Vào thời Bắc Tống, ở Đức Châu có một phú ông, bởi vì nghe nói có nhục thân của một vị Bồ Tát ở Ngũ Đài Sơn, vì vậy mới vượt ngàn dặm xa xôi để tới lễ bái. Nào ngờ, chỉ vì khinh thường tượng Thần mà để lại một bài học giáo huấn đau thương.

Tín tâm không đủ, khinh thường tượng Thần

Vào thời Hoàng đế Tống Triết Tông, ở Đức Châu (nay là quận Lăng Thành, Đức Châu, Sơn Đông) có một người tên là Vương Tại; gia cảnh vô cùng giàu có. Vào mùa hè năm Nguyên Hựu thứ 5 (năm 1090), ông mang theo vợ con và người hầu đi du lãm Ngũ Đài Sơn; buổi tối mọi người nghỉ chân ở viện Chân Dung.

Sáng ngày hôm sau, Vương Tại mặc quần áo tươm tất, đi lễ bái tượng Văn Thù Bồ Tát. Nhưng đến buổi tối, Vương Tại lại tỏ ra có ý khinh mạn. Hòa thượng Tỉnh Ngạn phụ trách tiếp đón khách, thấy được thái độ này của Vương Tại mới vội vàng đi đến gặp ông. 

Sư Tỉnh Ngạn nói: “Tôi ở nơi này đã hơn 40 năm, tiếp đón rất nhiều khách. Hôm nay chứng kiến ngài lúc lễ bái tượng Phật; lúc đầu dường như rất cẩn thận, nhưng lúc sau lại tỏ ra thất lễ. Ngài vì sao lại biểu lộ ra thần sắc không vui như vậy?”

Vương Tại tức giận nói: “Trước khi đến đây, nghe nói nơi này có nhục thân của Bồ Tát; cho nên mới không ngại đường xa ngàn dặm mà tới. Hôm nay xem xét, chẳng qua chỉ là một khối bùn mà thôi. Tôi nghĩ đến đường xá xa xôi, chòng chành vất vả, thật là khổ quá đi!”. Lời này có ý là, Vương Tại muốn phàn nàn rằng chuyến đi lần này không xứng đáng.

Gia cảnh của nhà Vương Tại rất giàu có, cũng có lòng kính Phật nhưng đáng tiếc là tín tâm không đủ
Gia cảnh của nhà Vương Tại rất giàu có, cũng có lòng kính Phật nhưng đáng tiếc là tín tâm không đủ (ảnh Epoch Times)

Hòa thượng khuyên nhủ nhưng vẫn cố chấp

Sư Tỉnh Ngạn nói: “Ngài nói gì vậy? Ngày xưa Thánh nhân hạ xuống Thứu Đài, nhiều lần hiển lộ Thần uy. Trong năm Cảnh Vân, triều đại nhà Đường, ẩn sĩ An Sinh tận mắt nhìn thấy chân dung của Văn Thù Bồ Tát, tự mình nặn tượng. 

Ông ấy vì sợ nặn tượng không chuẩn xác, cho nên mới khẩn cầu Bồ Tát hiển Thánh. Bồ Tát trước sau đã hiện ra chân thân 72 lần. Vào thời Đường Duệ Tông (662 – 716), thiên tử đặc biệt ban thưởng tấm biển ‘Chân dung mục’ cho chùa. Ngài vì sao có thể khinh suất mà ăn nói lỗ mãng như vậy? Hơn nữa trong ngọn núi này còn có Long Thần bảo vệ. Nếu như những lời bất kính của ngài mà chọc giận Long Thần, e rằng ngài sẽ không được yên thân đâu”.

Vương Tại ngạo mạn nói: “Một con rồng thì làm gì được tôi?” Tỉnh Ngạn vội khuyên nhủ: “Ngài đến nơi đây, khinh thường tượng Thần, rồi lại không coi Long Thần ra gì, sợ rằng sẽ phải gặp họa. Ngài tốt nhất là nên đến chỗ Thần linh sám hối nhận sai đi thôi. Bằng không thì ngài khó mà toàn thây trước móng vuốt của Long Thần”. Vương Tại vẫn không quan tâm, không chịu hối cải nhận sai.

Chọc giận Long Thần, chịu quả báo không toàn thây
Chọc giận Long Thần, chịu quả báo không toàn thây (ảnh Epoch Times)

Quả báo hiện tiền, cảnh báo thế nhân

3 ngày sau, Vương Tại đưa người nhà đi du lãm Đông Đài. Lúc đó có hơn trăm người nghỉ đêm tại đỉnh tháp. Vào nửa đêm, đột nhiên nghe thấy tiếng sét đánh lớn, giống như trời long đất lở. Lập tức bức tường ở đại sảnh đã xuất hiện một lỗ thủng lớn, một hòn lửa đỏ lập tức bay vào. Một lát sau, một hòn lửa đỏ lại từ bên trong bay ra. Đi đến xem xét thân thể của Vương Tại thì đã thấy nát bấy. Trong khi người nhà của ông lại bình yên vô sự.

Bởi vì ở trên đỉnh núi, trời lạnh, người nhà của Vương gia đã đi mượn áo bông của chùa để chống lạnh. Tuy cả bên trong và bên ngoài áo của Vương Tại đều bị thiêu rụi, nhưng cái áo bông đi mượn lại không bị ảnh hưởng gì. Vợ con và người hầu của Vương Tại hỏa táng cho ông xong thì buồn bã xuống núi. Những người biết chuyện này đều cảm thấy khiếp sợ và thương cảm.

Theo Epoch Times