Suy sụp vì chồng mất, hiểu ra duyên phận đời người nhờ một quyển sách
Chồng cô Lộc đang khỏe mạnh thì đột nhiên mắc bệnh nặng và qua đời chỉ vài tháng sau đó; sự mất mát quá lớn này khiến cô Lộc bị suy sụp tinh thần mấy năm trời; chỉ đến khi đọc được một quyển sách quý thì cô mới hiểu ra duyên phận đời người và tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.
Trăm ngày vợ chồng sâu hơn biển cả
Người xưa nói: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân nghĩa, trăm ngày vợ chồng sâu hơn biển cả”. Trong 3 năm đầu kết hôn, vợ chồng cô Lộc tính ra gặp nhau chưa được 100 ngày, vì chú là bộ đội, vừa cưới xong được 15 ngày thì chú đã phải lên biên giới phía Bắc. Cô ở nhà cùng bố mẹ chồng và các em, chăm lo mọi việc trong gia đình; còn chú mỗi năm chỉ về phép được 20 ngày.
Cũng may mắn là cô lấy chồng cùng làng, nên thỉnh thoảng cũng có thể tranh thủ chạy qua nhà với bố mẹ đẻ. Bố cô thương con gái nên có gì cũng dặn để dành cho con, động viên cô cố gắng chờ chồng.
Năm 1983, chú ra quân, một năm sau cô sinh con gái đầu lòng; sau đó mấy năm cô lại sinh thêm một gái và một trai nữa. Cô cấy một mẫu tư ruộng, lại còn trồng màu, nên rất vất vả. Chú về công tác tại địa phương mất nhiều thời gian nên không phụ giúp cô được bao nhiêu.
Khi con cái lớn hơn, đã có thể phụ giúp mẹ ngoài giờ học tập, thì cũng là lúc cơ thể cô Lộc xuất hiện nhiều bệnh tật, cô bị rối loạn tiền đình, thoái hóa 2 đốt sống cổ, 2 đốt sống lưng, gai gót chân đi lại khó khăn, tê bì vai gáy, đau dạ dày…
Khó chịu nhất là bệnh gai gót chân, cô chỉ cần đặt chân xuống đất là bị đau, dần dần thì buốt lên tận óc không chịu được. Bác sĩ khuyên cô ít đi lại và tránh mang vác nặng, chứ bệnh này không chữa khỏi được. Nhưng việc nhà nông làm sao mà tránh được việc đi lại và mang vác? Thế là để đỡ đau, khi đi cô phải kiễng gót chân lên. Mới đầu không quen, rất vất vả, nhưng rồi dần cũng đi được.
Đau bệnh khiến cô rất khó chịu và thường xuyên cáu gắt với chồng con. Cô kể: “May thay chồng tôi anh ấy hiền lành, lại rất thương vợ nên lúc nào cũng nhẹ nhàng, động viên vợ; các con cũng ngoan ngoãn, hiểu cho mẹ, nên trong nhà không căng thẳng”.
Tưởng cứ thế rồi cuộc đời cũng êm trôi, nhưng ngôi nhà hạnh phúc đó bỗng nhiên lại bị lung lay dữ dội. Tháng 1/2012, chồng cô phát hiện bị lao phổi, đã lan sang gan, phải nằm ở bệnh viện phổi Trung ương. Đến tháng 8/2012, bệnh viện trả về vì không thể chữa được. Họ hàng làng xóm đến thăm, mọi người khuyên cô nên đi xem bói, xem mồ mả hay đất cát có động chạm gì không, chứ một người đang khỏe mạnh như vậy lại nằm một chỗ chờ chết như thế này sao?
Cô Lộc kể: “Tôi quyết định đi xem bói. Cô đồng nói trình đồng mở phủ cho chồng thì chồng sẽ khỏi. Như ‘sắp chết đuối vớ được cọc’, tôi quyết tâm làm mọi cách để cứu chồng. Tôi đi vay 20 triệu để trình đồng mở phủ (trong khi ấy chồng tôi đã không dậy và đi lại được nữa).
Cô đồng nói tôi phải mặc quần áo và nhảy đồng thay cho chồng, gia đình tôi ai cũng can ngăn, nhưng tôi vẫn tin vào lời của cô đồng và làm theo. Tôi đã mặc quần áo nhảy đồng thay cho chồng đủ 36 giá đồng. Vậy nhưng 20 ngày sau chồng tôi vẫn vĩnh viễn rời bỏ mẹ con tôi.
Tiền mất, người mất, đau đớn vô cùng. Đầu óc tôi trống rỗng, tôi không biết đi đâu về đâu, không nghĩ được gì cả. Tôi cũng không biết tại sao chồng tôi lại bệnh nặng rồi mất? Sao tôi lại khổ thế này? Tôi cũng có làm điều ác nào đâu?”
Sau khi chú mất, thỉnh thoảng cô vẫn qua lại nhà cô đồng ấy. Cô đồng bảo cô phải lập điện thờ ở nhà, một mình một điện, một mình một phủ. Con trai cô cũng phải trình đồng mở phủ mới yên được vì căn cao số nặng. Cô nghe mà choáng váng, trình đồng mở phủ của cả hai mẹ con phải cần đến hơn trăm triệu chứ không ít; bao nhiêu tiền trong nhà đã đổ vào chữa bệnh và mở phủ cho chú rồi, giờ mà mở phủ cho hai mẹ con thì lấy tiền ở đâu ra?
