“Phẫu thuật” trong mộng “Thay da đổi thịt”
Vận mệnh thay đổi nhưng tướng mạo không tương xứng thì phải làm thế nào? Thần dùng thủ thuật ‘thay da đổi thịt’ để giúp đỡ người thiện lương.
- Trời ban phúc cho người hành thiện, câu chuyện của một thương nhân
- Vận mệnh tuy đã định nhưng lựa chọn thiện lương có thể thay đổi số phận
Nội dung chính
Tú tài cứu đứa trẻ bị vứt bỏ
Vào thời Càn Long, tại vùng Ninh Ba có một chàng thư sinh nghèo khổ tên là Phàn Đạo Tế. Vì gia cảnh nghèo túng bần hàn, anh không gom đủ tiền để đi thi. Đến ngày 15 tháng 7, cũng chưa đi mua sắm hành lý. Có người khuyên đi thi, anh lấy lý do vì nhà nghèo mà từ chối. Có người nói: “Cơ hội này sao lại có thể để lỡ như vậy chứ”, vì vậy mới tặng chút lộ phí để anh có thể lên đường.
Bởi năm đó mất mùa, có gia đình người dân nọ không nuôi được đứa trẻ mới sinh nên đem con bỏ ở ven đường. Trên đường lên kinh ứng thí, anh nhìn thấy đứa trẻ còn đỏ hỏn nằm bên vệ đường, không có người tới nhận; đứa trẻ lại khóc ngặt nghẽo như đói sắp chết. Không nhẫn tâm thấy cảnh đó, chàng thư sinh lấy ra 3 đồng vàng đưa cho người phụ nữ bán đậu phụ gần đó, nhờ họ chăm sóc nuôi nấng đứa trẻ.
Sau khi đến Hàng Châu, những sĩ tử cùng tham gia thi đều rất ghét chàng thư sinh họ Phàn. Họ khinh anh vừa nghèo vừa khổ nên không muốn gần gũi anh. Chỉ có một vị tăng nhân là biết Đạo Tế, vì vậy miễn cưỡng thu nhận và giúp đỡ anh.
Thủ thuật ‘thay da đổi thịt’ ở trong mộng
Đêm đó, vị tăng nhân có một giấc mơ kỳ lạ. Sau khi Thành Hoàng các phủ tổng hợp danh sách thi Hương, mang tờ trình vào cho Văn Đế phê duyệt. Trong danh sách, có tên bị đánh trượt, chuẩn bị kiểm tra những người được đề cử bổ sung.
Thành Hoàng Ninh Ba viết ý kiến: “Phàn Đạo Tế hết lòng cứu giúp người khác. Người này có thể lựa chọn“. Văn Đế lệnh cho người gọi Đạo Tế đến, nhìn thấy dung mạo hèn mọn, không có tướng đắc phúc khí nên nói: “Sĩ tử này tướng mạo xấu xí, phải làm thế nào nhỉ?”.
Vị Thành Hoàng đáp: “Hãy thay cho cậu ấy bộ râu, thì dung mạo tề chỉnh như đại trượng phu rồi”. Nói rồi, ông chỉ vào vị Phán quan mặc áo tím nói: “Ông hãy cho cậu ấy mượn bộ râu đi”. Vị Phán quan gật đầu và tháo bộ râu dưới cằm ra, đeo lên cho vị thư sinh họ Phàn.
Vị tăng nhân tỉnh mộng, nghĩ lại những cảnh tượng khi đó trong lòng cảm thấy rất kinh ngạc. Sáng sớm hôm sau, ông mặc áo chuẩn bị đi tìm vị thư sinh kể giấc mộng kỳ lạ đó. Thư sinh họ Phàn vốn không có râu, đột nhiên qua một đêm râu mọc lên tua tủa, phong thái thoát tục phi phàm.
Vô tư cứu người đắc phúc báo
Vị tăng nhân vừa nhìn thấy chàng thư sinh thì cười thật to. Thấy tăng nhân cười mình, chàng thư sinh ngây người mở to mắt không hiểu ông ta đang cười gì. Vị tăng nhân nói với anh giấc mộng kỳ lạ. Kết quả sau kỳ thi chàng thư sinh có tên trên bảng vàng.
Sau khi anh về quê, dân làng thấy anh khác biệt với ngày xưa liền nói: “Ngày xưa, Phàn Đạo Tế là một tiểu tử nghèo hèn. Ngày nay là một người quân tử râu dài”. Sau đó chàng thư sinh làm quan tới chức Ty Lý (Chức quan quản lý phụ trách việc tra xét kết luận trong ngục).
Mặc dù Phàn tú tài gia cảnh nghèo khó bần cùng, làm người khác ghét bỏ, nhưng trong thời khắc hoạn nạn nhất, vẫn có thể giữ tâm thiện lương, bỏ tiền cứu giúp một đứa bé sơ sinh, không cầu được hồi đáp.
Trên đầu ba thước có Thần linh, Thần Phật luôn chăm lo theo dõi từng tư từng niệm, nhất cử nhất động của nhân loại; không những ban thưởng cho Đạo Tế công danh lợi lộc, còn thay đổi dung mạo cho anh.
Thần ban thưởng cho người trung nghĩa
Vào thời Nam Tống, Nhạc Phi bị gian thần Tần Cối hãm hại. Cùng chịu kiếp nạn này còn có: con trai trưởng Nhạc Vân và cấp dưới tên Trương Hiến. Khi Nhạc Phi gặp nạn, người con trai thứ ba là Nhạc Lâm mới 12 tuổi, con trai thứ tư Nhạc Chấn chỉ mới 7 tuổi. Hai anh em cùng trải qua tuổi thơ với cuộc sống lưu vong 20 năm tại Huệ Châu, Quảng Đông.
Năm Thiệu Hưng thứ 32 (năm 1162) Tống Hiếu Tông Triệu Thận lên ngôi. Hiếu Tông lập chí khôi phục Trung Nguyên, thu phục non sông. Vì vậy, khi bắt đầu lên ngôi, việc đầu tiên ông làm là giải oan cho Nhạc Phi, diệt trừ Tần Cối và loạn đảng; truy phong Nhạc Phi làm Ngạc Quốc công, truy tặng thụy hiệu Võ Mục. Hiếu Tông hạ chiếu khôi phục tước vị cho ông và tìm con cháu họ Nhạc phong quan chức.
Khi đó Nhạc Lâm đã 32 tuổi. Triều đình giải oan cho Nhạc Phi, chuẩn bị phong quan chức cho các con ông. Nhạc Lâm ở vùng Huệ Châu xa xôi, chưa chính thức phụng mệnh nhận chức quan. Đêm đó, Nhạc Lâm nghe thấy tiếng chuông trong chùa, sau đó nhanh chóng nằm mơ. Trong mơ, Nhạc Lâm nhìn thấy một người mặc áo xanh, giống như một vị sai lại trong nha phủ. Vị sai lại tay cầm một giỏ trúc, trong có các công cụ như đao, kiếm, chùy, đục…
Thay da đổi thịt, nhận chức quan vua ban
Vị quan sai chắp thay thi lễ với Nhạc Lâm và lớn tiếng nói: “Tôi vâng lệnh chỉ của Thượng Đế, thay tiên cốt phi phàm cho quan nhân”. Nói rồi ông ta trèo lên giường, làm “thủ thuật” thay đổi cốt cách. Trong mơ Nhạc Lâm sợ hãi tới mồ hôi rơi lã chã như mưa. Vị sai lại không kiêng dè, dùng các dụng cụ cắt bỏ các khớp xương của Nhạc Lâm. Tuy nhiên, Nhạc Lâm lại không cảm giác thấy bất cứ đau đớn nào.
Rất nhanh sau đó, vị quan hoàn thành công việc của mình, vái chào và hành lễ rời đi. Nhạc Lâm vén màn che lên, thình lình nhìn thấy một bộ xương người hoàn chỉnh trên mặt đất. Mơ đến đây, đột nhiên anh giật mình tỉnh giấc, phát hiện người em trai đang nằm cạnh.
Nhạc Lâm kể lại những điều trong mơ cho em nghe. Vừa kể xong câu chuyện, quan phủ cử người đưa kiệu tới đón đi. Quan sai truyền tin tới chúc mừng, sớ phong chức quan của Hoàng đế đã được đưa tới.
Từ xưa tới nay, thiện ác hữu báo luôn là Thiên lý, nhân quả rõ ràng. Thần Phật ban phúc cho gia đình con cháu họ Nhạc. Tần Cối sinh thời hãm hại trung lương, sau khi chết báo ứng không ngừng, chuyển sinh bảy lần đều làm kiếp lợn. Đến nay, tượng của ông ta vẫn quỳ trước mộ của Nhạc Phi, bị người đời chửi mắng nghìn năm.
Qua hai câu chuyện ‘thay da đổi thịt’ thần kỳ ở trên mới thấy Phật Pháp vô biên, sẽ luôn tìm cách để ban phúc cho người thiện lương.
Theo Epoch Times