Ông Thomas, giáo sư khoa học chính trị cho biết, toàn bộ hệ thống tư tưởng mà Thầy Lý nói về sự thống khổ của con người trên trái đất và ý nghĩa thực sự của việc làm người là vô cùng quan trọng.

Vào ngày 15 tháng 3 năm 2023, sau khi đọc bài viết “Vì sao có nhân loại” của Thầy Lý Hồng Chí; ông Mark Thomas, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học La Salle, nói rằng bài viết của Thầy Lý khuyến khích mọi người làm việc thiện. Điều này có thể mang lại lợi ích to lớn cho xã hội; nên ông dự định sẽ đưa bài viết của thầy Lý vào giảng dạy trong học kỳ tới hoặc năm sau.

Dạy người hướng thiện, bài viết của Thầy Lý tạo hy vọng và phương hướng cho tương lai

Sau khi đọc bài viết của Thầy Lý bốn hoặc năm lần; ông Thomas nói với The Epoch Times: “Tôi thấy rằng công chúng đọc bài viết này của Thầy Lý sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Thực tế, tư tưởng triết học đằng sau Pháp Luân Đại Pháp vô cùng hữu ích. Nó có thể mang lại giá trị to lớn cho xã hội.”

Ông Thomas cho rằng bài viết này liên quan nhiều đến giáo lý tôn giáo của Cơ Đốc giáo; cũng như những tư tưởng triết học cổ xưa từ mấy nghìn năm trước. Ông nói rằng bài viết của Thầy Lý có thể “khuyến khích mọi người hướng thiện”; và giúp mọi người “tạo dựng hy vọng và định hướng cho tương lai”.

Ông Thomas nói rằng điều quan trọng nhất mà ông học được từ bài viết của Thầy Lý là “đối với cuộc sống, ý nghĩa thực sự là làm một người tốt và luôn là một người tốt. Bằng cách luôn là một người tốt, chúng ta giúp chính mình, giúp ích cho gia đình và xã hội của chúng ta.”

Ông Thomas cho rằng việc Thầy Lý đăng bài viết này vào ngày 20 tháng Giêng năm nay; khi Tết Nguyên Đán đang cận kề, là “rất đúng lúc”. Ông nói rằng con người ngày nay đầy lo sợ về những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Dạy người hướng thiện, bài viết của Thầy Lý tạo hy vọng và phương hướng cho tương lai
Làm người tốt, hướng thiện con người sẽ thoát khỏi nỗi lo ngày tận thế.

“Ngay cả Cơ đốc giáo cũng có những mối lo ngại về ngày tận thế, về biến đổi khí hậu, chiến tranh tiềm tàng giữa các quốc gia; chúng ta đang chứng kiến ​​chiến tranh nổ ra giữa Nga và Ukraine”, ông nói. “Không ai muốn tin rằng thế giới sẽ kết thúc và bị hủy diệt. Mọi người ai cũng muốn nghĩ rằng, ít nhất là đối với thế hệ con cháu của họ; thế giới này sẽ tồn tại mãi mãi. Tôi nhớ khi còn nhỏ tôi đã được nói rằng khi tôi lớn lên, thế giới sẽ đi đến hồi kết.”

Nhưng sau khi đọc bài viết của Thầy Lý, ông Thomas đã thấy hy vọng và tin rằng người tốt sẽ có tương lai tốt đẹp; con người có thể tìm thấy sự bình yên và thanh thản trong nội tâm. “Ngay cả khi họ không có được tương lai tốt đẹp trên thế giới này; nhưng nếu họ cố gắng làm tốt hơn thì họ sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn cho sau này”, ông nói.

Nếu không có thống khổ thì con người sẽ không có thu hoạch

Ông Thomas nói rằng toàn bộ hệ thống tư tưởng mà Thầy Lý nói về sự đau khổ của con người trên trái đất; và ý nghĩa thực sự của việc làm người là vô cùng quan trọng.

Ông Thomas cho biết, những gì ông học được trong Cơ đốc giáo là con người sống trên Trái đất đều có tội; điều này bắt nguồn từ “sự buông thả tự do và nguyên tội”. Ông nói: “Thống khổ là một phần tất yếu của sự tồn tại trên Trái đất. Đau khổ trên Trái đất là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta biết tại sao lại như vậy, bởi vì nhân loại đã trở nên xấu xa; và thế giới đã không còn hoàn hảo nữa. Nhưng khi đối mặt với khổ nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào; chúng ta có thể sử dụng nó để hoàn thiện bản thân. Nó giống như việc rèn luyện thể chất vậy. Cổ nhân có câu rằng: “Không có thống khổ thì không có thu hoạch”.

Dạy người hướng thiện, bài viết của Thầy Lý tạo hy vọng và phương hướng cho tương lai
Không có thống khổ thì con người sẽ không có thu hoạch.

Ông Thomas hiểu rằng, trong Cơ đốc giáo, hay trong bài viết của Thầy Lý; thống khổ không phải là điều xấu; thống khổ có thể tiêu trừ tội lỗi và thanh lọc bản thân. Ông nói: “Nghe thì có vẻ nghịch lý, nhưng con người chúng ta thực sự có thể tìm thấy niềm vui từ trong đau khổ, trong thống khổ; nếu như chúng ta coi đau khổ trên Trái đất như một phương thức để cải thiện bản thân. Chịu khổ cho phép chúng ta trục xuất những những thứ tạp chất ra khỏi bản thân mình”.

Ông Thomas rất tán đồng với lời dạy của Thầy Lý rằng con người không nên phấn đấu vì vinh hoa phú quý; và mọi người nên coi trọng đạo đức và làm việc thiện. “Ngay cả khi bạn đang sống cuộc đời tốt đẹp, nhưng nếu bạn làm những điều ác, điều xấu; như đồng tính luyến ái, cờ bạc v.v.; thì bạn sẽ mất đi tất cả những của cải của mình trong tương lai.”

Ông Thomas nói: “Nếu bạn tập trung vào việc tịnh hóa tư tưởng của chính mình; làm điều tốt cho người khác, những điều tốt đẹp sẽ đến một cách tự nhiên; bạn sẽ nhận được nhiều của cải hơn và nhiều vinh quang hơn nữa. Bạn chỉ làm điều đó để trở thành một người tốt; chứ không phải làm việc tốt để trở nên giàu có hoặc có danh dự.”

Kế hoạch đưa bài viết của Thầy Lý vào giảng dạy tại trường học

Ông Thomas nói rằng sinh viên của ông vẫn thường hỏi ông rằng tại sao họ phải nghiên cứu các tư tưởng phương Tây? Vì vậy, ông đang lên kế hoạch giới thiệu bài viết của thầy Lý vào học kỳ tới hoặc năm sau.

Ông Thomas nói, việc đưa bài viết “Vì sao có nhân loại” của Thầy Lý vào giảng dạy tại trường học. Điều này có thể khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ hãi. Ông Thomas nói: “Họ (ĐCSTQ) không muốn người Mỹ có thể chia sẻ các giá trị với người Trung Quốc. Vì họ cho rằng như vậy sẽ đe dọa đến chính sự tồn tại của chế độ của họ”. Ông và các sinh viên của mình nhận thức rõ chính quyền ĐCSTQ tà ác như thế nào. “Tôi biết họ đã làm gì với người Duy Ngô Nhĩ; họ đã làm gì với những người tu luyện Pháp Luân Công; và những gì đã xảy ra ở Hồng Kông và cả Đài Loan”.

Nếu không có thống khổ thì con người sẽ không có thu hoạch
Ông Thomas dự định sẽ đưa bài viết của thầy Lý vào giảng dạy trong học kỳ tới hoặc năm sau (ảnh minh họa: Pixabay).

Ông Thomas cho biết ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo Cơ đốc giáo; khi còn trẻ ông đã dự định trở thành mục sư. Nhưng sau đó, ông nhìn thấy sự xung đột giữa những người ở các nhà thờ khác nhau; tương tự như xung đột trong chính trị, điều này cuối cùng khiến ông nản lòng.

“Nếu tôi muốn nghiên cứu chính trị, thì tôi sẽ làm chính trị hoặc làm việc trong lĩnh vực phi tôn giáo; nhưng tôi vẫn luôn giữ vững niềm tin tín ngưỡng của mình”, ông Thomas nói. “Có người nói với tôi rằng, nếu bạn không trở thành mục sư; bạn sẽ phải hối tiếc về sau. Nhưng bây giờ tôi nghĩ, trở thành một nhà giáo dục cũng giống như trở thành một mục sư; là một nhà giáo dục, nó giúp bạn lãnh đạo tốt một nhóm trẻ em và chứng kiến ​​chúng trưởng thành.”

Theo NTDVN.net