Học làm người luôn phải học từng ngày trong suốt cuộc đời mình; cuộc đời ngắn ngủi nên sống sao cho thật an yên, hạnh phúc.

Tăng Quốc Phiên là nhà chính trị học, chiến lược gia, văn học nổi tiếng của Trung Hoa thời cận đại. Học vấn và thành tựu của ông trên nhiều phương diện đều được người đời sau ca tụng. Nếu có thể đọc hiểu “lục giới” trong đời người của ông, sẽ học được đạo làm người và đối nhân xử thế.

Mỗi chúng ta đều chỉ sống có một lần và sống ra sao trong cuộc đời ấy để nó thực sự ý nghĩa. Học tập “lục giới” dưới đây sẽ giúp bạn có một cuộc đời đáng sống…

Giới thứ 1: Học làm người không tham lam, đòi hỏi quá nhiều 

Có câu rằng: “Nhật trung tắc di, nguyệt mãn tắc khuy, vật thịnh tắc suy”. Nghĩa là, mặt trời đến giữa trưa thì sẽ ngả về Tây; trăng tròn rồi thì dần chuyển sang khuyết; sự vật hưng thịnh rồi sẽ suy bại. 

Việc mà luôn được lợi thì đừng làm, nơi mà mọi người đều muốn đến thì đừng đến. Nơi mọi người đều khát vọng mong cầu hướng đến, có thể có nguy hại.

học làm người
Học làm người không tham lam là một loại cảnh giới của người trí huệ (ảnh Pinterest).

Luận ngữ có câu: “Nước nguy không vào, nước loạn không ở”, nguyên gốc: “Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư” chính là ý này. Đương nhiên chữ “tranh” trong câu nói này, cũng có thể lý giải là tranh giành lợi ích. Nghĩa là cái lợi ích mà mọi người đều đi tranh giành thì bạn đừng đi tranh; bởi vì khẳng định đó là cái lợi mỏng.

Giới thứ 2: Nhìn vào ưu điểm nhỏ, quên đi chút oán nhỏ

Đừng vì khuyết điểm nhỏ của người khác mà không thấy được ưu điểm của họ; đừng vì chút oán nhỏ mà quên đi đại ân của người khác.

Trong cuộc sống thường ngày, người ta khi hành động không tránh khỏi có lúc phạm sai lầm. Đừng vì một chút lỗi lầm nhỏ, một chút tì vết nhỏ về mặt đạo đức của người khác. Cũng không vì một chút oán hờn nhỏ với người khác mà lại phủ nhận điều tốt của họ; từ đó quên đi ân tình của họ.

Sách Lễ Ký có câu: “Háo nhi tri kỳ ố, ố nhi tri kỳ mỹ giả, thiên hạ tiển hĩ”. Nghĩa là, yêu thích một người mà biết khuyết điểm của họ, chán ghét mà biết ưu điểm của họ; như vậy thiên hạ ít có. Học làm người tốt thì nên biết ai cũng có lúc mắc lỗi nên đừng vì chút sai sót, ân oán nhỏ mà phủ định lòng tốt của người khác.

Giới thứ 3: Không tự khoe mình, không bàn luận khuyết điểm của người khác

Nói cái dở của người khác là bảo vệ cái dở của mình; khoe cái hay của mình là đố kỵ cái hay của người. Tuy nhiên, rất ít người biết điều này nên chúng ta thường hay tự đề cao bản thân mình mà hạ thấp người khác.

Thậm chí, chúng ta thường hay đàm luận khuyết điểm của người khác, khoe khoang cái hay của mình. Điều này không chỉ là biểu hiện trí tuệ thấp, mà còn là tự gây thù chuốc oán; ngầm chôn xuống đất hạt giống họa loạn về sau này. Vì vậy, khiêm tốn không khoe khoang bản thân, biết nhìn vào ưu điểm của người khác cũng là biểu hiện của bậc đại trí.

Giới thứ 4: Học làm người thấy lợi ích nên buông bỏ

Đối diện với lợi ích, nhất định cần học cách cân nhắc chọn lựa nên buông bỏ hay nên giữ. Hãy để mọi việc tùy kỳ tự nhiên. Nếu ai độc chiếm lợi ích riêng mà không chia sẻ với mọi người, người đó sẽ chiêu mời oán hận. Thậm chí trở thành đối tượng bị đả kích; khi tính toán việc lớn nên bàn với những người có chủ kiến; đừng nên tùy tiện chia sẻ với tất cả mọi người.

Học làm người
Hãy buông bỏ oán hận, học cách tiếp nhận thất bại với trái tim bình thản nhất.(ảnh: blogradio)

Nói một cách đơn giản, làm những việc trọng đại to lớn thì không cần thương lượng chia sẻ với tất cả mọi người. Những người mưu cầu đại sự, thường có cách nhìn nhận không giống với mọi người bình thường.

Vì vậy, tự mình cảm thấy đúng đắn là đủ. Nếu thương lượng bàn bạc với nhiều người khác, ngược lại chỉ mang lại phiền toái. Nguyên nhân vì người khác không nhất định có thể hiểu được suy nghĩ của bạn. Khi mỗi người mỗi ý chỉ làm giao động ý chí; phá hủy lòng tin và nhiệt huyết với sự việc bạn đang muốn làm.

Giới thứ 5: Làm người lười và kiêu ngạo là nguồn gốc của thất bại

Đối với một người bình thường, không có tài khí gì thì chỉ có cần cù phấn đấu trong công việc là có thể đạt được sự thành công. Vì vậy, điều kiêng kị nhất chính là một chữ “lười”. Người tài ba xưa nay trong thiên hạ đều vì một chữ “ngạo” mà thất bại.

Tăng Quốc Phiên là một tấm gương điển hình về sự chuyên cần. Ông vốn là một thư sinh ở thôn làng dưới chân núi. Ông chỉ dựa vào sự kiên nhẫn và chịu khó, tu thân tề gia, cuối cùng trở thành danh thần nổi tiếng của thời đại. Ông từng cố gắng xoay chuyển tình thế khiến cục diện Đại Thanh đang trong cơn sa sút xuất hiện “Đồng trị phục hưng”.

Người tài hoa mặc dù có thể dựa vào tài khí để đi đường tắt mà càng có thể dễ dàng thành công. Tuy nhiên cũng dễ vì tự cao tự đại, bảo thủ, không muốn học hỏi người khác mà dễ bị thất bại. 

Giới thứ 6: Làm hết sức mình, nghe theo mệnh trời

Làm bất cứ việc đại sự to lớn nào, đầu tiên cần có sự từng trải và kiến thức cần thiết, tài năng khi đó cũng chỉ có thể là phụ trợ. Trong lịch sử, những người làm nên việc lớn, một nửa do kế hoạch của con người, một nửa cần xem ý trời. Có câu rằng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, ý là làm hết sức mình và nghe theo thiên mệnh.

Trong hồi 103 của Tam Quốc Diễn Nghĩa, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tính toán tỉ mỉ để dẫn dụ cha con Tư Mã Ý vào Thượng Phương cốc bằng cách cho người nói với Tư Mã Ý rằng toàn bộ lương thực của quân Thục đều ở trong ấy. Hơn nữa, khi cha con Tư Mã Ý vừa vào hang thì quân Thục ném rơm rạ, củi lửa chặn bít hai đầu. Gia Cát Lượng cho quân phóng hỏa thiêu cháy cha con Tư Mã Ý.

Học làm người sống thuận theo tự nhiên

Mưu sự tại nhân, thành sựu tại thiên
Phàm là việc gì cũng không nên cố ý cưỡng cầu, thuận theo tự nhiên, vận khí tốt và hạnh phúc sẽ thuận theo đó mà đến.(ảnh:damkhoinghiep.com)

Cha con Tư Mã Ý cùng Ngụy binh không có đường tiến thoái lại gặp phải cảnh bị lửa đốt tai ương ngập đầu. Nhưng đúng lúc ấy, cuồng phong gào thét, mưa rào ập đến tầm tã. Toàn bộ lửa đều bị mưa lớn dập tắt. Nhờ đó, cha con Tư Mã Ý chạy thoát khỏi Thượng Phương cốc. Gia Cát Vũ Hầu chỉ có thể ngửa mặt lên trời than rằng: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. Không thể cưỡng lại được!”.

Tăng Quốc Phiên minh xác nói với chúng ta, làm việc lớn phải lấy “thức” làm chủ; tài năng và tài hoa bất quá là phụ trợ. Cho nên người luôn ỷ mình có tài năng mà kiêu ngạo thường khó thành tựu đại sự. Đương nhiên, chữ “thức” ở đây không đơn chỉ tri thức mà nhấn mạnh là kinh nghiệm và sự hiểu biết.

“Nhân mưu cư bán, thiên ý cư bán” tức nói rằng: chúng ta bất luận làm việc gì, đều cần mang thái độ cố gắng làm hết sức và lắng nghe ý trời.

Học làm người để có một trái tim thiện lương, một tâm hồn an yên; thản nhiên chấp nhận an bài của cuộc sống là biểu hiện của một người có trí huệ.

Theo Visiontimes

Có thể bạn quan tâm: