Đủ loại biện pháp phòng ngừa dịch bệnh được đưa ra nhưng hiệu quả lại cứ giảm dần, vậy đâu mới là biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân?

Văn hóa truyền thống bác đại tinh thâm, đặc biệt là học thuyết âm dương ngũ hành, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Ngũ hành này cùng với ngũ tạng: Tâm, can, tỳ, phế, thận (tim, gan, lá lách, phổi, thận) và ngũ đức: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, là có quan hệ đối ứng với nhau. Dưới đây sẽ nói một chút về sự đối ứng này:

Kim đối ứng với phế

Kim trong ngũ hành đối ứng với ngũ tạng thì chính là phế (phổi), cùng với ngũ đức thì là nghĩa. Kim loại có thể phát ra âm thanh mỹ diệu. Phổi là trung tâm trao đổi chất khí trong cơ thể người. Con người muốn nói thành tiếng thì phải dựa vào phổi. Cho nên con người ngoài việc dùng phổi để hô hấp, còn lợi dụng phổi để phát ra âm thanh của chính nghĩa. Tính ‘kim’ rắn rỏi khí khái, cho nên đối mặt với tà ác, âm thanh chính nghĩa cần phải quả quyết và có sức mạnh.

Mộc đối ứng với can

Mộc trong ngũ hành đối ứng với ngũ tạng thì là can (gan), cùng với ngũ đức thì là nhân. ‘Mộc’ có công năng phát tiết ra. Gan là trung tâm giải độc của cơ thể; giúp loại trừ những vật chất có độc sản sinh bên trong cơ thể hoặc những thứ không tốt từ bên ngoài xâm phạm vào. Cho nên gan và mộc đối ứng với nhau. Giữa người với người khi xuất hiện vấn đề, phải dùng lòng nhân từ mà đối đãi; không thể nhất mực dùng tâm tranh đấu để giải quyết vấn đề.

Phòng ngừa dịch bệnh covid; Phòng ngừa dịch bệnh; Phòng ngừa dịch covid
Ngũ hành đối ứng với ngũ tạng (ảnh minh họa Pinterest)

Thủy đối ứng với thận

Thủy trong ngũ hành đối ứng với ngũ tạng là thận, cùng với ngũ đức thì là trí. Trung y cho rằng thận có giấu tinh khí tiên thiên (bẩm sinh, ban đầu); lại có công năng điều tiết thủy dịch, cùng với thủy đối ứng với nhau. Tinh khí tiên thiên trong thận thuận theo sự phát triển của cơ thể người mà dần dần chuyển thành tinh khí hậu thiên (sau này), duy trì công năng sinh dục. Cho nên con người khi đối diện với dục vọng, nhất định phải lý trí; không nên để dục vọng khống chế, không thể loạn tính.

Hỏa đối ứng với tâm

Hỏa trong ngũ hành đối ứng với ngũ tạng là tâm, cùng với ngũ đức là lễ. Trung y cho rằng “Tâm là cơ quan đóng vai trò ‘quân chủ’, thần minh xuất ra từ đó”, cũng là muốn nói tâm là chủ của tư duy. Giới tu luyện cho rằng nguyên thần (linh hồn) có lúc trú tại tim, cho nên có lúc tâm làm chủ tư duy. Vậy vì sao tâm cùng với hỏa lại tương ứng với nhau? Việc này có thể dùng một câu chuyện trong Kinh Thánh để lý giải:

Sau khi Moses trốn thoát khỏi Ai Cập, ông trở thành người chăn cừu trong đồng vắng. Một ngày nọ, ông thấy một bụi cây cỏ gai trong đám lửa mà không bị thiêu hủy, Đức Chúa Trời đang hiển hiện trong ngọn lửa ra lệnh cho Moses dẫn dân Israel ra khỏi Ai Cập; đây chính là khởi đầu cho cuộc xuất hành rời khỏi Ai Cập.

Trong các câu chuyện phương Tây, Thần hiển hiện trong lửa, còn người phương Đông cho rằng nguyên thần tại tâm, vì vậy mới nói tâm và hỏa đối ứng với nhau. Tính ‘hỏa’ quang minh, cho nên tâm địa con người cũng phải quang minh. Hàm nghĩa ban đầu của ‘lễ’ là con người lễ kính đối với Thần; vì vậy con người phải tin tưởng vào Thần, đây chính là lẽ bất di bất dịch, là phù hợp với đặc thù cơ thể con người.

Thổ đối ứng với tỳ

Thổ trong ngũ hành đối ứng với ngũ tạng là tỳ (lá lách), cùng với ngũ đức là tín. ‘Thổ’ có tính nuôi dưỡng và chăm sóc. Trung y cho rằng lá lách và dạ dày đều tiếp nhận nước và ngũ cốc, phân phối tinh vi, là nguồn động lực của sinh mệnh; cho nên mới gọi là cái gốc của hậu thiên, cái gốc của khí huyết sinh hóa.

Phòng chống dịch bệnh; Phòng chống dịch bệnh covid; Phòng tránh dịch bệnh
Ngũ hành đối ứng với ngũ đức (ảnh minh họa Visiontimes)

Tính ‘thổ’ rộng lượng, có thể bao dung, chịu đựng, gánh trọng trách. Chúng sinh trên mặt đất đều từ thổ mà sinh sôi phát triển. Cho nên thổ là cơ bản nhất và trân quý nhất trong ngũ hành; đối ứng với ngũ đức thì là tín, cũng là phẩm tính cơ bản nhất của con người.

Tín ngưỡng của con người đối với Thần chính là cái gốc của đạo đức. Con người không có chính tín, không tin vào Thần, thì sẽ trở thành tà ác; giữa người với người mà không có chữ tín thì xã hội cũng sắp tan vỡ. Chính tín của người đối với Thần, thành tín của người đối với người, vào lúc quan trọng có thể giúp chịu đựng được những áp lực bên ngoài.

Cách phòng ngừa dịch bệnh tốt nhất là giữ vững đạo đức

Ngũ đức có quan hệ với ngũ tạng, như vậy cải thiện đức hạnh thì cũng có thể cải thiện được tình trạng của ngũ tạng. Có câu ‘tướng tùy tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển’, nói một cách ví von thì ‘tướng’ và ‘cảnh’ ở đây chính là ngũ tạng, còn tâm ở đây chính là ngũ đức. Do vậy thay đổi tâm tính có thể giúp cải thiện sức khỏe.

Đại dịch Covid bùng phát khiến cả thế giới hoang mang lo sợ, đủ mọi biện pháp phòng ngừa được đưa ra, nhưng số ca nhiễm vẫn tăng một cách khó lý giải; người tiêm vắc-xin rồi vẫn cứ bị nhiễm dịch. Vậy nguyên nhất cốt lõi là do đâu? 

Cách phòng ngừa dịch bệnh covid 19; Cách phòng ngừa dịch bệnh; Cách phòng gnuwaf dịch bệnh corona
Quay về truyền thống, giữ vững đạo đức là lối thoát cho nhân loại hiện nay (ảnh minh họa Shutterstock)

Cổ nhân cho rằng, thiên tai nhân họa, bệnh dịch hoành hành đều là lời cảnh tỉnh của Thần đối với thế nhân. Con người một khi không còn chính tín, không còn tin vào Thần Phật, phóng túng dục vọng làm băng hoại đạo đức, vậy thì lúc đó chính là đang đứng trên bờ vực diệt vong.

Cách phòng ngừa dịch bệnh tốt nhất chính là con người giữ vững đạo đức, như vậy thì ngũ tạng mới khỏe mạnh, bệnh tật cũng không thể phát sinh.

Theo Vision Times

Xem thêm video: