Khi đối mặt với nghịch cảnh người ta thường thốt ra những lời tuyệt vọng. Kỳ thực đây là một dạng bẫy tâm lý chúng ta cần phải nhận ra. Càng theo đuổi suy nghĩ thất bại thì bạn sẽ càng tệ hơn. 

Hiện tượng tâm lý Overgeneralization

Những suy nghĩ kiểu như “Cả đời này vậy là xong” hoặc ” tương lai sẽ chẳng có ngày tươi đẹp”,… là một hiện tượng tâm lý gọi là Overgeneralization, là một lỗi tư duy khẳng định tuyệt đối hóa quá mức. 

Trong cuốn sách “Nhìn thấu lòng người qua lời nói”, nhà tư vấn tâm lý Lâm Tụy Phân đã nhắc tới hiện tượng này. Tư duy khẳng định tuyệt đối quá mức sẽ khiến con người lâm vào các loại suy nghĩ tiêu cực mà không thể thoát ra. 

Bạn đã bao giờ gặp trải nghiệm tương tự, hoặc nhận thấy bản thân hoặc người khác rơi vào lối suy nghĩ này trong thời điểm khó khăn, thất bại chưa? Làm thế nào để nhận biết, thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực này và tìm cách vượt qua khó khăn?

Bẫy tâm lý: Một lần thất bại, cả đời bi thương

Trong tâm lý học, lối tư duy coi một lần sai lầm, thất bại thành một đời sai lầm và thất bại, không ngừng cường điệu hóa sự tuyệt vọng, được gọi là Overgeneralization. 

hiện tượng tâm lý; bệnh tâm lý; tâm lý học
Thất bại không đáng sợ, nó chỉ là một bài học trong cuộc đời (ảnh minh họa: Cafebiz)

Ví dụ, có người nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ tìm được việc làm nữa vì họ đã từng thất bại trong một cuộc phỏng vấn. Hoặc chỉ vì thất bại trong một kỳ thi liền cho rằng nhân sinh vô vọng. Cách suy nghĩ này coi “tương đối” là “tuyệt đối” và có xu hướng chấp nhận những giả định chưa được chứng minh; từ đó hạn chế khả năng hành động của bản thân.

Từ những sự kiện đơn lẻ dẫn đến quy tắc vĩnh hằng, lộ rõ cái bẫy của tư duy khẳng định tuyệt đối.

Khi đối mặt với loại suy nghĩ “vĩnh viễn chẳng còn những ngày tháng tươi đẹp”, hãy nhắc nhở bản thân rằng đây chỉ là một sự kiện trong cuộc đời, một thất bại mang tính đơn vị, chứ không phải là mãi mãi. 

Từ một sự việc mà trở thành quy tắc vĩnh hằng, là một loại cạm bẫy tư duy tuyệt đối hóa. Loại suy nghĩ này khiến chúng ta càng trở nên suy sụp và cảm thấy bi thương, cho rằng cuộc sống thật là vô vọng. 

Ví dụ như các bậc cha mẹ thường hiểu lầm một hành vi của con là xu hướng lâu dài. Họ thấy con bỏ học một ngày, liền lo lắng thái quá mà cho rằng đứa trẻ này hỏng rồi, hết thuốc chữa rồi. Kiểu suy nghĩ này sẽ chỉ làm tăng thêm sự lo lắng và không có lợi cho việc tìm ra các phương pháp nuôi dạy con cái hiệu quả.

Dùng tư duy logic và thực tế để đột phá những chướng ngại tâm lý

Để khắc phục tâm lý “Overgeneralization”, chúng ta cần đặt câu hỏi về tính logic và tính thực tế của những suy nghĩ này.

Ví dụ, nếu bạn lo lắng rằng mình sẽ không bao giờ tìm lại được tình yêu đích thực sau khi mất đi người yêu. Chúng ta có thể nghĩ lại cách chúng ta đã từng quen những người yêu trước đó và kiểm tra tính hợp lý của suy nghĩ này. 

hiện tượng tâm lý; bệnh tâm lý; tâm lý học
Hãy nhìn rõ những suy nghĩ tiêu cực, sẽ thấy nó cực kỳ phi logic và không thực tế (ảnh minh họa: Windysand)

Tương tự, nếu chúng ta lo lắng rằng mình sẽ không bao giờ tìm được việc làm nào khác sau khi mất việc; chúng ta nên nhìn lại cách chúng ta đã tìm được việc làm trong quá khứ.

​Chỉ cần phân tích các loại suy nghĩ, không khó để nhận ra rằng những tư tưởng tiêu cực kia không hề logic và không thực tế.

Hãy luôn tự hỏi bản thân “suy nghĩ này có logic không, có thực tế không?” Để đột phá nó, cần thay thế những tư tưởng tuyệt đối bằng những suy nghĩ tương đối. 

Người xưa thường nói “thất bại là mẹ thành công”; mỗi khi gặp thất bại, hãy cảnh giác với các loại bẫy tâm lý; dù phía trước có thể chưa tìm thấy lối ra, nhưng cứ tin tưởng rằng ông Trời không tuyệt đường người, cứ đi rồi sẽ đến, cứ làm rồi sẽ được.

Theo Vision Times