Cô nói: “Không mở phủ cho tôi thì cũng không sao, nhưng tôi chỉ còn có mỗi nó là con trai, nếu con xảy ra chuyện thì là do tôi tiếc tiền sao? Tôi sống trong nỗi lo sợ không có lối thoát, không biết làm thế nào bây giờ! Chỉ nghĩ đã không còn sức nữa. Thôi thì phó mặc cho số phận đến đâu thì đến…”
Cả một năm trời như thế, cô sống mà như một cái xác không hồn, thương chồng không ăn không ngủ được. Người thân, bạn bè ai cũng động viên nhưng cô không sao buông bỏ được. Cả năm trời cô gần như không ra khỏi nhà. Tinh thần suy sụp làm cho cơ thể càng thêm ốm yếu, bệnh tật lại nhiều thêm, cô bị loét hành tá tràng, tràn dịch màng phổi, người cô gầy rộc đi. Tháng 6/2014, cô ốm nặng, phải nằm ở Bệnh viện Phổi Trung ương 1 tháng.
Con trai cô học Cao đẳng Y đã ra trường nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Thương con, thương chồng, mà bản thân thì bất lực, nên cô thường hay buồn bực, khó chịu, cáu gắt vô cớ…
Hiểu ra duyên phận đời người nhờ một quyển sách quý
Thế rồi cơ duyên cũng đến với cô, nhờ một môn tu luyện của Phật gia mà cô đã hồi phục được sức khỏe và hóa giải được hết những khúc mắc trong tâm. Cô chia sẻ:
“Tình cờ một hôm tôi đi chợ Chờ thì được chị Thành bán quần áo ở chợ chia sẻ với tôi về Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công), tôi nghe thấy rất thích, thế là cả buổi sáng tôi chỉ ngồi ở đó nghe chị chia sẻ về Đại Pháp. Chị ấy bảo ở làng tôi cũng có người tu luyện Đại Pháp, rồi chị nhờ học viên đó hướng dẫn tôi học Pháp (đọc Kinh sách Đại Pháp) và luyện công.
Sau 1 tuần tôi mới thuộc các động tác của 5 bài công pháp, học viên kia mua giúp tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Đại Pháp) và hướng dẫn tôi học Pháp. Tôi đã ra điểm luyện công tập cùng với mọi người tại địa phương.
Buổi đầu tiên học Pháp, luyện công về tôi thấy trong lòng sung sướng lạ kỳ, như là tôi đã đánh mất một thứ gì đó từ lâu mà nay lại tìm thấy được. Đó là một động lực lớn để tôi bước vào tu luyện Đại Pháp.
Nhờ đọc sách Chuyển Pháp Luân nên tôi mới hiểu được nỗi đau khổ, buồn vui của một kiếp người; hiểu được duyên phận của tôi và chồng ở kiếp này đã hết, nên tôi không còn quá đau buồn nữa. Đó là những ngày tháng 10/2018. Cũng từ đó tôi không còn lo sợ nếu không trình đồng mở phủ, lập điện thờ cúng ở nhà thì sẽ xảy ra chuyện xấu nữa.
Tu luyện được vài tuần thì tôi thấy chân của tôi hết đau, đi lại dễ dàng. Các bệnh tật khác trên thân thể tôi tan biến từ khi nào không biết. Cơ thể tôi vô cùng nhẹ nhàng thoải mái. Con trai tôi tự mở phòng khám tại nhà và cũng khá ổn định. Hạnh phúc đang dần quay lại với gia đình tôi.”
9 chữ chân ngôn
“Năm 2019, anh trai tôi bị tai nạn qua đời, đó là nỗi đau vô cùng lớn với gia đình tôi, là đòn chí mạng với bố tôi, khi ấy bố tôi đã 83 tuổi. Tuổi cao sức yếu, lại đối mặt với sự mất mát quá lớn, khiến bố tôi phải nhập viện cấp cứu liên tục. Đến tháng 6/2020, bệnh viện đã trả bố tôi về do sức khỏe quá yếu. Bố tôi không ăn được, không ngủ được, vệ sinh mất kiểm soát. Bố tôi như ngọn đèn dầu trước gió…
Chị dâu tôi đi xem bói thì thầy bói khẳng định không qua nổi tháng 6 nên gia đình đã lo hậu sự. Cùng đợt đó ở xung quanh nhà thường có chim lợn đến kêu. Những người xung quanh hay bảo có chim lợn bay qua mà kêu như thế kiểu gì nhà cũng có tang. Người làng ai cũng khẳng định bệnh viện trả về rồi, tuổi cao sức yếu như thế làm sao mà qua được.
Tôi không tin điều đó, tôi nói với bố: ‘Bố hãy thành tâm nhẩm chín chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’ nhé, Đại Pháp sẽ mang lại hạnh phúc cho bố.’ Bố tôi đồng ý niệm. Điều thần kỳ đã xảy đến với bố tôi và gia đình, bố tôi lại ăn được, ngủ được, có da, có thịt, sắc mặt hồng hào. Kỳ lạ hơn là bố tôi đã dậy đi lại được, tự làm những việc vệ sinh cá nhân của mình mà không cần con cháu phụ giúp nữa.
Bố tôi thực sự đã trở về từ cõi chết nhờ niệm 9 chữ chân ngôn. Năm nay bố tôi đã 89 tuổi nhưng rất khỏe mạnh, không phải đi viện cấp cứu lần nào nữa.
Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ Lý Hồng Chí đã cho tôi đắc được Đại Pháp, cho tôi một cuộc đời mới đầy khỏe mạnh và hạnh phúc!”
Bạn đọc muốn giao lưu, chia sẻ về Pháp Luân Đại Pháp thì có thể liên lạc với cô Nguyễn Thị Lộc (62 tuổi) qua số điện thoại 0354 297 880, cô ở Long Châu, Yên Phong, Bắc Ninh.