Ngồi thiền với hai bàn chân vắt lên đùi là yêu cầu cần đạt được. Để hai chân vắt được lên đùi là rất khó khăn, đau đớn, đòi hỏi một quá trình khổ luyện.

Cách ngồi thiền hiểu thế nào mới đúng?

Trong các hình tượng Phật hoặc tượng Phật chúng ta đều thấy Phật ngồi trong tư thế song bàn. Tức là hai chân vắt lên đùi, tay đặt kết ấn hoặc tư thế thủ ấn, lưng thẳng, mắt nhắm tĩnh tại, từ bi. Người thường hễ nói đến ngồi thiền là hiểu rằng đó là tư thế các vị Phật thường ngồi.

Cách ngồi thiền được hiểu thế nào mới đúng? Mấy chục năm trở lại đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam xuất hiện nhiều người thực hành bài tập ngồi thiền định. Đây là một bài trong số 5 bài tập của Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công có quy định rõ về tư thế ngồi thiền, hay còn gọi là thế song bàn. Cụ thể: đối với nam thì chân trái vắt lên đùi chân phải, sau đó kéo chân phải lên vắt qua chân trái. Còn với nữ thì ngược lại, chân phải vắt lên trước, rồi mới đến chân trái. Tại sao? Bởi vì theo quan niệm Đạo gia “nam tả nữ hữu”. Nếu trong tư thế chỉ có một chân vắt được lên đùi thì gọi là thế đơn bàn.

Cách ngồi thiền hiểu thế nào mới đúng?
Tư thế song bàn của Pháp Luân Công (ảnh: hocphapluancong.com)

Ngồi thiền cần phải vắt hai chân lên. Bởi vì, hai lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền, hai lòng bàn tay có huyệt lao cung, đỉnh đầu là huyệt bách hội. Khi người luyện công ngồi trong tư thế hai chân song bàn, hai tay đặt lên nhau, thì 5 huyệt này cùng hướng lên trên gọi là “ngũ tâm triều thiên”. Bài tập này yêu cầu thực hiện như vậy, công pháp Phật gia thông thường là yêu cầu như vậy.

4 tháng mới ngồi được tư thế song bàn

Tôi là Nguyễn Tuyết, 43 tuổi, làm nghề giáo viên, tại Hải Dương. Tôi biết đến Pháp Luân Công nhờ cô đồng nghiệp giới thiệu vào năm 2018. Nhờ đọc Pháp chăm chỉ tôi minh bạch rằng tu luyện chân chính là như thế nào, nghiêm túc ra sao. Tôi hàng ngày luyện tập 5 bài công pháp và đã thu được nhiều lợi ích sức khỏe. Động tác trong 5 bài công pháp rất nhẹ nhàng, dễ tập, yêu cầu độ chính xác khá cao. Nhưng với tôi bài ngồi thiền số 5 là vô cùng khó khăn.

Vốn nhiều năm tôi tập luyện môn thể thao đối kháng – cầu lông nên cơ chân khá rắn và cứng. Bài công pháp số 5 ngồi đả tọa thế song bàn đúng là cực hình với tôi. Ban đầu, tôi chỉ đưa được một chân lên đùi, nhưng độ vênh chân so mặt đất từ 450 – 500. Ngồi vừa mỏi lưng, các khớp chân, đùi, cổ chân đau buốt đến loạn đầu óc. Cố lắm tôi mới ngồi được 15 – 20 phút.

Dần dần độ vênh chân hạ xuống, tôi ngồi được 30 phút. Mỗi ngày dù đau tôi đều luyện ép chân. Hai cái chân cứng ngắc, vắt được lên nhau không khác gì bẻ chân. Cái đau cùng cực, muốn tháo chân ra ngay lập tức. Bền bỉ, kiên trì suốt 4 tháng tôi mới ngồi được song bàn nhưng cơn đau thì không thể diễn tả nổi… Việc vắt chân lên không khó nhưng duy trì ngồi đả tọa trong thời gian lâu mới là điều đáng nói.

3 năm khổ luyện trong đau đớn

3 năm khổ luyện trong đau đớn
Khi vắt được hai chân lên, cảm giác đau như bị bẻ (ảnh nhân vật)

Mỗi học viên ngồi thiền đều trải qua các trạng thái khác nhau, không ai giống ai. Có người vắt chân quá dễ dàng, không đau nhiều; có người đã trải qua luyện môn thể thao khác, hay những người trung tuổi, cao tuổi chân tay họ vốn mềm nên việc ngồi trong tư thế song bàn không gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi bước vào tu luyện chân chính thì ai cũng trải qua những cơn đau nhất định.

Thông thường ngồi đả tọa, cơn đau kéo đến theo từng chập. Từng chập đau rồi lại hết, sau một lúc lại cơn đau khác ập đến, càng về cuối bài, thời gian kéo dài thì cơn đau đến nhiều hơn. Nhiều người kiên trì vượt qua thì họ sang một trạng thái khác, có thể không còn đau nữa. Nhiều người không chịu được liền tháo chân ra.

Đối với riêng tôi, chắc nghiệp lực nhiều nên cơn đau đến thật dữ dội. Cơn đau của tôi khá đặc biệt. Khi vắt được hai chân lên, người căng lên, nín thở, hai chân như bị bẻ. Chịu được 2 phút liền tháo ngay, đợi chân mềm hơn mới vắt tiếp. Lần nào cũng phải vắt lần hai mới có thể ngồi yên được. Ngay từ lúc ngồi là đau, hai cổ chân, đầu gối, hông,… chỗ nào cũng đau. Cơn đau không theo cơn mà đau liên tục, càng về cuối bài càng đau. Ngồi 30 phút hay 60 phút thì đau đủ 30, 60 phút. Luyện một ngày, một tháng hay một năm, đến ba năm thì đau đủ ba năm. Nếu không nhờ kiên định thì tôi rất dễ bỏ cuộc.

Luyện được tâm bất động, trải nghiệm những điều kỳ diệu trong ngồi thiền

Luyện được tâm bất động, trải nghiệm những điều kỳ diệu trong ngồi thiền
Thuận theo việc buông bỏ chấp trước, định lực càng tăng, cơn đau đã giảm (ảnh nhân vật)

Điều khó nhất đối với người luyện công là khả năng nhập tĩnh. Ngay mới bắt đầu mà đạt được tĩnh thì rất khó làm được. Bởi định lực liên quan chặt chẽ đến tâm tính. Tâm chấp trước chưa buông bỏ, thêm những cơn đau tiêu nghiệp khiến họ thường bấn loạn tâm can. Giai đoạn đầu khi đả tọa tâm luôn náo loạn, đủ thứ tạp niệm ào ào kéo đến. Thuận theo thời gian, nhiều tâm đã tu bỏ, định lực sẽ càng tốt hơn.

Ban đầu, tâm tôi cũng loạn ghê lắm, lúc thì đếm nhạc, tính từng phút, hết bài thì thở phào, như trút được gánh nặng… Nhưng dù đau thế nào tôi đều ngồi bất động, không ngó ngoáy, tĩnh tĩnh chịu đựng. Tôi đều ngồi đủ 60 phút, ngày này qua tháng khác, suốt 3 năm ròng chịu đau không ngừng nghỉ. Thuận theo việc buông bỏ chấp trước, định lực của tôi ngày càng tốt. Tôi ngồi đó đả tọa, tâm nhìn cơn đau mà không động niệm. Cơn đau không còn liên quan đến tôi. Tôi đã đạt đến trạng thái ngồi 60 phút như vừa trải qua 1 giây. Vô cùng tĩnh tại, huyền diệu, trong tâm không có tạp niệm, thời gian như định trụ lại…

Tất nhiên, trạng thái này không phải lúc nào cũng có được. Với tôi, sau 3 năm khổ luyện, ngồi đả tọa mới có được những giây phút giây ngồi êm, cơn đau đã không còn như trước nữa.

Những lợi ích tuyệt vời khi thực hiện hàng ngày 5 bài công pháp của Pháp Luân công

Sức khỏe tốt là điều ai ai cũng khao khát và làm mọi cách có được. Nhưng khi bảo rằng muốn khỏi bệnh hãy buông bớt nhân tâm, nuôi dưỡng tâm hồn mình thuần thiện, ngay chính thì lại lại than phiền là khó. Muốn khỏi tận gốc bệnh phải chữa tâm bệnh, muốn chữa tâm bệnh chỉ có tu luyện chân chính.

Dẫu tu luyện là gian khổ, buông bỏ nhân tâm càng khó khăn hơn. Nhưng khi nghiêm túc hướng vào nội tâm, thay đổi chính mình, kết hợp tập luyện thì mọi thứ sẽ thay đổi. Tâm tính thăng hoa, bệnh tật tiêu tan, cuộc sống vì thế ngày càng tốt đẹp hơn. Muốn có được điều kỳ diệu ấy chỉ có tu luyện chân chính. Pháp Luân Công là Chính Pháp có thể giúp bạn điều ấy.

Tôi cũng chỉ là một người nhỏ bé trong số hàng trăm triệu học viên Pháp Luân Công thu được lợi ích. Tuy rằng đã chịu khổ không ít gần 4 năm tu luyện nhưng những thứ tôi có được không dễ người khác có. Từ cận loạn suốt 20 năm đã bỏ kính sau 2 tháng tập; các bệnh khớp, thận, tiền kinh… đều khỏi; da dẻ ngày càng hồng hào, các vết nám bay hết, người trẻ hóa lại rất nhiều so với tuổi thật; mỗi ngày sau luyện tập người tràn đầy năng lượng, làm việc không biết mệt mỏi; trí huệ ngày càng khai mở, lúc nào tâm hồn cũng vui phơi phới, luôn ăn ngon, ngủ ngon…

Ngồi thiền đem lại nguồn năng lượng rất lớn cho người tập. Bạn hãy trải nghiệm, sẽ thấy được hiệu quả to lớn và kỳ diệu.