Cổ nhân thường dạy “Sinh tử hữu mệnh, phú quý tại Thiên”, sinh tử hay vận mệnh của một người là do ông trời sắp đặt. Có được điều gì chính là vì đường đời của ta có; không được là bởi vận mệnh ta không có mà thôi.
Nếu sổ sinh tử của Diêm Vương ghi chép thọ mệnh một người kết thúc vào thời gian nào đó, thì vào đúng thời khắc ấy quỷ câu hồn dưới âm gian sẽ tới để đưa anh ta đi. Bởi vậy người đời thường nói: “Diêm Vương muốn anh ta chết vào canh ba thì ai có thể giữ anh ta tới canh năm?” Câu chuyện dưới đây chính là minh chứng.
Theo ghi chép, một người tên là Văn thuận. Khi đó nạn trộm cướp hoành hành, để tránh né anh bèn trốn chạy. Chạy mãi đến khi trời tối, nhìn quanh không còn đường có thể trốn; anh lo lắng bị bọn cướp bắt được. Bỗng thấy một nơi người chết chất thành một đống, anh bèn đến nấp ở đó. Trời không trăng, khói mờ lạnh lẽo, bốn bề gió thổi hiu hiu; văn Thuận sợ hãi tới tóc gáy đều dựng lên.
Bỗng văn Thuận nhìn thấy ở trên cao có ánh đèn. Dụi mắt nhìn kỹ thấy một viên quan ngồi ở đó; bên cạnh có rất nhiều bản danh sách. Viên quan nọ mở một cuốn sổ và bắt đầu gọi tên; một lát thấy có người gãy tay tập tễnh đi vào. Lát sau lại có người khác đến, cứ như vậy cho tới khi hết danh sách. Ông quan chỉ vào văn Thuận hỏi: “Tại sao anh lại nằm bất động ở đây?”; người bên cạnh đáp: “Anh ta phải chết trong ngục ở kinh thành, không liên quan đến chúng tôi”.
Một cơn gió lạ đột nhiên thổi qua, những người đó hoàn toàn biến mất. Văn Thuận vô cùng sợ hãi; cứ nằm đờ ra đợi trời sáng. Bọn cướp đi ngang qua cũng như không nhìn thấy anh. Anh may mắn thoát nạn. Từ đó văn Thuận cứ canh cánh trong lòng; thường tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được đến kinh thành.
Một hôm, đi qua cửa một ngôi nhà lớn, anh thấy một người hầu bế một đứa bé ăn diện như con quan đứng bên ngoài. Đứa trẻ khóc ngặt nghẽo, cho kẹo cũng không nín, dỗ thế nào cũng không được. Đang khóc gào chợt đứa bé ngẩng lên nhìn thấy văn Thuận, lập tức nín khóc, chìa tay về phía anh đòi anh bế. Khi được bế, đứa trẻ không những nín khóc còn mỉm cười rất tươi. Khi văn Thuận cáo từ, đứa trẻ lại bắt đầu khóc lớn.
Một người hầu lập tức báo việc này với chủ nhà. Chủ nhân gọi văn Thuận vào. Khi biết anh chỉ là một tên ăn mày; chủ nhà cho anh quần áo, giữ anh ở trong nhà để hầu hạ công tử, chính là đứa bé kia. Văn Thuận vui mừng khôn xiết, tránh được đói rét, cơm no áo ấm không phải nghĩ gì.
Rồi văn Thuận nghe người hầu khác kể mới biết rằng đưa bé là công tử duy nhất. Sau khi sinh ra thường xuyên khóc; mỗi lần như vậy thường khóc cả ngày lẫn đêm. Tất cả người hầu và nhũ mẫu không ai giỗ được, việc này diễn ra đến nay đã 5 năm.
Văn Thuận biết được nguyên cớ trong đó, cũng tận tâm phục vụ công tử. Công tử nhỏ nếu phải rời xa anh nửa bước đều buồn rầu, không cười nói. Cứ như vậy vài năm sau, đột nhiên chủ nhà được điều động đến kinh thành làm quan. Văn Thuận nghe tin liền kiên quyết xin nghỉ làm vì nhớ đến điềm báo xưa. Công tử nhỏ khóc ròng bỏ ăn bỏ uống khi biết tin.
Chủ nhà hứa tăng lương cho văn Thuận, anh không đồng ý. Chủ nhân tức quá bèn dùng roi đánh mắng. Biết không thể che giấu, anh liền kể hết sự tình đã gặp năm xưa; anh quỳ xuống xin ông chủ tha thứ.
Chủ nhân mỉm cười mà nói: “Cậu lại xem giấc mơ là hiện thực ư, sao mà ngu ngốc thế. Nếu tuân thủ luật pháp, sao có thể bị bỏ tù? Mà cho dù sự việc có xảy ra như vậy; năng lực của ta cũng không khó để đưa cậu ra khỏi ngục. Cậu còn lo lắng gì chứ?”. Văn Thuận không còn lựa chọn nào khác, đành phụng mệnh đi cùng gia đình chủ nhân đến kinh thành
Ngày thứ ba tới kinh thành, công tử đòi dẫn đi chơi. Khi chơi ở khu vực sông, không may rơi xuống nước và chết đuối. Văn Thuận bất lực không cứu được công tử, khóc lóc chạy về báo chủ nhân; quỳ xuống xin tạ lỗi.
Chủ nhân chỉ có một cậu con trai này, yêu quý như châu ngọc. Đột nhiên nghe tin xấu, liền đập bàn giận dữ, đánh văn Thuận một trận rồi tống vào ngục. Người cai ngục thấy Văn Thuận không có quan hệ với ai; lại không tiền bạc đút lót nên đánh đập rất tàn khốc. Không chịu được ngược đãi đánh đập tàn khốc, anh căm phẫn rồi chết. Anh cũng hiểu sinh tử có số, không thể thoát khỏi mệnh Trời.