Vào thời Nam Bắc triều, có một nhà sư tên là Diêm Tông đã lợi dụng tượng Phật để kiếm tiền. Sau đó, một vị Thần triển hiện cho mọi người thấy rõ báo ứng.

Ngay cả nhà sư cũng có thể bị quả báo nếu có hành vi sai trái. Tuy là người tu hành, nhưng lại không thể đạt được Tứ Đại Giai Không; cuối cùng cũng không thực tâm muốn tu hành. 

Thực tế, Diêm Tông mê tiền và tìm mọi cách tích lũy tiền. Ông ta đã lợi dụng lòng tin của mọi người vào nghi lễ Phật giáo để kiếm tiền bất chính.

Lợi dụng tượng Phật để kiếm tiền

Đầu tiên, Diêm Tông thuyết phục mọi người quyên góp tiền để đúc tượng Phật, nói với họ rằng càng cúng dường nhiều tiền, tích lũy công đức càng lớn. Mọi người tin vào Thần Phật, nên đã quyên góp tiền đều đặn. Sau đó, khi số tiền tích cóp đủ lớn, Diêm Tông lấy một ít và dùng nó để đúc một bức tượng Phật lớn bằng đồng.

Khi người dân thấy tượng Phật, họ lại càng bị lời của Diêm Tông thuyết phục. Diêm Tông tiếp tục gọi mọi người đến chiêm bái tượng Phật, quyên góp tiền bạc; và hồ hởi nói rằng đây là một sự tích đức còn lớn hơn nữa. 

Lợi dụng tượng Phật để kiếm tiền
Nhà sư lợi dụng lòng thành kính đối với Phật của mọi người để kiếm tiền (ảnh chụp màn hình Adobe Stock).

Sau đó, nhiều người đã mang tiền tiết kiệm đến cúng Phật và cầu xin. Một số người xin con trai, một số người xin phước để làm giàu, một số lại xin chữa bệnh. 

Bất cứ khi nào thấy người dân cúng nhiều tiền hơn, nhà sư Diêm Tông luôn dành thời gian để khen ngợi tấm lòng thành của họ và cầu chúc cho người đó được Đức Phật phù hộ. 

Tuy nhiên, trong thâm tâm, Diêm Tông rất vui vì ước mơ làm giàu của mình sắp trở thành hiện thực. Diêm Tông đã bí mật lấy tất cả số tiền. Sau khi tiêu xài hoang phí cho bản thân, ông ta mang số tiền còn lại về nhà. 

Nhà sư lợi dụng cửa Phật để kiếm tiền
Diêm Tông rất vui vì ước mơ làm giàu của mình sắp trở thành hiện thực (ảnh minh họa: Flicker).

Tâm địa “lợi dụng tượng Phật” đã bị lộ

Những việc làm xấu xa của ông ta cuối cùng cũng bị phát hiện. Dần dần mọi người nhận ra bản chất thực sự của Diêm Tông. Ngày càng ít người đến quyên góp tiền. Về sau, mọi người truyền tai nhau, không còn ai tới nữa, khiến Diêm Tông không thể kiếm thêm được tiền. Điều này khiến hắn tức giận vô cùng. 

Diêm Tông hai mắt bừng bừng lửa giận, trong cơn thịnh nộ đã tìm một cây gậy to và giơ nó ra đánh vào tượng Phật một cách hung ác. Trước khi cây gậy rơi xuống, miệng của Diêm Tông đầy phẫn uất và những lời nguyền rủa hằn học; oán trách bức tượng không mang lại tiền cho ông ta như những gì đã làm trước đây.

Thần giáp vàng triển hiện quả báo

Đúng lúc nhà sư sắp đánh rơi cây gậy, một vị Thần mặc áo giáp vàng đột nhiên xuất hiện và đứng trước mặt Diêm Tông. 

Vị Thần mặc áo giáp vàng này cao hai mét. Chiếc mũ sắt và bộ giáp quý giá bằng vàng của ông tỏa sáng đến nỗi người ta không dám nhìn thẳng vào ông, và ông cầm một cây trượng dài. 

Vị Thần lớn tiếng nói: “Đồ vô lại và cặn bã, sao có thể khinh thường tượng Phật như vậy? Ngươi thật đáng chết!”. Lời vừa nói ra, vị Thần đã nhấc cổ Diêm Tông lên, rồi dùng cây trượng sắt đánh hắn một cách thô bạo, khiến Diêm Tông chảy máu và bầm tím.

Diêm Tông lớn tiếng cầu xin tha thứ, nói to đến mức người dân ở trong nhà cũng nghe thấy. Cả nhà sư và cư sĩ, những người dân đến xem cảnh này đều ngạc nhiên trước sự công bằng và nghiêm minh của các vị Thần. 

Khi Diêm Tông bị đánh bầm dập, vị Thần đã ném ông ta xuống đất rồi biến mất giữa thinh không. Đó thực sự là một khoảnh khắc thiêng liêng!

Những người đứng xem đều kinh ngạc trước sự công bằng, nghiêm minh của các vị Thần (ảnh: Pixabay).

Hơn trăm ngày đau khổ mới từ từ chết đi

Sau khi thần giáp vàng đánh Diêm Tông, vết loét của hắn không những không lành mà còn mưng mủ. Cuối cùng là những vết loét to bằng quả táo, chảy mủ và sưng đỏ như bị lửa đốt. Diêm Tông than khóc ngày đêm, máu mủ tràn ra khắp nơi. Hắn phải mất hơn trăm ngày đau khổ mới từ từ chết đi.

Đáng kinh ngạc hơn, khi Diêm Tông hấp hối, thì ngôi nhà của ông ta cũng chìm sâu xuống đất. Mọi người bàn tán rằng đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy kẻ cặn bã này phải xuống địa ngục để tiếp tục chịu đựng. Ông ta đã nhận quả báo tương xứng với những việc làm của mình.

Từ bi và quả báo của Phật song hành

Lòng từ bi của Đức Phật đi cùng với sự uy nghiêm. Tùy theo mức độ phạm thượng Thần Phật khác nhau dẫn đến những quả báo cũng khác nhau, để giúp con người phân biệt rõ tốt xấu. 

Khi con người làm việc thiện, các vị Thần Phật sẽ ban phước lành, khuyến khích họ làm nhiều điều tốt hơn nữa. Ngược lại, khi con người làm việc ác, họ sẽ bị trừng phạt; đó cũng là lời cảnh báo cho thế hệ mai sau tránh xa điều ác.

Đặc biệt, là một người tu hành, còn lợi dụng tượng Phật để kiếm tiền, thì quả báo thật thống khổ.

Theo Nspirement

Xem thêm: