Tự tử: Mở màn cho sự thống khổ
Có thể bạn cho rằng cuộc sống của mình đang bế tắc, khó khăn chồng chất khó khăn. Sự đau khổ của bản thân không có cách nào có thể giảm bớt. Bạn nghĩ rằng tự tử là con đường duy nhất để kết thúc nỗi đau đó. Nhưng tiếc thay hậu quả của tự tử lại kinh khủng hơn rất nhiều. Theo các nhà tâm linh, những người đã chết do tự tử sẽ đi vào một sự thống khổ còn hơn thế.
- Thấy lại 12 kiếp luân hồi trả nợ nghiệp của vị thiền sư
- Điều gì đợi con người sau khi chết: 7 cửa ải vào 6 nẻo luân hồi
- Luân hồi: Bác sĩ người Mỹ chết đi sống lại
Nội dung chính
Tự tử không phải kết thúc của một sinh mệnh
Giáo sư Châu Kiện, một chuyên gia về các nền văn minh cổ đại đến từ khoa lịch sử của Đại học văn hóa Đài Loan, chuyên nghiên cứu về âm phủ và các hiện tượng thần bí. Ông chia sẻ với các phóng viên câu chuyện bản thân đã có một “trải nghiệm cận tử” do bệnh viêm gan virus ác tính. Khi đó, cơ thể đã bắt đầu chảy ra các loại chất bài tiết, nhưng vẫn chưa đến được bước gọi là tới “cầu Nại Hà”.
Sau đó, ông đã rất đặt tâm tìm hiểu về “cái chết” và “siêu nhiên”. Kết quả các công trình nghiên cứu của ông khiến ông đi đến kết luận rằng linh hồn là có tồn tại, ngụ ở trong thời gian và không gian khác nhau. Cuộc sống không chỉ là ngắn ngủi nơi thế gian con người này; đó là một chuỗi liên tiếp được an bài theo quy luật luân hồi, quy luật nhân quả.
Trước thực tế số người tự tử ngày một gia tăng như hiện nay, giáo sư Châu cho biết tự sát không đơn giản như mọi người nghĩ. Các tôn giáo đều phản đối việc tự tử. Trong cuốn “Nhân quả theo Phật giáo” có câu chuyện kể về một phật tử nọ du ngoạn tới khu “Vong tự sát”.
Người tự tử phải ở một nơi gọi là “Vong tự sát”
Khu vực này rất u ám, ẩm ướt và hôi thối. Nơi đây đầy tiếng rên khóc bi thương, thở than ai oán. Hoàn toàn chẳng có gì cả, không có nhà, không có thức ăn, không giường chiếu, không có các phương tiện sinh hoạt; chỉ có sự thống khổ và tiếng khóc than.
Người này có gặp vong hồn một người đàn ông, nơi bụng ông ta có đường rạch dài và sâu, máu tràn ra nhiều. Vị Phật tử bèn hỏi ông sao lại bị như vậy. Ông ta nói đó là vết thương do ông tự rạch bụng mình. Vì vợ ông ngoại tình, ông ta rất hận vợ nên giết bà ấy sau đó cũng tự tử theo. Vong hồn ông bị giải tới nhốt vào đây; mỗi ngày đều phải quay về nhà tái diễn cảnh tự sát vô cùng thống khổ.
Ở Đài Loan gần đây có chuyện gây xôn xao dư liệu về Trần Doanh Chi, một hoa hậu Đài Loan nhảy lầu tự tử từ một tòa nhà. Mẹ cô vì đau xót thương con nên đi xem “Quan lạc âm” (giống với gọi hồn). Trần Doanh Chi lên gặp mẹ và nói, thọ mệnh của mình vốn là 76 tuổi, nhưng vì tự sát, nên giờ phải ở và đợi trong “Uổng Tử Thành” hay còn gọi là nơi dành cho những người tự sát.
Mỗi ngày chịu hình phạt nhảy lầu lặp đi lặp lại. Vì một ngày âm gian bằng một năm ở dương gian, vì vậy cô phải ở đây chịu đựng thống khổ của việc nhảy lầu trong 51 ngày. Hiện giờ cô cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động của mình. Cô có thể lên “gặp” mẹ vì ông Thổ địa đã cầu xin quan tạm tha cho cô để cô lên gặp mẹ.
Người thế gian đa phần cho rằng tự tử là chấm dứt thống khổ. Nhưng “Tự tử chính là mở màn cho thống khổ ngoài sức tưởng bắt đầu”.
Tự sát không thể giải quyết vấn đề, chết rồi còn thống khổ hơn
Trong kiếp nhân sinh, ai sống mà không có não phiền, không có đau khổ? Nếu bạn tự tử, bạn chính là kẻ sát nhân, là kẻ giết người. Đây là việc ác nghiêm trọng nhất. Đã làm điều ác sao tránh khỏi phải chịu hậu quả. Khi phải trả ác nghiệp này, phải bồi đền nợ cũ; làm sao có thể cho phép người đó thoải mái, dễ chịu.
Con người nên hiểu rằng “Tự sát hoàn toàn không giải quyết được vấn đề, chết rồi sẽ càng thống khổ hơn”. Có người nghĩ rằng sống ở thế gian là khổ, muốn kết thúc cái khổ đó bằng cách tự giết mình. Nhưng họ không hề biết kẻ chết vì tự sát sẽ bị nhốt ở khu vực chứa vong tự sát. Khi đó thống khổ ập đến với cường độ mãnh liệt gấp vạn bội lần cái khổ lúc còn sống.
Nên nghĩ rằng những đau khổ mình phải chịu ở nhân gian này là cơ hội để hoàn trả ác nghiệp bản thân đã tạo ra trước đây. Ác nghiệp đó không chỉ trong đời này mà có thể đã tạo ra từ những đời trước. Trả càng nhiều nợ nghiệp thì cuộc sống về sau sẽ dễ dàng hơn.
Quy luật nhân quả và luân hồi công bằng cho tất cả mọi người
Luật nhân quả rất công bằng với tất cả sinh mệnh. Một người làm điều ác thì phải trả bằng sự đau khổ của bản thân. Có thể trả ngay kiếp này, có thể trả vào kiếp khác, khi hội đủ duyên. Theo luật nhân quả thì bạn bị ốm yếu, bệnh hoạn, bị kẻ khác bắt nạt, đày đọa, đánh đập… tức là bạn đang phải trả cho những việc làm ác trong quá khứ.
Luật nhân quả không tính theo thời gian và không gian, mà chỉ tính theo thiện và ác. Vì thế, nó trừng phạt kẻ làm ác phải chịu khổ đau trong nhiều thân và nhiều kiếp. Tự sát bỏ đi thân này, lại đoạ vào 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh); tức là bỏ thân này, lại chịu khổ đau kiểu khác, trong thân khác.
Đứng trước các khó khăn, hãy tỉnh táo. Đừng bao giờ đẩy mình vào con đường tuyệt lộ. Chấm dứt cuộc sống ở nhân gian mà mở đường cho thống khổ nối tiếp thống khổ sau đó. Con người không chỉ sống trong một đời; họ đều phải tuân theo quy luật luân hồi dù có biết đến quy luật này hay không. Bạn hãy nhớ, đừng bao giờ bỏ cuộc, mọi việc diễn ra đều có nguyên nhân. Hãy sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn, bạn sẽ không đơn độc.