái út Nguyễn Thị Vang

Nhân duyên đầu tiên là đến từ chị Nguyễn Thị Vang. Sinh ra trong một gia đình nông dân có tới 7 người con, chị Vang là người đầu tiên trong 4 chị em cùng tu luyện Phật Pháp.

Khi các anh chị xây dựng gia đình đi ở riêng, trong nhà chỉ còn chị và cậu út, bố mẹ lại nhiều tuổi nên hai chị em khá vất vả. Đến năm 21 tuổi chị kết hôn với một anh trong làng. Cưới được 3 tháng thì anh đi bộ đội. Nhà anh cũng có bố mẹ già, mẹ chồng bị sỏi mật, đau đớn suốt không ăn, không ngủ, người rất yếu.

Bố chồng chị lại bị bệnh xơ gan. Bà nội chồng lúc đó cũng 80 tuổi, cụ cũng hay ốm đau bệnh tật. Hai anh trai chồng đã lập gia đình và ở riêng (thì 1 anh bị sán não đi viện thường xuyên). Một mình chị Vang làm gần mẫu ruộng, từ cày cấy, trồng rau màu…đều đến tay chị.

Con gái không may bị liệt

Hai năm sau anh ra quân, chị sinh một cậu con trai rất kháu khỉnh. 4 năm sau đó chị có tiếp một cô con gái rất khỏe mạnh, xinh xắn. Nhưng thật không may, khi cháu được 6 tháng tuổi, sau một trận sốt cao, đi ra bệnh viện Nhi (Hà Nội) thì phát hiện cháu bị viêm màng não mủ, chữa một tháng mới ngưng sốt. Bác sĩ chẩn đoán cháu bị di chứng liệt toàn thân.

Đến ba tuổi cháu mới biết ngồi, biết bò, mười tuổi cháu mới tự ăn uống được, nhưng vệ sinh cá nhân cũng chưa được chu toàn, vẫn cần sự hỗ trợ của mẹ. 7 năm sau ngày cưới, bà và bố chồng đã mất, hai vợ chồng làm lụng tích cóp xây nhà ra ở riêng cùng với mẹ chồng. Mẹ chồng trông con cho anh chị thêm 10 năm nữa rồi về ở với anh trưởng.

Chị kể: Con gái ốm đau bệnh tật, chữa chạy mãi cũng không thấy tiến triển. Làm ruộng vất vả mà kinh tế cũng chẳng có. Hai vợ chồng tháng nào cũng phải cho con ra Hà Nội làm vật lý trị liệu và chữa bệnh cho con. Tốn kém mà chẳng thay đổi gì. Khi con gái được 7 tuổi chị quyết định học tiếng và đi xuất khẩu lao động tại Đảo Síp. Chị muốn có tiền để chữa bệnh cho con.

Bệnh tật trên thân xuất hiện ngày một nhiều

Sau 5 năm chị về, hai vợ chồng lại tiếp tục thường xuyên đưa con ra Hà Nội chữa bệnh nhưng cũng chẳng hơn được bao nhiêu. Mặc dù chồng và con trai thương chị, luôn hỗ trợ mọi việc. Nhưng nghĩ đến con gái đáng thương chị lại xót con không ngủ được.

Trên cơ thể chị xuất hiện bệnh tật ngày một nhiều: bị co thắt đại tràng, viêm xoang định kỳ hàng tháng hoặc là khi trở trời; rồi đau dây thần kinh tọa, gai bốn đốt sống cổ, đặc biệt là chân tay tê bì, đau, đêm không ngủ được. Hàng ngày đi làm về nhất là vào vụ mùa, đau cột sống lưng, khi nằm phải dùng gối đệm lưng mới thấy dễ chịu. Đau tê hai bàn tay, ngón tay và buốt hai mông dọc xuống bàn chân. Bắp chân đau không ngủ được, mất ngủ thường xuyên, chị cứ phải dậy đứng vẩy tay rất lâu mới thấy dễ chịu hơn một chút.

Chị kể: Ai mách ở đâu có thầy giỏi thuốc hay là tôi đều đến chữa. Thuốc Đông y, Tây y, thuốc Nam rồi giảm đau tôi đều uống hết mà bệnh không khỏi.

Bệnh tật xuất hiện trên thân ngày một nhiều, uống đủ các loại thuốc mà không khỏi, đó là thời điểm trước khi 4 chị em cùng tu luyện Phật Pháp
Chị Vang uống đủ các loại thuốc mà không khỏi bệnh. (Ảnh minh họa: Adobestock).

May mắn được biết Pháp Luân Công

Tôi đang đau buồn, chán nản vì đau đớn bệnh tật thì gặp cháu Linh (người cùng xóm), cháu bảo tôi sang tập luyện khí công.

Tôi chẳng biết khí công là gì nhưng tôi cũng vui mừng vì tôi hay phải dậy tập thể dục hàng đêm. Ngay hôm sau, lúc 4 sáng tôi đến luyện công cùng với một bạn nữa – ba người cùng tập. Được 3 ngày thì bệnh viêm xoang của tôi tái phát, tôi đau nhức và nằm suốt cả ngày. Đến tối, chồng con gọi dậy ăn cơm, tôi cũng không dậy được bởi vì bệnh viêm xoang nó đau, sốt, nhức khủng khiếp và tôi nằm mê man.

Trong lúc mê mê tỉnh tỉnh, tôi thấy một vật gì màu đen xoáy tròn, vẫy vùng, nổ tung rồi biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy, thấy người nhẹ, đỡ sốt, đỡ nhức. Lúc đó khoảng 12 giờ đêm, tôi thấy kì lạ và sáng hôm sau tôi lại đi tập bình thường. Tôi kể với Linh thì cháu bảo thế là tốt đấy cô ạ.

Tập được 4 ngày thì cháu mua cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân và hướng dẫn tôi cách đọc. Từ đó hàng ngày tôi chăm chỉ ngày đêm sớm tối học Pháp, luyện công, phát chính niệm. Sáng sớm dậy luyện công, thân thể tôi dần dần hết đau nhức, tê buốt mà không phải dùng thuốc nữa. Tôi khỏe mạnh, vui sướng, làm được nhiều việc mà không thấy mệt mỏi. Tôi thấy khỏe từ trong tâm, thân.

4 chị em gái mỗi người mỗi cảnh nhưng điểm chung là cùng tu luyện Phật Pháp
4 chị em từ trái qua phải: em út Vang, chị thứ ba là Ca, chị thứ hai là Vui và chị cả là Minh đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp).

Cả 4 chị em gái cùng tu luyện Phật Pháp

Được hưởng lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp, chị cũng muốn nhiều người đến được với Pháp như chị nên chị đã tham gia vào đội trống của đoàn Hồng Ân (Bắc Ninh). Có những hôm ngày mai đi biểu diễn, thì chị đeo đèn pin ra cấy cả đêm hôm đó cho kịp thời vụ.

Từ khi chị đắc Pháp con gái chị khỏe hơn, ngoan hơn. Thấy mẹ học Pháp, hàng ngày ở nhà cháu cũng tự mở đài nghe Sư Phụ giảng Pháp. Cháu mở điện thoại xem mẹ và các bạn đồng tu của mẹ diễn trống… Cháu thường cùng mẹ đến học Pháp nhóm cùng các bạn đồng tu…

Đắc Pháp được một tuần, bên Hải Dương có buổi chia sẻ, chị rủ chị Minh cùng đi. Khi về chị Minh cũng bước vào tu luyện. Chị Ca (chị thứ ba) trước đây thường xuyên cùng chị đi khám bệnh, cắt thuốc, thấy chị đắc Pháp khỏe ra, được chia sẻ thì chị ấy cũng bước vào tu luyện. Chị Vui (chị thứ hai), sau lần bị tai nạn, mấy chị em đến chơi, cùng nhau chia sẻ, nói về lợi ích của tu luyện Đại Pháp, chị ấy cũng bước vào tu luyện.

Chị cả Nguyễn Thị Minh

Chị Minh (chị cả) là người thứ hai trong 4 chị em cùng tu luyện Phật Pháp. Vì thấy Pháp Luân Công quá tốt, chị Vang đã giới thiệu cho chị Minh. Nhưng quá trình thực tu của chị Minh lại có nhiều gian nan hơn.

Chị Minh là chị cả của 6 đứa em nên vô cùng vất vả. Nhà nghèo nên chị chỉ học hết cấp 1 phải nghỉ học ở nhà trông em, cạo khoai, nấu cơm (vì bố mẹ thường đi làm về muộn). Cuộc sống vất vả cứ thế trôi qua. 20 tuổi chị kết duyên với một chàng trai trong xóm.

Gia đình nhà chồng chị cũng đông con, có tới 8 anh chị em. Kinh tế nhà chồng có khá hơn một chút nhưng bố mẹ chồng thì yếu, các em lại đông, nên việc gì cũng đến tay chị. Nơi đây sản xuất cả vụ chiêm và vụ mùa nên rất vất vả. Sinh con được hai tháng rưỡi, chị đã phải để con ở nhà cho ông bà nội chăm, ra làm đồng.

Cả 4 chị em gái cùng tu luyện Phật Pháp
Chị Minh (ở giữa) đang đọc sách Chuyển Pháp Luân (ảnh nhân vật cung cấp).

Cuộc sống khó khăn, bệnh tật đầy mình

Vất vả cơ cực như thế, vợ chồng chị lo lắng cho hết các em, tới 40 tuổi mới được ra ở riêng. Cả những việc nặng của đàn ông như đi cày, bừa… chị cũng phải đảm đương hết vì chồng chị lúc này còn đang trong quân ngũ. Trước đây, bố chồng chị còn đi làm thợ mộc, nhưng về sau ông yếu quá không làm được thì cũng nghỉ, chồng chị lúc này cũng được ra quân. Mọi việc dồn hết lên hai vợ chồng chị.

Chị Minh sinh được 4 người con: 3 gái, 1 trai. Các con mỗi ngày một khôn lớn. Một cô con gái là giáo viên, hai cô con gái là công nhân làm ở khu công nghiệp. Cậu con trai là kĩ sư cầu đường, vợ bán hàng tạp hóa rất đông khách.

Khi các con trưởng thành cũng là lúc bệnh tật ùn ùn kéo đến. Đầu tiên là hai đầu gối đau rồi sưng đẫy lên. Khi đi khám, uống rồi tiêm các loại thuốc đều không đỡ. Ai bảo ở đâu có thầy giỏi thuốc hay chị đều tìm đến nhưng chỉ đỡ một thời gian lại đau. Rồi xuất hiện đủ các loại bệnh: thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, huyết áp cao,… tháng nào cũng phải lên bệnh viện huyện khám và lấy thuốc tốn rất nhiều tiền.

Chồng chị phải tìm mua rắn hổ mang để nấu cho chị ăn. Chữa xương khớp thì huyết áp lại tăng vọt, uống thuốc chữa huyết áp thì lại bị phù thũng toàn thân. Các em ruột bảo: trông chị ghê quá! Không khéo chị đi trước mẹ mất.

Em gái giúp chị cùng tu luyện Phật Pháp

Một hôm dì Vang (em gái út) bảo chị: đằng này có môn này tập hay lắm ở nhà cháu Linh, bác đến mà tập! Buổi đầu tiên đến tập xong, mồ hôi chị đầm đìa, ướt đẫm như nhúng nước. Tập mấy hôm thấy mệt quá. Có hôm đang tập phải chạy ra cổng ngồi nghỉ.

Khi tập bài Công Pháp số 2, chị đứng tập ở trên thảm, mồ hôi ướt thấm qua thảm in hằn hai vết chân xuống nền gạch. Buổi tối, khi cháu Linh bảo đến học Pháp chung với nhóm ở nhà chú Trọng, nghĩ đến đọc sách chị đã thấy ngại (vì chị đọc chậm, cũng nhiều năm rồi không cầm đến sách), nhưng chị vẫn đi học.

Pháp Luân Công, Pháp môn tu luyện trở thành người tốt
Hình ảnh cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” cuốn sách chỉ đạo tu luyện (ảnh: nguyenuoc.com).

Khi đến nhóm học Pháp chung với mọi người một thời gian thì chị lại ham. Học Pháp luyện công mới mấy hôm mà chị đã thấy thân thể được cải biến, nhẹ nhàng, khỏe ra. Có hôm nửa đêm chị vùng dậy đến nhà cô Chăm để luyện công, thấy im ắng chẳng có ai chị lại quay về nhà. Nhìn đồng hồ lúc đó mới 12 giờ đêm.

Tu luyện được khoảng 2, 3 tháng chị bỏ thuốc hạ huyết áp, không tiêm thuốc vào đầu gối và thần kinh tọa ở thắt lưng nữa. Tu luyện được 3 năm bỗng nhiên chị bị sút cân từ 60 kg còn 50 kg. Đi khắp bệnh viện huyện rồi tỉnh mà vẫn không tìm ra bệnh.

Khảo nghiệm về tâm tính

Nhưng Pháp Luân Công là một môn tu luyện chứ không phải dùng để trị bệnh, vì vậy luôn yêu cầu người tu luyện phải thực sự đề cao tâm tính. Chị Minh tu được 3 năm thì có khảo nghiệm nhân tâm, bỗng nhiên chị bị sút cân từ 60 kg còn 50 kg. Chị đi khắp bệnh viện huyện rồi tỉnh mà vẫn không tìm ra bệnh.

Khi ra bệnh viện Bạch Mai mới phát hiện ra bệnh hạch Parado, đơn thuốc hết hơn 1 triệu, bác sĩ bảo uống hết thuốc thì đem phim chụp ra, nhưng chị uống vào thì bị dị ứng mần đỏ khắp người. Lại phải đi lấy thuốc dị ứng về uống. Uống vào mần đỏ lặn ngay nhưng uống thuốc chữa hạch thì lại bị mẩn đỏ.

Vậy là chị bỏ cả hai thứ thuốc không uống nữa. Ốm đau không làm được ở nhà chị rảnh lúc nào lại học Pháp luyện công. Sau 7 tháng bệnh hết lúc nào cũng chẳng hay. Đến năm 2019 dịch bệnh Covid hoành hành cũng là lúc đầu gối của chị lại tái phát, sưng tấy lên. Cả đơn bàn và song bàn chị đều không ngồi được.

Kiên định vào pháp môn tu luyện

Lúc đó chồng con đều khuyên chị đi khám bệnh. Chồng chị cứ có ai mách có ông thầy nào hay là lại khuyên chị đi. Có lúc chị cũng định đi khám. Trùng với đợt đó có một ông bác sĩ về làng khám, mọi người kháo nhau ai cũng khỏi. Một đứa em trong nhà bảo đưa chị đi khám; chị cũng muốn đi nhưng sáng hôm sau dì ấy lại quên không sang đưa chị đi khám.

Chị Minh bỗng ngộ ra, rằng đây là điểm hóa của Sư Phụ. Chị nghĩ: “Mình bao nhiêu bệnh còn khỏi, cái đầu gối này không sao đâu”. Nhờ một niệm khác biệt này mà hoàn cảnh nhanh chóng thay đổi. Chỉ mấy hôm sau thì chân chị không đau nữa. Chị lại có thể ngồi song bàn bài 5 một tiếng. Và từ đó trở đi chị đã kiên định vào pháp môn tu luyện này. 

4 chị em gái Minh Vui Ca Vang cùng tu luyện Phật Pháp
Từ trái sang: chị Minh, chị Vang, chị Vui, chị Ca đang luyện bài Công Pháp số 2 (ảnh nhân vật cung cấp).

Đề cao tâm tính

Vào học Pháp kiên trì tu luyện không buông lơi lúc nào. Lúc đầu chỉ có dì út là dì Vang tu luyện nhưng thấy Pháp thật sự tốt nên cả hai cô em gái sau cũng bước vào tu luyện. Cuối cùng, cả 4 chị em gái cùng tu luyện Phật Pháp. Đúng là đãi cát tìm vàng, cứ chuyên cần như thế, 30 người tu luyện (13 người tinh tấn thường hằng ra điểm luyện công).

Họ đều thân tâm khỏe mạnh, tính tình từ bi hòa ái. Riêng bác Minh lúc mới tu luyện thì chồng con đều gàn vì họ lo rằng sau này nhỡ mẹ lại mê muội như những người theo đạo Đức Chúa Trời. Vậy mà chị lại chứng thực Pháp ngay chính tại gia đình của mình. Chồng con đều vui vẻ, con cái hiếu thuận. Công việc làm ăn của các con chị đều rất ổn định, kinh tế phát triển, thuận buồm xuôi gió, trong ấm ngoài êm.

Cả 4 chị em gái trong một nhà cùng tu luyện Phật Pháp, quả là duyên lành hiếm gặp!

(Còn tiếp)

Xem thêm: