3 sai lầm của đời người, một bước sai sẽ nối tiếp sai
Có những sai lầm của đời người đã sai khó sửa được. Bởi kiếp nhân sinh cũng tựa như một ván cờ, khi cuộc đời đã qua đi không thể đổi ý. Vì vậy mỗi bước đi đều nên thận trọng. Nếu không một bước sai, các bước sau sẽ nối tiếp như vậy. Một khi sơ suất rơi vào cảnh tất cả đều thua. Do đó đối với đường đời, nhất định cần cẩn trọng, nhất là ba loại sai lầm dưới đây, không để mắc phải.
- Lòng tham của một người đàn ông nghèo khiến anh ta trả giá
- Vợ chồng cãi nhau dù có tức giận đến mấy cũng không nên làm 5 việc này
Nhầm lẫn xem người xấu là bạn tri kỷ
Cổ nhân có câu: “Cao sơn lưu thủy, tri kỷ khó tìm”. Đối với người bình thường mà nói thì hai từ “tri kỷ” mang hàm nghĩa tương đối chính diện, là điều mà không phải ai cũng có thể tìm được cho mình trong đời.
Tăng Quốc Phiên, vị quan triều Thanh có tài xem tướng đoán người từng nói: “Sự thành bại của một đời người, đều liên quan tới việc bạn bè họ có phải người tài đức không, không thể sơ suất”. Bạn bè có liên quan rất lớn tới vận mệnh của một người. Vì thế, bất hạnh lớn nhất trong cuộc sống của ta, chính là kết giao với một người bạn xấu.
Giống như Hàn Tín thời cổ đại, thường được người đời nhận xét: “Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà”. Đây chính là nói đến Tiêu Hà – “tri kỷ” của Hàn Tín. Tiêu Hà là một người được Hàn Tín vô cùng tin tưởng nhưng cuối cùng sau khi giúp Lưu Bang bình định thiên hạ thì Tiêu Hà bắt đầu đố kỵ với tài năng của đệ nhất công thần Hàn Tín.
Kết cục Tiêu Hà bị Lưu Bang lừa, lại đứng ra bày kế lừa Hàn Tín vào Trường Lạc Cung rồi bị Lã Hậu giết chết. Vì thế, khi kết giao với một người, nhất định cần cảnh giác cao độ. Người chính trực, thành tín, bác học là tốt cho chúng ta. Còn người nịnh nọt, xảo ngôn, nói một đằng làm một nẻo, trước sau không nhất quán là bạn xấu.
Hiểu nhầm nền tảng thành bản sự
Trong cuộc đời, cần học cách hiểu người khác, cũng học cách nhìn rõ chính mình. Có sự xác định vị trí và nhận thức rõ ràng về bản thân, mới không thể hiểu nhầm coi nền tảng thành bản sự.
Mỗi người đừng nên coi nền tảng và điều kiện thuận lợi thành bản sự của mình. Nếu không ngày nào đó khi mất đi chỗ dựa, bạn sẽ xuống dốc không phanh, khó có thể đứng dậy. Giống như một người, nếu thường xuyên có những tiết mục xuất sắc, sẽ dễ dàng nổi tiếng. Nếu không có, sẽ không còn hào quang, chỉ có thể quay về là một người bình thường.
Khi thuận buồm xuôi gió, cần học cách kiểm soát tâm hư vinh và kiêu ngạo của bản thân, học hỏi mọi việc một cách trung thực. Như vậy dù nền tảng để phát triển bản thân là tốt hay xấu. Bản thân cũng tự có bản sự lập thân. Cũng chỉ có như vậy, mới có thể có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Cũng chỉ có như vậy, mới giúp bản thân ổn định cuộc sống.
Sai lầm khi cho rằng sự cáu kỉnh là tính cách
Cáu kỉnh, nóng nảy là bản năng của bản thân. Tuy nhiên, muốn kiềm chế tính nóng nảy, lại là một loại tu dưỡng. Rất nhiều người không kiểm soát được cảm xúc bản thân, còn sai lầm cho đó là bản tính thật sự của mình. Kỳ thực đó chính là biểu hiện của khả năng kiểm soát cảm xúc bản thân kém.
Sau khi Tăng Quốc Phiên đỗ tiến sĩ, từng tự khoe khoang mình là môn sinh của thiên tử. Ông không coi người khác là gì. Lần nọ, nói khoác trước mặt người cùng thôn là Trịnh Tiểu San. Anh còn chọc giận tới anh ta. Sau đó, hai người cãi vã thậm chí còn ảnh hưởng lên tới người nhà của hai bên.
Cuộc tranh cãi này, cũng khiến Tăng Quốc Phiên nhận ra chính mình. Từ đó ông cố gắng kiểm soát cảm xúc bản thân. Ông cho rằng: Chỉ khi bị khinh bỉ, mới có thể trở thành người tài giỏi.
Vì vậy, hãy học cách “tiêu hóa” bớt những cảm xúc trong nội tâm. Chúng ta có thể làm được cách không nổi cáu, không tức giận mới có thể thật sự thành tựu được sự nghiệp. Tính khí càng kém, phúc khí càng ít.
Người dễ dàng nổi cáu một cách vô cớ không phải là bản chất tính cách thực sự của họ, mà do sự tu dưỡng của họ chưa tốt mà thôi. Nếu có thể kiểm soát được tốt sự nóng nảy và cảm xúc tiêu cực của bản thân, mới là sự tu dưỡng tốt nhất của một người .
Theo Secret China