Quả báo nhãn tiền có thể đến ngay lập tức trừng trị kẻ hành ác, nhân quả báo ứng công bằng, con người không thể muốn làm gì liền làm nấy.

Người thợ săn ngang tàng bạo ngược

Trong “Kinh pháp cú” có chép lại một câu chuyện như sau:

Vào thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ở gần vườn Cấp Cô Độc (Jetavanavihāra – một thánh địa Phật giáo nổi tiếng) có một người thợ săn tên là Câu Cát. Anh ta vốn tính tàn bạo, lại không hiểu biết lý lẽ. 

Vào một buổi sáng nọ, Câu Cát mang theo cung tên và dẫn theo một đám chó săn vào rừng đi săn. Trên đường đi anh ta bắt gặp một tăng nhân đang mang bình bát đi hóa duyên. Câu Cát tức giận mà lẩm bẩm: “Hôm nay xui xẻo rồi! Mới sáng sớm đã đụng phải gã đầu trọc. Hôm nay coi như đi săn thất bại rồi”. Dứt lời thì hậm hức bỏ đi vào trong rừng sâu.

Vị tăng nhân sau khi đi hóa duyên xong thì chuẩn bị đi về chùa. Đúng lúc đó thì Câu Cát cũng đi từ trong rừng ra, vẻ mặt cau có tức giận vì đi săn cả ngày mà không được gì. Câu Cát lại gặp phải vị tăng nhân, liền nổi giận quát mắng: “Ta sáng sớm đã gặp phải ngay cái đầu trọc nhà ngươi cho nên mới xui xẻo thế này; ngay cả một con thú nhỏ cũng không bắt được. Bây giờ trở về lại gặp phải nhà ngươi nữa. Không biết còn xui xẻo đến thế nào nữa đây”. Nói xong liền thả chó ra cho cắn vị tăng nhân.

Quả báo nhãn tiền là gì; Quả báo hiện tiền; Quả báo hiện đời
Người thợ săn tàn bạo muốn hại chết vị tăng nhân (ảnh minh họa Facebook)

Quả báo nhãn tiền

Vị tăng nhân vội nói: “Tôi không có đắc tội gì với anh, xin đừng manh động!” Nhưng Câu Cát không thèm quan tâm, anh ta lập tức thả chó và ra lệnh cho chúng tấn công vị tăng nhân. Vị tăng nhân liền vội vàng chạy đến một cái cây và leo lên. Đàn chó săn của Câu Cát đứng ở dưới không làm thế nào được, chỉ có thể sủa ầm lên. 

Lúc này Câu Cát đã đuổi tới và nói: “Hôm nay ngươi chạy không thoát đâu”. Nói xong liền không thèm quan tâm đến những lời khuyến thiện của vị tăng nhân, anh ta cầm lấy một mũi tên và nhắm vào chân của vị tăng nhân, thực sự đã đánh mất lý trí. Dường như không dồn vị tăng nhân vào chỗ chết thì người thợ săn sẽ không bỏ qua.

Vị tăng nhân dùng hai tay bám chặt lấy cành cây, hai chân không ngừng né tránh mũi tên trong tay Câu Cát, thật là vô cùng khổ sở. Lúc này chiếc áo cà sa trên người vị tăng nhân dần dần lỏng ra và rơi xuống dưới. Chiếc áo rơi xuống trùm kín cả người của Câu Cát. Câu Cát còn chưa kịp gỡ chiếc áo cà sa ra thì những con chó săn của anh ta đã nhào tới cắn xé. Bởi vì những con chó tưởng nhầm Câu Cát chính là vị tăng nhân.

Vị tăng nhân từ bi còn muốn cứu người thợ săn

Nhân quả báo ứng hiện đời; Chuyện nhân quả báo ứng hiện đời; Luật nhân quả báo ứng hiện đời
Gieo gió gặt bão, tự làm tự chịu (ảnh minh họa Twitter)

Vị tăng nhân từ bi, nhìn thấy Câu Cát bị quả báo như vậy thì liền muốn giúp anh ta. Ông liền bẻ cành cây khô và ném vào đám chó săn. Đám chó săn khựng lại, ngẩng cổ lên nhìn vị tăng nhân ở trên cây. Lúc này chúng mới biết là đã cắn nhầm chủ của mình. Vậy là chúng vội chạy đi.

Vị tăng nhân từ trên cây leo xuống, nhanh chóng xem xét vết thương của Câu Cát, thì thấy Câu Cát đã bị cắn đứt đại huyết quản và qua đời mất rồi. Chiếc áo cà sa của vị tăng nhân đã dính đầy máu tươi. Trong tâm vị tăng nhân vô cùng khổ sở. Ông nghĩ: “Vì chiếc áo cà sa của mình rớt xuống nên mới khiến người thợ săn bị mất mạng”. Ông nghi ngờ bản thân đã phạm vào sát giới; vì vậy mới đi gặp Đức Phật Thích Ca để xin ngài khai thị.

Đức Phật giải mối hoài nghi

Quả báo thường đến muộn; Quả báo có thật không; Quả báo sát sinh
Người hành ác cũng giống như hất tro bụi ngược gió (ảnh minh họa Facebook)

Đức Phật Thích Ca an ủi vị tăng nhân rồi nói: “Con không có làm sai gì cả, người thợ săn kia không nên làm tổn thương một người xuất gia vô tội. Anh ta làm như thế chính là gieo gió gặt bão”; “Một người nếu như thường xuyên làm những việc thương thiên hại lý, làm tổn thương người vô tội, cuối cùng quả báo sẽ trở lại trên chính bản thân họ, đây là tự làm tự chịu; cũng giống như hất tro bụi ngược gió, cuối cùng thì lại bay về trên mặt của mình”. 

Câu Cát muốn sát hại người tu luyện, cuối cùng lại tự hại chết chính mình. Quả thật chỉ có thể nói là tự làm tự chịu. Hơn nữa có thể thấy, ở đây Câu Cát chưa thực hiện được ý định của mình thì đã bị quả báo mất mạng. Nếu như thực sự sát hại người tu luyện thì quả báo không biết sẽ còn như thế nào nữa.

Quả báo nhãn tiền đến ngay trước mắt cũng là để cảnh báo cho thế nhân đừng mãi chấp mê bất ngộ, đừng để đến khi có hối cũng không còn kịp nữa.

Theo Chánh Kiến