Luân hồi theo Phật gia là gì? Đó là những lần đầu thai tiếp nối nhau của sinh mệnh (người, động vật,…) khi chưa được giải thoát. Vòng tròn đó cứ quay mãi trong kiếp nhân sinh đầy rẫy muộn phiền. Chỉ khi sinh mệnh được thân người bước vào tu luyện, tiêu trừ tội nghiệp, đạt đến giác ngộ thì mới thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đó.

Luân hồi theo Phật Gia giảng

Tất cả sinh mệnh chưa đạt giác ngộ đều nằm trong vòng quay luân hồi tiếp nối nhau. Khi sinh mệnh chết, kết thúc một kiếp sống; phần hồn của họ rời nhục thân đi tới không gian khác đợi đầu thai sang một kiếp mới.

Vào lúc linh hồn rời khỏi thân xác, họ có thể nhìn thấy lại mọi việc trong đời mình. Những ân oán, nhân duyên đã trải qua. Trên thế giới có rất nhiều câu chuyện về trải nghiệm cận tử. Có người kể về quá trình phần hồn đi xuống âm gian; nhìn thấy những chuyện ở nơi địa ngục.

Phật Gia quan niệm nhân gian là “cõi tạm”. Con người sinh ra với “hai bàn tay trắng”, khi chết đi cũng “trắng hai tay”. Những gì là: tài sản vật chất, tình cảm với người này hay người kia, danh phận với đời…khi ra đi đều không mang theo được. Những gì mang được chỉ là “đức và nghiệp”. Vậy nên hãy sáng suốt để không phải day dứt khi đến ngày duyên tại thế gian này sẽ hết.

Cái chết không phải là sự kết thúc của một sinh mệnh (Ảnh: Phatgiao.org)

Luân hồi theo Phật gia chính là dựa vào quy luật nhân quả

Nhà Phật nhìn nhận rằng: “Đời này khổ một chút cũng đừng lo, hãy làm nhiều việc tốt; đời sau hưởng phúc”. Đây chính là quy luật nhân quả, có mất thì có được. Phật Gia chỉ ra rằng, tất cả những việc bạn làm, ngay cả với suy nghĩ thôi, chưa cần thực hiện, bạn cũng phải chịu trách nhiệm về nó.

Tùy vào kết quả làm việc tốt và việc xấu trong các kiếp trước; mà đời này được đầu thai thành sinh mệnh là con người tại nhân gian, hay là động thực vật, hay là quỷ đói nơi địa ngục. Chuyển sinh làm người được coi là một cơ hội hiếm có để hướng tới việc tu luyện và giải thoát khỏi vòng luân hồi.

Vậy nên Phật Gia luôn khuyên bảo con người sống thiện lương, chân thành, nhẫn nại. Việc này cũng giống như ươm mầm những hạt giống tốt; tương lai sinh mệnh sẽ đến nơi tốt đẹp tùy theo cảnh giới họ đạt được.

Đức Phật giảng con người được luân hồi đầu thai vào cõi nào là tuỳ thuộc vào đức và nghiệp họ có (Ảnh: Phatgiao.org)

6 cõi luân hồi theo Phật giáo

Theo quan điểm của Phật giáo, một sinh mệnh sau khi không còn nhục thân nữa sẽ được chuyển sinh vào một trong 6 cõi luân hồi. Được chuyển sinh vào cõi nào là tuỳ theo việc thiện và ác mà sinh mệnh đó đã làm trước đây.

Cõi Trời

Cõi trời có thể coi là cõi hạnh phúc nhất trong 6 cõi. Nhưng người ở đây không bất tử, hiểu biết nhiều nhưng không biết hết mọi thứ, có năng lực mạnh mẽ nhưng có giới hạn.
Cõi trời tuy không phải khổ đau vì sinh lão bệnh tử nhưng chúng sinh trước khi chết lại vô cùng đau khổ và sợ hãi. Khi hấp hối, người thân từ bỏ họ; họ hoàn toàn cô độc, chìm đắm trong nỗi buồn sầu.

Cõi A tu la

Các chúng sinh ở cõi A tu la sống hạnh phúc hơn cõi người và kém hơn cõi trời. Họ có thể đã từng là người tốt nhưng nóng tính, bướng bỉnh.
Người ở đây hiếu chiến và đố kỵ nên hay giao chiến. Kết quả thường thua, khắp người đầy thương tích.

Khi con người ở trong trạng thái tĩnh tại, họ có thể nhìn thấy tiền kiếp (Ảnh: Phatgiao.org)

Cõi người

Ai sống ở cõi này đều phải đối diện với vòng tuần hoàn: sinh, lão, bệnh, tử. Ngoài ra nếu không có sự thống khổ về mặt thân thể như nghèo đói, bệnh tật, thì sẽ là sự đau khổ về mặt tinh thần, cuộc sống không hạnh phúc.Sự tái sinh vào cõi này, được cho là có lợi nhất trong tất cả các cõi luân hồi về mặt tu hành giải thoát. Điều này là do một số đặc tính độc đáo, duy nhất chỉ có ở cõi người. Do vậy, trong Phật giáo có giảng:” Nhân thân nan đắc” tức là đắc được thân người không hề dễ dàng. Vì vậy cần phải biết trân quý, được thân người là cơ hội tốt để tu luyện thoát khỏi luân hồi, cần tranh thủ tu luyện trong kiếp người để có thể giải thoát được khổ đau.

Cõi súc sinh

Cõi súc sinh bao gồm các động vật. Phật giáo giảng rằng không nên sát sinh. Cõi này dành cho những người có nhiều nghiệp ác, chủ yếu là không biết phân biệt giữa việc làm đúng và việc làm sai hoặc biết là việc làm sai nhưng vẫn cố làm, ví dụ như buôn bán lậu, lừa đảo…

Cõi quỷ đói (ngạ quỷ)

Những chúng sinh ở trong cõi ngạ quỷ là những con ma đói. Họ cực kỳ đói và khát, nhưng họ hầu như không thể ăn hay uống.
Chúng sinh ở cõi ngạ quỷ có hình dáng giống con người, nhưng với da thối rữa, chân tay nhỏ, bụng rất to và dài, cổ hẹp.
Cõi này dành cho những chúng sinh có rất nhiều nghiệp.

Cõi địa ngục

Địa ngục là cõi của đau khổ nhất trong 6 cõi. Nơi đây, chúng sinh bị đày đọa do tạo các nghiệp rất xấu trong quá khứ. Khi bị đày đọa đến mức độ cảm giác như đã chết, nhưng sau đó hồi phục lại sức khỏe (hoặc tái sinh lại) và bị đày đọa tiếp; liên tiếp chịu thống khổ. Thời gian ở trong địa ngục không kéo dài vô tận, mặc dù vậy, thời gian đó thường là rất lâu.
Cõi này dành cho những chúng sinh có rất rất nhiều nghiệp ác như giết người, hiếp dâm, hành hạ đánh đập người khác vô cớ…

Cảnh tra tấn ở địa ngục với người hành ác tại nhân gian (Ảnh: Phatgiao.org)

Làm thế nào thoát khỏi vòng xoáy luân hồi?

Theo Phật gia, để giải thoát luân hồi thì chỉ có con đường tu luyện trở thành Giác giả. Bậc Giác giả là người đã giác ngộ, đã nhảy thoát khỏi vòng xoay luân hồi. Khi đó họ có thể nhìn được chân tướng của sự vật; không bị giả tướng làm mê mờ, tiêu diêu tự tại ở cảnh giới cao hơn.

Sau khi thành đạo, Đức Phật đã nhìn được những kiếp trước của mình. Một số kiếp trước này được ghi lại trong kinh điển Phật giáo.

Nói đến Phật gia nhiều người thường nghĩ đến Phật giáo. Thực chất Phật giáo chỉ là một bộ phận nhỏ trong Phật gia. Thích Ca Mâu Ni đã giảng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn.

Vì vậy, khi nói đến tu luyện người ta thường nghĩ đến hình ảnh những ni cô hay đạo sỹ… Thực ra không hẳn như vậy. Bởi vì có nhiều pháp môn nên cũng có rất nhiều phương pháp tu luyện.Tu luyện không nhất thiết là đi vào núi sâu, rừng già, hay vào chùa. Có những môn của Phật gia có thể tu luyện ngay chính nơi người thường. Bởi bản chất tu luyện chính là không ngừng tu tâm tính; hành thiện và tu bỏ những tính xấu. Hành Thiện được thể hiện từ: tâm nghĩ Thiện, làm việc Thiện, nói lời Thiện.

tu luyện
Môn tu luyện giữa đời thường của Phật gia

Nhiều người cho rằng tu luyện thành bậc Giác giả chỉ để đạt giải thoát tự thân. Nhưng hiện nay rất nhiều đệ tử Phật Gia tin rằng bậc Giác giả có thể chuyển sinh xuống thế gian để thức tỉnh những người đang mê mờ nơi cõi hồng trần, cứu độ chúng sinh.