Niềm vui cuối cùng đã trở lại với gia đình chị Tâm sau nhiều nỗi bất hạnh liên tiếp kéo đến. Phật Pháp đã ban cho chị cuộc đời thứ hai. 

Bước vào tuổi trung niên, bệnh tật bắt đầu xuất hiện

Chị Phạm Thị Tâm, sinh năm 1963, ở khu 14, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Chị sinh ra trong một gia đình có 9 anh chị em, chị là con thứ tư. Cũng như bao gia đình nông thôn Việt Nam thời ấy, gia đình chị cũng không khá giả gì nhưng mọi người luôn đùm bọc yêu thương nhau. 

Cuộc sống bình dị trôi đi, chị lấy chồng rồi sinh được hai người con, một trai một gái. Những tưởng cuộc sống của chị sẽ cứ êm đềm trôi qua, nhưng những cơn sóng ngầm lại bắt đầu trỗi dậy.

Năm 50 tuổi, mặt mũi chị bị phù nề. Các thầy lang đều bảo chị bị phù thận, nhưng đi bệnh viện thì kiểm tra không ra bệnh. Chị uống thuốc tây cũng chẳng khỏi nên chuyển sang uống thuốc nam. Uống thuốc nam cũng chỉ đỡ một chút, sau đó lại phù nề; mặt mũi nhợt nhạt như người không có máu vậy. Chị đứng ngồi đi lại đều rất khó khăn do chân bị phù nề nặng. 

Đến năm 1990 chị lại phát hiện bị đau dạ dày; cứ đi bệnh viện dùng thuốc thì bụng chị lại chướng lên. Sau đó chị nằm không nằm được, ngồi không ngồi được, ăn cũng đau, không ăn cũng đau. Chị chỉ bò như đứa trẻ 7 tháng tuổi.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn

Năm 1992 chị bị thoát vị đĩa đệm, tê liệt một bên chân phải. Chị đi bệnh viện chữa rồi lại đi châm cứu bác sĩ tư, nhưng càng chữa thì dường như bệnh càng nặng thêm. Chữa dạ dày thì nó chạy sang thần kinh; chữa chân tê liệt thì thắt lưng bị vôi hóa, rồi lại chạy sang dạ dày, bụng chướng lên không thở được. 

Chị đi bệnh viện Việt Trì kiểm tra, các bác sĩ nói chị bị thoát vị đĩa đệm, thắt lưng 6 đốt bị vôi hóa, cổ 4 đốt vôi hóa. Bác sĩ tư vấn cho chị bây giờ chỉ có cách về mua bảo hiểm mức năm triệu; mua xong ra viện Quân y 108 quân đội người ta mở, xếp lại xương cho. 

Niềm vui đã trở lại; Tu luyện Pháp Luân Công là gì; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà
Bệnh tật liên tiếp kéo đến, trong khi gia cảnh lại khó khăn (ảnh minh họa Adobestock)

Gia đình chị rất khó khăn, lấy đâu ra 5 triệu để mua bảo hiểm đây, bác sĩ nói mổ rất tốn kém. Nếu mua mức bảo hiểm này thì đi mổ sẽ đỡ rất nhiều. Kiếm đâu ra tiền bây giờ, thôi chị cứ đành “sống chung với lũ”. Bệnh tật năm này qua năm khác, hoàn cảnh gia đình chị hệt như có một đám mây đen bủa vây kéo dài trong vòng 5 năm, không có lối thoát.

Chồng chị sớm ra đi

Không chỉ dừng lại ở bệnh tật, cuộc đời chị còn lắm nỗi bi thương. Ngày 15 tháng 12 năm 1992 (âm lịch), còn nửa tháng nữa là tết thì mẹ chồng chị đột ngột qua đời. Bà mất đúng 100 ngày thì chồng chị Tâm (anh Hùng) đi làm thợ điện, anh trèo cột và bị ngã xuống, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Việt Trì. Sau mấy tiếng đồng hồ bác sĩ nói bị đứt mạch máu não, không cứu được nên bệnh viện trả về. Lúc ấy anh mới có 52 tuổi, chị thì 51 tuổi.

Người mất, tiền hết, tai họa ập tới như một cơn lốc cuốn sạch tài sản cuối cùng của gia đình chị. Một năm sau, tài sản đáng giá nhất của gia đình chị là một con bò mẹ có chửa được 7 tháng cũng bị người ta dắt trộm đi mất. 

Chị cảm thấy mình sống không bằng chết, sao cuộc đời mình không chấm dứt ở đây đi. Nhưng nếu thế thì những người thân của chị sống ra sao. Còn nữa, vợ chồng con trai chị lại nảy sinh mâu thuẫn; con trai chị không chịu tu chí làm ăn mà chỉ thích chơi bời, rượu chè, cờ bạc hết ngày này qua tháng khác…

Như chưa đủ khổ, ngày 9/2/1995 chị bị ngã xe máy vỡ đầu gối. Mười ngày sau con dâu cũng ngã xe máy, vậy là hai mẹ con phải bó bột, mỗi người một giường.

Họa vô đơn chí

Cũng năm đó, bố chồng chị mất được 100 ngày thì cháu nội của chị gái chồng chết đuối. Đứa cháu trai 3 tuổi mất được 100 ngày thì mẹ cháu bị đau xương chậu (bác sĩ nói là bệnh chưa từng gặp) rồi mất; vậy là hai mẹ con mất cách nhau khoảng 100 ngày. Những tai họa liên tiếp xảy ra, hàng xóm đều bảo nhà chị bị trùng tang! 

Lúc ấy “có bệnh thì vái tứ phương”, ai khuyên ở đâu có thầy xem bói hay cúng khấn giỏi thì chị cũng đều tìm đến. Thầy đồng cắt trùng tang hàng chục triệu đồng. Chị bán được khoảnh đồi rừng 25 triệu đi cúng cho con trai 20 triệu nhưng nó cờ bạc vẫn hoàn cờ bạc. Nó bán xe máy, nợ nần mấy trăm triệu lãi ngày, lãi tháng chồng chất.

Ngày 16 tháng 10 năm 1996, chị đi dỡ sắn dây bị gãy cột sống phải nằm liệt, ngồi luôn ở trên rừng; chị phải gọi con lên đón về. Đến viện Việt Trì, chị liệt luôn không đi được; bác sĩ chuyển sang các khoa phục hồi chức năng nhưng không có kết quả. 

Nhờ Phật Pháp, niềm vui đã trở lại với gia đình đau thương triền miên
Thân thể chị ốm yếu, chỗ nào cũng có bệnh (ảnh minh họa Adobestock)

Đến tháng 5 năm 1999 chị lại đi mổ tiếp lần thứ hai. Hiện giờ trong người chị còn tám cái đinh vít ở thắt lưng và 2 đinh vít ở hai bên hông để giữ. Bác sĩ nói không tháo được, phải sống chung với nó cả cuộc đời. 

Sau cơn mưa trời lại sáng

Cuộc đời sóng gió mịt mù không lối thoát. Chị thường tự hỏi mình và gia đình ăn ở có ác với ai đâu mà sao khổ nạn cứ liên tiếp dội xuống như vậy? Chị nghĩ mình mới có tí tuổi đã ngồi không ăn bám con cháu, chúng nó phải nuôi mẹ liệt giường cả đời thế này thật khổ quá!

Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng, đang lúc cùng cực nhất về cả sức khỏe lẫn tinh thần thì nhân dịp nghỉ ngày 2 tháng 9 năm 1999, cô em dâu họ gọi điện cho chị nói: “Chị có học Pháp Luân Công không? Chị gái em học thấy tốt lắm. Khỏe cả thân lẫn tâm.” Cô ấy còn nói: “Môn này có thể tự đọc sách và tập năm bài công pháp ở nhà chứ không phải đi đâu cả; cũng không mất tiền!”.

Chị nghe vậy thì thấy rất mừng, mới nhờ người em mua hộ quyển sách. Mặc dù chưa nhìn thấy cuốn sách nhưng không hiểu sao trong tâm chị mong muốn nhìn thấy cuốn sách đó vô cùng!

Tu luyện Pháp Luân Công như thế nào; Tu luyện Pháp Luân Công; Tu luyện Pháp Luân Công để làm gì
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công (ảnh: Nguyện Ước)

Ngày hôm sau em dâu chị và chị gái bạn ấy đem sách lên cho chị (cuốn Chuyển Pháp Luân và cuốn Đại viên mãn Pháp). Họ hướng dẫn cách đọc sách và tập năm bài công pháp. Bấy giờ chị chưa đi được nên chỉ ngồi mở sách ra đọc. Nhà không có mạng, không có tivi nên chị tập theo trong sách mở từng trang, trong vòng hai tháng. Còn đọc sách thì mỗi ngày được 5, 6 trang; càng đọc càng thấy hay, càng ham học.

Bệnh tật dần dần tiêu tan

Hai tháng sau thì chị đọc được 3 lượt cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Chân phù nề cũng biến mất, đầu chị trước đây đau lắm, phải lấy tay bóp đầu mới nằm nghiêng được một chút, nay tự nhiên cũng biến mất. Chị đi lại được trong nhà mà không cần phải bám bàn ghế hay giường để đi men nữa.

Từ đó chị chăm chỉ đọc sách, luyện công hàng ngày, sức khỏe chị mỗi ngày khá lên. Hai năm sau người chị khỏe mạnh, không phải dùng một viên thuốc nào. Trước đó thì mỗi tháng chị tốn hai triệu rưỡi tiền thuốc mà cơ thể lúc nào cũng đau đớn, khổ sở vô cùng.

Niềm vui đã trở lại với gia đình chị

Từ ngày chị tu luyện Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), hoàn cảnh gia đình cũng thay đổi. Các con chị đều chăm chỉ, yêu thương bảo ban nhau làm ăn. Năm 2000, ngày 29 tết, các cháu mượn ô tô của em ruột chị đưa cả gia đình đi chơi tết. Thấy các con, cháu phấn khởi, chuyện trò, nói cười vui vẻ, chị mừng rơi nước mắt. Chắc cũng phải 10 năm rồi gia đình chị chưa bao giờ có tiếng cười như thế!

Sách tu luyện Pháp Luân Công; Môn tu luyện Pháp Luân Công; Nhạc tu luyện Pháp Luân Công; Phương pháp tu luyện Pháp Luân Công
Chị Tâm bên cạnh cháu gái xinh xắn (ảnh nhân vật cung cấp)

Các con thấy chị khỏe mạnh, tâm tính đề cao nên cũng ủng hộ mẹ tu luyện. Đến nay thì mọi bệnh tật của chị đã không cánh mà bay, tất cả là nhờ chị luôn hành xử theo Chân Thiện Nhẫn, biết tìm lỗi nơi mình, và làm gì thì cũng suy nghĩ cho người khác trước.

Chị nghẹn ngào xúc động, chỉ biết cảm tạ Đại Pháp đã ban cho chị cuộc đời thứ hai. Nhờ Đại Pháp mà niềm vui đã trở lại với gia đình chị. Chị cũng mong bạn bè gần xa hữu duyên có thể bước vào tu luyện Pháp Luân Công để cũng đắc được những điều kỳ diệu giống như chị. Bạn đọc muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công có thể vào trang web chính https://vi.falundafa.org/ hay vào link https://hocphapluancong.com/ để được hướng dẫn thêm về pháp môn này.

Xem thêm video: