Hiện nay không ít người Công giáo đang tu luyện Pháp Luân Công. Bên cạnh đó, cũng đang tồn tại nhiều thắc mắc từ người Công giáo về pháp môn này…

Tôi thường thấy những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp đại khái như: Tôi đã được rửa tội, làm sao an tâm khi làm quen với tín ngưỡng khác? Tập Pháp Luân Công có được đi nhà thờ không? Pháp Luân Công quá tốt, nhưng làm sao để dung hòa giữa đức tin Công giáo và tín ngưỡng Pháp Luân Công? Cùng vô số những vấn đề liên quan khác.

Bài viết không có tham vọng giải đáp hết những thắc mắc. Bởi vì đơn giản rằng, không ai có thể đại diện và đăng đàn giảng thuyết về pháp môn, trừ Đấng sáng lập. Nhưng các học viên được khuyến khích trao đổi những điều đã được học biết, chia sẻ các trải nghiệm để giúp nhau cùng tăng thêm hiểu biết và nâng cao thể ngộ.

Bài chia sẻ gồm 2 phần, xin vui lòng kiên nhẫn theo dõi.

Dưới đây là Phần 1:

Cựu nhà báo Công giáo

Bạn thân mến, hy vọng qua những trải nghiệm của một người gắn bó hơn 10 năm với Pháp Luân Công, bạn sẽ tự rút ra được điều gì đó hữu ích. Đặc biệt, dù ít ỏi, sẽ giúp bạn quen thuộc hơn với cách nói hoặc thuật ngữ thường được sử dụng, nhưng chỉ các học viên mới hiểu. Song cuối cùng và cũng là trên hết, vẫn mong bạn hãy quay về “Lấy Pháp làm thầy” trong tinh thần “Dĩ Pháp vi sư” để tự đối chiếu và tự thân trải nghiệm.

Năm nay 79 tuổi, tôi đã được rửa tội và nhận lãnh các Phép Bí tích để trở thành một người Công giáo ngay thuở ấu thơ từ khi còn ẵm ngửa. Là cựu nhà báo Công giáo, hơn mười năm trước, tôi phụ trách và cộng tác với một tờ Nội san báo in và một vài trang Web Công giáo trên mạng khác.

Người công giáo; Người công giáo Việt Nam; Công giáo là gì
Ảnh chụp chung với Đức Hồng Y, Tổng giáo phận Sài Gòn

Người phụ nữ không biết nói dối

Người vợ gần 80 tuổi của tôi, một phụ nữ đạo hạnh và rất sùng tín. Suốt cuộc sống hôn nhân hơn 50 năm của mình, bà chưa một lần nói dối. Điều đặc biệt nơi người phụ nữ vụng về, kém giao tế và không biết nói dối này là, vào năm 1993, trong dịp vui lớn của gia đình khi hai người con của mình được “Xưng tội lần đầu” và nhận lãnh Bí tích “Thêm sức”, bà đã âm thầm viết một lá thư kèm với tấm hình gồm 4 người trong gia đình, gởi Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Nội dung, bà chia sẻ niềm vui về gia đình bé nhỏ của mình. Đồng thời, bà cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ với vị đại diện Chúa trên trần gian là Đức Giáo hoàng.

Theo đạo công giáo; Người theo công giáo; Ăn chay theo công giáo
Gia đình bác Trúc Lâm, ngày hai cháu thiếu nhi được chịu Phép Thêm sức.

Bà xin Đức Giáo hoàng cùng chung vui với gia đình. Bà xin Ngài đặt tay lên đầu từng người trong tấm hình để ban Phép lành Tòa Thánh, xem như gia đình bà đang hành hương Rôma và đã được gặp Đức Giáo hoàng vậy. Và khi có dịp bay ngang không phận Việt Nam, bà xin Ngài giơ tay chúc lành cho Giáo hội Việt Nam, quê hương Việt Nam và cho cả thế giới loài người. Bà tâm tình rất nhiều trong lá thư viết tay dài 3 trang giấy học trò, nét chữ nguệch ngoạc.

Công giáo việt nam; Công giáo la mã; Công giáo và thiên chúa
Ảnh chụp hai vợ chồng bác Trúc Lâm trong một dịp lễ

Bức thư hồi âm bất ngờ từ Điện Vatican

Bà không thể hình dung công việc trong một ngày của vị Tổng Thống hoặc Chủ tịch một nước như thế nào. Lẽ thường, các vị lãnh tụ ấy ít có thì giờ đích thân để mắt đến những lá thư loại này. Chỉ các Trợ lý, Ban Cố vấn xem xét, rồi báo cáo lại trong buổi họp giao ban hằng ngày là đủ.

Sau đó, số phận lá thư của những kẻ vô danh tiểu tốt như vậy thường là nằm trong ngăn kéo đã là rất may mắn. Nếu không, chúng sẽ nằm trong thùng rác là điều không đáng ngạc nhiên. Viết thư cho Tổng Thống của một nước thường như thế. Thư viết cho một Siêu Tổng Thống là Đức Giáo hoàng, vị lãnh đạo Công giáo tối cao của nhiều nước trên toàn cầu, xác suất rủi ro như trên sẽ là rất cao.

Nhưng, thật bất ngờ đến kinh ngạc, bà đã nhận được hồi âm từ Điện Vatican tại Roma. Lời lẽ trang trọng, ân cần và ấm lòng, cùng với món quà là hai tấm hình “do đích thân Ngài lựa chọn và hạ long bút ký tên” đề tặng (nguyên văn). Từ đó, lá thư và hai tấm hình cùng với chữ ký của Ngài đã trở thành bảo vật của gia đình luôn được trân trọng gìn giữ. Vì đó là ấn chứng của sự “tri ân và chúc lành” (nguyên văn) từ vị đứng đầu Tòa thánh La Mã.

Công giáo và cơ đốc giáo; Công giáo ở việt nam; Công giáo la mã là gì
Đức Giáo hoàng JP ll, gởi từ Vatican, với chữ ký đề tặng của Ngài

Rất xin lỗi vì đã dài dòng, nhưng không thể ngắn hơn; vì những điều ấy đang ảnh hưởng trực tiếp đến con đường tu luyện của một người, sẽ nói ở đoạn sau.

Pháp Luân Công – điều siêu thường giữa đời thường

Thiếu thời, mỗi đêm, khi nhìn lên bầu trời lấp lánh ánh sao, lòng tôi lại băn khoăn tự hỏi, mình có liên hệ gì không với các vì sao trên ấy? Và các nhấp nháy sống động kia, hình như đang muốn nói với tôi điều gì. Thắc mắc trẻ con ấy, nhiều lần muốn quên đi vì nghĩ là vớ vẩn lăng nhăng.

Nhưng thật khổ cho tôi, đã không quên được, mà còn nặng hơn. Nó đã trở thành những ám ảnh lúc thì mơ hồ, lúc lại sống động luôn dai dẳng dằn vặt không dứt. Ám ảnh kia cứ theo mãi, theo mãi. Không ai trả lời cho tôi những băn khoăn thắc mắc của mình.

Với điều kiện bản thân, khi bắt đầu trưởng thành, tôi liên tục đi tìm trả lời trong Khoa học, Triết học và Thần học của các tôn giáo lớn có truyền thống lâu đời. Thần học Công giáo thì bảo tôi, hãy khiêm tốn tìm hỏi với Chúa Thánh Thần. Một bậc thầy tu đức và giảng thuyết Công giáo thì khuyên rằng, hãy tập trung tất cả vào Thập giá Đức Giêsu với cuộc khổ nạn trong kế hoạch cứu độ của Ngài. Suy niệm về mầu nhiệm Chúa ba ngôi, sự giới hạn của con người, hãy hài lòng với hiện tại và những ân phúc Thiên Chúa đã ban. 

Chưa tìm được nơi dừng chân

Tôi tìm đến Pháp sư bên Mật tông, rồi Thiền tông. Nhiều thân hữu là các Thiền sư nổi tiếng, có vị là bậc thầy của mình và được cho là Phật sống. Tất cả các vị ấy đều rất hay ho và có nhiều điều đáng để học hỏi. Tôi đã tìm đến các môn tu luyện ít nhiều mang tính tâm linh như Yoga, Thôi miên, Nhân điện. Cũng gặp được rất nhiều điều hay ho, nhưng vẫn chưa thể dừng chân.

Công giáo và thiên chúa giáo; Theo công giáo; Theo đạo công giáo
Thầy Tri khách, Chánh điện Trúc Lâm Thiền Viện (Đà Lạt)

Cuối cùng, tôi quyết định làm một chuyến hành hương Hy Mã Lạp Sơn, nơi có nhiều truyền thống tu luyện huyền thoại với một vài địa chỉ ban đầu. Trước khi đi, tôi đã nhờ chuyển đến Ngài Đạt lai lạt ma 14 thắc mắc của mình. Nhưng câu hỏi vẫn là câu hỏi, tự đáy lòng, tôi thấy mình không thể thực sự dừng lại ở đâu.

Duyên phận

Cho đến một ngày, cách đây hơn 10 năm, trong một lần lên mạng, tôi đã tình cờ gặp được Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), đang khi hằng ngày tôi rất ít khi vào mạng. Thực ra, trong trật tự của vũ trụ, không tồn tại sự tình cờ. Tôi đã được đọc Chuyển Pháp Luân. Cuốn sách gồm 9 bài giảng, là những chỉ đạo chính để tu luyện Pháp Luân Công. 

Tôi đã chấn động toàn thân, ngay bài giảng đầu tiên, thắc mắc từ thời niên thiếu đã được sáng tỏ. Theo đó, mỗi cá nhân (cái tôi) đến trái đất, đồng thời cũng hiện diện những cái tôi nơi các không gian khác. Những cái tôi ấy mang cùng tên với chủ thể, nhưng tồn tại theo hình thái kết cấu của không gian đó; chỉ có thông qua tu luyện thì mới từng bước cảm nhận được rõ hơn.

Con người là một tiểu vũ trụ. Kết cấu và cơ chế vận hành của nó tuy không giống đại vũ trụ bên ngoài, nhưng luôn có sự liên hệ và ảnh hưởng lẫn nhau rất mật thiết hữu cơ.

Cuốn sách là những chấn động nối tiếp chấn động vì đã tiết lộ nhiều bí mật thiên cơ; giúp sáng tỏ các loại công năng đặc dị, còn được gọi là Phật Pháp thần thông. Người Công giáo quen nói là những phép lạ.

Con mắt thứ ba

Có vô số vô vàn không thể hình dung các tầng không gian trong vũ trụ mênh mang này. Nơi đó, mỗi vị Thần chủ trì tầng không gian của mình. Cho đến thời điểm này, khoa học thực chứng đã khám phá được 22 tầng không gian với trường thời gian khác nhau, ngoài tầng trái đất vô cùng nhỏ bé này.

Thánh Kinh thuật lại, một lần, Thánh Phaolô đã được đưa lên tầng trời thứ ba. Trong khi đó, hiện nay không ít học viên Pháp Luân Công khi được khai mở “Con mắt thứ ba” (Thiên mục) họ đã thấy nhiều tầng thứ cao hơn. 

Họ không dựa vào Thần học, là những suy tư và hiểu biết của con người vốn luôn hạn chế và nặng về lý thuyết. Nhưng các học viên chỉ nhờ thông qua tu luyện và thực chứng nên được khai mở nhiều điều. Dù vậy, họ không bao giờ ồn ào khoe khoang (hiển thị). Khai mở “Thiên nhãn” hay “con mắt thứ ba”, điều vừa lạ vừa không lạ đối với người chân chính thực hành Pháp Luân Công.

Người theo công giáo; Ăn chay theo công giáo; Số người theo công giáo
Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công

Pháp Luân Công đang mở ra một kỷ nguyên mới

Không ai có thể nói hết hoặc viết đủ về cuốn sách thần kỳ này; trừ khi đích thân tìm đọc. Điều gần gũi và cụ thể nhất khi sách viết đại ý rằng, người tu luyện chân chính không có bệnh. Người phụ nữ dù cao tuổi, nếu tu luyện chân chính thì kinh nguyệt sẽ trở lại, tuy rất ít, nhưng đủ để tu mệnh.

Quả thật, quy luật Sinh, Lão, Bệnh, Tử từ ngàn xưa đã thay đổi. Một kỷ nguyên mới của nhân loại đang được khai mở qua Pháp môn này, gây kinh ngạc tột độ. Đặc biệt trong thời mạt thế, mạt Pháp hôm nay.

Không quá lời khi nói cuốn sách kia là thần kỳ. Vì chỉ cần đọc sách với những chuyển biến căn bản về tư tưởng; bỏ đi những thói xấu ràng buộc – được gọi là chấp trước dục vọng, thực sự bước vào con đường tu luyện, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện. Pháp Luân Công không gọi là chữa bệnh, nhưng nói là tịnh hóa thân thể; và chỉ tịnh hóa chữa lành cho những ai thực sự tu luyện mà thôi.

Edgar Cayce – Nhà tiên tri cận đại, cũng là người Công giáo hết lòng mộ đạo 

Điều này khiến tôi liên tưởng đến Edgar Cayce (qua đời năm 1945) một nhà tiên tri nổi tiếng thời cận đại. Ông cũng là một tín đồ Công giáo sùng tín thuần thành. Với khả năng đặc biệt, vị này thấy được tiền kiếp; và đã chữa lành bệnh cho vô số người ở khắp nơi mà không phải dùng bất cứ loại thuốc men nào. 

Ông thấy rất rõ, tật bệnh hoặc tai nạn ở kiếp này, đều là hậu quả bởi các việc làm sai trái hoặc xấu ác ở những đời trước. Từ đó, một liệu pháp điều trị mới đã ra đời, đó là “Liệu pháp tiền kiếp”. Liệu pháp này, hiện đang được nghiên cứu và ứng dụng. Dù luân hồi chuyển sinh từ bao đời nay, đã là những thực tế, với rất nhiều trường hợp và bằng chứng cụ thể đầy thuyết phục ở cả Đông và Tây phương; nhưng Edgar Cayce là trường hợp hết sức ý nghĩa. Bởi vì ông là người Công giáo, vốn không được học biết về luân hồi.

Các nước theo công giáo; Đi nhà thờ để làm gì; Tu luyện Pháp Luân Công tại nhà
Các học viên Pháp Luân Công đang luyện bài công Pháp số 1

5 bài Công Pháp của Pháp Luân Công

Sẽ là thiếu sót lớn, khi bỏ qua không nói về 5 bài Công Pháp của Pháp Luân Công. Đây là điều thần kỳ khác. 3 bài động công đứng, 1 bài đứng tĩnh, với những động tác từ tốn, khoan thai và đẹp mắt. Bài số 5 là tĩnh công đả tọa (Thiền định). Các học viên thường nói, họ đi luyện công mà không phải là đi tập công; khác với tập thể dục hoặc tập môn nào đó, ích lợi họ nhận được cũng rất khác.

Hiện nay, hơn 100 triệu người tu luyện tại nhiều châu lục trên thế giới đang thụ hưởng những lợi ích này. Ngay bên cạnh bạn, mỗi học viên đều có thể kể cho bạn nghe hoặc minh chứng về những điều diệu kỳ họ đã trải nghiệm. Nhiều và nhiều lắm lắm, không thể kể hết.

Nhưng làm thế nào để đạt được tiêu chuẩn người tu luyện chân chính?

Xin miễn cho tôi phần nói về khái niệm này, vì bài sẽ quá dài. Nhưng tùy duyên phận mỗi người, bạn sẽ dễ dàng minh bạch khi bạn tự mình tìm đến với cuốn sách thần kỳ kia.

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện phi tôn giáo, phi hình thức, phi chính trị. Không ghi danh, không Thánh đường, chẳng chùa chiền, viện tu; vì môi trường sống của cả trái đất này chính là Thánh đường và Ngôi chùa của họ. Không hình thức tổ chức, quản lý rất lơi lỏng, đến gần bằng không; hoàn toàn là tự nguyện, tự giác. Thích thì tìm đến, không thích thì tự rời đi, chẳng chút nào ràng buộc gượng ép.

Pháp Luân Công tốt lành thế, sao lại bị đàn áp, bức hại?

Cả thế giới đã ủng hộ và hết sức nồng nhiệt chào đón Pháp Luân Công. Nhưng oái oăm thay, ngay tại Trung Quốc – nơi Pháp Luân Công được khai truyền lần đầu tiên, người tu luyện Pháp Luân Công lại bị đàn áp, bức hại tàn bạo và đẫm máu với thảm nạn mổ cướp nội tạng sống; những điều chưa từng xảy ra trong lịch sử, cả thế giới đã bàng hoàng xúc động. Những kẻ đàn áp đã thực hiện khẩu hiệu “Bức hại tài chánh, bôi nhọ thanh danh, hủy hoại thân thể”. Cuộc bức hại khởi đầu ngày 20/7/1999, đã hơn 20 năm, đến nay vẫn chưa chấm dứt.

TÂM TÌNH MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO GẮN BÓ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG: DUYÊN PHẬN
ĐCSTQ đã bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công (ảnh Minghui)

Chuyện ấy vừa lạ vừa không lạ

Trung Quốc là một nước tồn tại vô vàn nghịch lý. Được cho là giàu thứ hai thế giới, người giàu chỉ hơn 1% nhưng lại chiếm hữu hơn 90% tài sản quốc gia. Còn lại, hầu hết người dân chỉ có mức sống từ nghèo đói đến trung bình. 

Là một xứ độc tài, quyền sống của con người chỉ có trên giấy và nơi cửa miệng kẻ cai trị. Là xứ được xếp vào loại “kẻ thù của Internet”; tách biệt với những tiến bộ nhân bản và văn minh thế giới. Người dân bị bịt mắt, bưng tai, bịt miệng nên dân trí rất thấp. Những kẻ cai trị đã rất thành công trong chính sách ngu dân của họ. Đạo đức suy đồi và ngày càng xuống cấp đến thành thảm họa. Về căn tính, với chủ thuyết vô thần, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn xem tôn giáo, tín ngưỡng là thuốc phiện, là kẻ thù tiềm năng và luôn tìm đủ cách khống chế hoặc thuần hóa.

Trong bối cảnh ấy, Pháp Luân Công ra đời, đó là một chuyện lạ. Từ năm 1992 đến năm 1999, chỉ trong vòng 7 năm, Pháp Luân Công đã phát triển đầy kinh ngạc với gần 100 triệu học viên; hơn hẳn con số đảng viên lúc đó là 70 triệu, một chuyện lạ khác.

Không báo chí, không đài đóm phát thanh, cũng chẳng quảng cáo thổi phồng đánh bóng; chỉ là người truyền người, tâm truyền tâm, minh chứng sự hữu xạ tự nhiên hương. Chẳng phải là chuyện lạ khác sao?

Chân – Thiện – Nhẫn tương phản với Giả – Ác – Đấu của ĐCSTQ

Cựu chủ tịch ĐCSTQ Giang trạch Dân, khởi từ tâm đố kỵ, kẻ chủ trì và phát động cuộc bức hại, tuyên bố sẽ giải quyết Pháp Luân Công trong vòng 3 tháng. Hệ thống tuyên truyền khổng lồ với các đài truyền hình, các đài phát thanh và báo chí rộng lớn khắp nước đã ra sức phỉ báng, xuyên tạc, bôi nhọ và cho rằng Pháp Luân Công là mê tín, cực đoan, là tà đạo nguy hiểm. 

Thậm chí, một vụ tự thiêu đã được dàn dựng tại ngay quảng trường Thiên An môn. Mục đích là hướng lái dư luận để người dân dần phản cảm, thù ghét và quay lưng với Pháp Luân Công. Quân tướng hùng hậu, cùng với vô số nhà tù mọc lên khắp nước; phương tiện dồi dào và sách lược tinh vi tầm cỡ cường quốc. Nhưng đến nay sau hơn 20 năm, chẳng những Pháp Luân Công không bị tiêu diệt, song đã phát triển đến hầu hết các Châu lục và đã nhận được biết bao hảo cảm trên khắp thế giới. Đó chính là thất bại của ĐCSTQ. Và đây không phải là chuyện lạ khác nữa chăng?

TÂM TÌNH MỘT NGƯỜI CÔNG GIÁO GẮN BÓ VỚI PHÁP LUÂN CÔNG: DUYÊN PHẬN
ĐCSTQ đã dàn dựng một vụ tự thiêu giả ở Quảng trường Thiên An Môn để bôi nhọ Pháp Luân Công (ảnh Minghui)

ĐCSTQ đồng nghĩa với giả dối bóng tối, gian manh độc ác và đấu tranh giành giật. Nói ngắn gọn, nó là Giả – Ác – Đấu. Ngược hẳn những giá trị Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công. Đó là chuyện không lạ duy nhất và cũng là lý do chính của cuộc bức hại; làm nổi bật sự tương phản giữa hai thế lực của Bóng tối và Ánh sáng, giữa Thiện và Ác.

Pháp Luân Công không làm chính trị

Dù vậy, người thực hành Pháp Luân Công không bao giờ căm thù ĐCSTQ. Bời vì họ được học biết, lẽ tương sinh tương khắc luôn tồn tại trong vũ trụ; và những điều đang diễn ra nơi cõi người này, đều do những thế lực hắc ám nơi cõi khác thao túng và chi phối.

Con người trong vô tri đang tự hại mình, rất đáng thương. Cũng vì vậy, những bức hại dù tàn độc và đẫm máu đến đâu đi nữa, họ vẫn luôn một mực giữ thái độ ôn hòa, nhẫn nại. Trong hơn 20 năm bức hại tàn bạo, thế giới đã công nhận, chưa từng xảy ra trường hợp phản kháng mang tính bạo lực hoặc manh động nào. Đó là những minh chứng rất cụ thể và không thể thuyết phục hơn, Pháp Luân Công không làm chính trị. Dù đó đây, vẫn tồn tại những quy chụp hoặc hiểu lầm. Người thực hành Pháp Luân Công, luôn tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Ai cũng nằm lòng điều này.

Tất cả đang đi dần đến hồi kết thúc, để cuối cùng, cái Thiện sẽ thắng cái Ác, vì đó là Thiên lý.

***

Vậy một người Công giáo tu luyện Pháp Luân Công sẽ khác biệt như thế nào? Xin mời quý bạn đọc đón xem ở phần 2.